Mạng sống đánh đu trên ngọn cổ thụ

Sau cơn bão số 1 làm nhiều cây xanh bị đổ ngã, tróc gốc vừa qua, người dân nơm nớp lo sợ tìm mọi cách để phòng chống bão, nhất là đốn hạ những cây to xung quanh nhà. Chính vì vậy, mà nghề cưa cây nơi đô thị có đất sống.

Mạng sống đánh đu trên ngọn cổ thụ

Nghề này nhìn thấy đơn giản nhưng nguy hiểm khôn lường, người thợ cưa đôi khi phải leo cao 40 - 50m đốn những cây hàng trăm năm tuổi mà không có bất cứ sự bảo hiểm nào. Tuy nguy hiểm là vậy nhưng tiền công kiếm được cũng rất hậu hĩ.

Niềm vui trong nghề nghiệp

A Lũy - một thợ cưa cây - ngụ ở ấp Bình Hòa, xã Bình Nhâm, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương tâm sự, anh vào nghề hơn 25 năm (tuổi đời vừa tròn 40). Nghề này tuy nguy hiểm nhưng nếu có kinh nghiệm và kỹ năng thì công việc xem ra không vất vả lắm mà nguồn thu cũng đủ nuôi sống vợ con.

Mạng sống đánh đu trên ngọn cổ thụ

Nghề nguy hiểm.

Có lần một đơn vị nhà nước ở TP.HCM gọi điện thoại anh đến tỉa nhánh cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Sau đó, lãnh đạo đơn vị cho anh luôn cây cổ thụ. Anh mướn thợ đến bứng gốc đem bán lại cho người chơi kiểng, sau khi trừ tiền công anh lời hơn 70 triệu đồng chỉ trong một ngày!

Tuy vậy, công việc hàng ngày của A Lũy khá vất vả. Từ sáng sớm anh đã mang lỉnh kỉnh đồ nghề nào là cưa máy, xăng, nhớt, dây thừng, dây đai an toàn… bắt đầu công việc mưu sinh.

Khách hàng của anh là những hộ dân có cây to mọc gần nhà cần đốn hạ. Ở đô thị, thì chuyện cây mọc qua mái nhà thường gặp nhất, nhưng đốn những cây này thì rất phức tạp, trong giới “tiều phu” gọi là "cây khó”.

Thông thường, khách hàng yêu cầu anh hạ cây xuống đất nhưng tuyệt đối không làm hư hại nhà cửa, nếu tổn thất xảy ra bắt buộc phải bồi thường. Vì vậy, việc cưa cây phải chính xác đến từng centimet, hạ cây thế nào không đổ vào mái nhà, tránh đường dây điện, cáp điện thoại…

Mỗi lần gặp cây “khó” có dây điện bu quanh thì công việc đầu tiên phải làm là A Lũy leo lên bó dây điện. Sau đó, leo lên ngọn cây cắt tàn lá, rồi hạ phần ngọn đến ngang dây điện. Tiếp theo, “đôn” thành từng tấm thớt nhỏ để không làm đứt dây điện. Sau cùng mới hạ phần gốc phía dưới không còn vướng dây điện.

Mạng sống đánh đu trên ngọn cổ thụ

Chỉ cần một sơ xuất nhỏ là rước họa vào thân.

Niềm vui của A Lũy là mỗi khi nghe tiếng máy cưa ở gần nhà, gặp những cây khó cao chót vót qua mái nhà thì có đến hàng chục người đến xem anh cưa cây như xem xiết ở rạp. Khi đó, anh dùng hết mọi kỹ năng nghề nghiệp có được để biểu diễn cho mọi người xem.

Mỗi khi cưa máy hạ gốc cây đúng điểm xác định, rất nhiều người vỗ tay tán thưởng. Anh cưa cây luôn lấy đúng giá, nhưng khi hạ cây xuống an toàn thường chủ nhà rất vui vẻ và thưởng thêm.

Đánh đu với tính mạng

Giới “tiều phu” ở Bình Dương cho biết: Hiện nay có 2 “ngôi sao” đốn cây đó là anh Bình ở Thủ Dầu Một và A Lũy ở Thuận An. Cả hai người đều giỏi leo trèo như “khỉ”, hạ cây chính xác như đặt. Trong đó, A Lũy có phần nhỉnh hơn là đốn hạ cây tốc độ hơn, dám nhận những cây khó.

Tuy nhiên, công việc thường ngày của người thợ cưa là phải trèo trên cao cắt tàng, cưa nhánh, đu dây lên, tuột xuống… đòi hỏi kinh nghiệm và cẩn thận. Ngoài ra, họ còn phải đối phó với lũ ong vò vẽ, rắn lục, kiến vàng… chỉ cần một lần xử lý không tốt là phải trả giá bằng chính sinh mạng của mình.

Mạng sống đánh đu trên ngọn cổ thụ

Đánh đu với tính mạng.

Chú Năm Mơ, 62 tuổi, ngụ ở Khu du lịch Cầu ngang, Thị xã Thuận an, Bình Dương, có hơn 40 năm trong nghề cho biết: Nghề này kỵ nhất là cưa cây mít nài, cây dương, cây bồ đề. Có lần chú Năm nhận cưa cây Dương cao chỉ 6 -7m, đường kính 3 tấc, coi rất dễ ăn, nhưng khi cây ngã xuống đánh sập mái trường học ở xã An Sơn, thị xã Thuận An, chú phải bồi thường cho trường. Tính ra, chú Năm nhận cưa cây dương thấy vậy mà lỗ vốn.

Hiện nay, ở Bình Dương chưa có công ty chuyên về cưa cây xanh vì vậy người thợ cưa cây chỉ là những “tiều phu nơi đô thị”. Công việc của họ nguy hiểm là vậy nhưng không ai mua bảo hiểm. Nhiều người thợ cưa mơ ước có công ty nhận vào làm việc một cách chuyên nghiệp hơn, nâng cao về thu nhập và có chế độ đãi ngộ.

Mạng sống đánh đu trên ngọn cổ thụ

Tuy thường xuyên làm việc trên cao, nguy hiểm nhưng dụng cụ bảo hộ lao động rất thô sơ.

Mạng sống đánh đu trên ngọn cổ thụ

Chênh vênh ở độ cao hàng chục mét.

Mạng sống đánh đu trên ngọn cổ thụ

Niềm vui của một gia chủ khi cây được đốn hạ như ý muốn.

TRƯỜNG GIANG – HOÀNG VŨ

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !