Mắc bệnh gout có nổi u cục bất thường ở tay chân, vành tai... có nên lo lắng?

Nhiều bệnh nhân gout phát hiện các nốt, khối bất thường ở khớp chân, tay, vành tai, thậm chí ở dây thanh quản khiến giọng bị khàn nên rất lo lắng, "đòi" bác sĩ xét nghiệm, cắt bỏ...

Gout (gút) là bệnh rối loạn chuyển hoá hệ thống, đặc trưng do tăng axit uric trong máu, lắng đọng các tinh thể muối urat ở khớp và mô ngoài khớp. Những trường hợp bệnh không được kiểm soát hoặc kiểm soát kém sẽ tiến triển mạn tính, hình thành các hạt tophi (giả u).

TS Ngô Thị Minh Hạnh, Khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện 108 (Hà Nội), cho hay người dân thường biết đến bệnh gout với đặc trưng là những đợt sưng đau khớp ngón chân cái (70% người bệnh bị đau khớp dạng gout). Trong khi đó, nhiều trường hợp bệnh biểu hiện âm thầm, không sưng nóng đỏ các khớp và tiến triển chậm.

Đến khi xuất hiện các nốt, khối bất thường (hạt tophi), bệnh nhân lo lắng đi khám. Khối bất thường này có thể gặp ở các vị trí như ở mu chân, vùng gót chân, vùng gần khuỷu tay, sụn vành tai, thậm chí tổn thương ở dây thanh.

Hạt tophi ở sụn vành tai (trái) và ở dây thanh. Ảnh: BSCC

Khoa Giải phẫu bệnh (Bệnh viện 108) từng tiếp nhận nhiều người bệnh được chỉ định xét nghiệm hoặc mong muốn xét nghiệm các khối tổn thương bất thường nổi dưới da vùng quanh sụn khớp cổ chân, mắt cá chân,… thậm chí cắt bỏ “hạt tophi” ở dây thanh vì gây khàn tiếng.

Hạt tophi thực chất có biểu hiện là các nốt (giả u) do lắng đọng tinh thể urat ở mô dưới da, thường gặp ở những vị trí mô không có mạch máu như ở sụn tai, mỏm khuỷu, trước xương bánh chè…  

Chăm sóc bệnh nhân gout bị biến chứng. Ảnh: BV

Theo các bác sĩ Khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh), hạt tophi không chỉ làm mất thẩm mỹ mà khi không được xử lý đúng cách có thể khiến tophi bị vỡ, gây nhiễm trùng máu, lở loét, hoại tử khiến người bệnh phải nhập viện.

Cơ sở y tế này từng tiếp nhận nhiều bệnh nhân gout vào viện vì sưng nóng đỏ đau nhiều khớp, nhiễm trùng tại chỗ hoặc nhiễm trùng máu nặng do tự dùng thuốc chứa corticoid chữa hạt tophi bị vỡ.  

Điều trị gout theo TS Hạnh là nhằm giảm đau, ngừng bùng phát các đợt gout cấp và ngăn chặn các biến chứng. Kế hoạch điều trị có thể dùng thuốc giảm đau, chống viêm không steroid để giảm đau và sưng.

Ngoài ra, cần uống nhiều nước, không uống rượu bia và đồ uống có đường; Cố gắng giảm stress vì stress có thể làm bùng phát gout cấp. Giảm cân nặng mức trung bình, giảm thức ăn giàu purine như thịt đỏ, phủ tạng, hải sản và hoạt động thể lực cũng là yêu cầu của thầy thuốc. 

Về việc chăm sóc hạt tophi tại nhà, thầy thuốc lưu ý bệnh nhân giữ vệ sinh sạch sẽ cơ thể; tránh va chạm, vận động mạnh gây vỡ hạt tophi; không tự ý dùng kim, vật sắc nhọn chọc vỡ hạt.

Khi hạt bị vỡ, cần rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lý và đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý. Nếu những khối tophi lớn, gây ảnh hưởng chức năng vận động, biến chứng nặng, cần phẫu thuật cắt bỏ.

Võ Thu

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Sự thật về thói quen tưởng như giúp giảm cân

Nhiều người thường không ăn sáng với mục đích giảm cân nhưng thực tế, đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Con gái càng lớn càng xinh, chồng giấu vợ làm xét nghiệm ADN

Chồng chị Hồng trở nên cọc cằn, thường xuyên nhậu nhẹt, không còn yêu thương con như trước vì Lan ngày càng xinh đẹp, không giống cha mẹ. Anh đã âm thầm làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống giữa mình và con.

Đang cập nhật dữ liệu !