'Mặc áo' cho trái nho, mô hình sản xuất mới nâng tầm thương hiệu nho Ninh Thuận

Việc 'mặc áo' cho trái nho của HTX nho Evergreen Ninh Thuận mới đầu chỉ một vài vườn tiên phong làm, nhưng sau đó các vườn khác đều hồ hởi làm theo bởi mô hình này vừa giúp ngăn ngừa sâu bệnh tấn công vừa tiết kiệm 10%-20% chi phí. 

{keywords}
Thu hoạch nho ở Ninh Thuận.

Năm 2016, các chuyên gia thuộc dự án Phát triển Hợp tác xã Việt Nam (VCED), do tổ chức SOCODEVI và Chính phủ Canada tài trợ quyết định tìm đến vùng đất Phan Rang (Ninh Thuận), mảnh đất đầy nắng và gió, là nơi có những vườn nho sai trĩu, mọng ngọt. Sau cảm giác choáng ngợp ban đầu, họ bắt đầu nhận ra một điều không bình thường, đó là mùi nồng nặc của thuốc trừ sâu và hóa chất từ những vườn nho xanh rì.

Cảm giác chung của mọi người khi đó là thực sự nản lòng trước thói quen sử dụng thuốc trừ sâu vốn đã ăn sâu bám rễ trong quá trình dài của người nông dân. Chị La Thị Nga, thành viên của đoàn, và các cộng sự cùng đặt câu hỏi: “Mình sẽ giúp gì được cho họ đây? Khi họ cần đến mình thì mới có dự án này, nếu mọi thứ tốt rồi, họ đâu cần đến sự có mặt của mình nữa?”.

Cả nhóm tự nhắc nhau: Hãy thương yêu, đồng cảm với những người nông dân kia, họ cũng như cha mẹ của chúng ta thôi. Cả đời họ ở mảnh đất này, nếu mảnh đất này thiếu họ, thì làm gì có vườn nho. Muốn vườn nho không còn mù mịt thuốc trừ sâu nữa, mình phải giúp họ thay đổi cách làm.

Cùng lúc đó, cả nhóm bắt đầu tìm kiếm, gặp gỡ nhiều người có tư duy mới, kết nối với các đầu mối chuyên gia trong vùng, trong nước, những người tiên phong trong nền nông nghiệp, muốn sử dụng nhiều biện pháp an toàn trong nông nghiệp,…” Chị La Thị Nga, Quản lý bán hàng và Marketing, Dự án VCED nhớ lại thời điểm 5 năm về trước.

Kể từ đó HTX nho Evergreen Ninh Thuận khởi động các chương trình tập huấn cho bà con nông dân sử dụng túi bao bọc trái nho suốt quy trình canh tác.

{keywords}
Túi bọc trái nho phải là túi màu trắng để nho có thể hấp thụ ánh sáng tốt nhất.

Túi bọc trái nho giúp ngăn ngừa sâu bệnh tấn công trái nho; tiết kiệm 10%-20% chi phí cho thuốc trừ sâu, do đã có túi bao bảo vệ trái nho rồi nên không cần phải phun thuốc trừ sâu. Viêc sử dụng túi bọc cũng là bảo vệ trái nho không bị côn trùng xâm nhập.

Các chủ vườn hoàn toàn không phải dùng thuốc trừ sâu một khi túi bao trái được lắp đặt trên giàn. Sản lượng nho cũng tăng 10%-20% nhờ giảm đáng kể trái bị hư. Giảm 20% công lao động cho công đoạn cắt tỉa trái và phun thuốc trừ sâu. Khi thu hoạch nho, túi bao trái sẽ được gỡ ra để tái sử dụng cho các lần sau, tiết kiệm chi phí sản xuất. Lợi nhuận tăng từ 35% - 50% khi nho bao trái được HTX thu mua với giá cao hơn. Đó những lý do mà các thành viên HTX nho Evergreen Ninh Thuận ưa chuộng sử dụng túi bao trái, vừa lợi cho người sản xuất, vừa lợi cho người tiêu dùng”, chị Nga cho hay.

Tuy nhiên, vấn đề phát sinh là những trái nho được bao bọc như thế này sẽ không được đẹp về hình thức. Do trải qua hơn 100 ngày treo trên giàn, những chùm nho thường bị xước do va đập với túi bọc trong cái nắng gió Phan Rang. Tuy nhiên, với những khách hàng hiểu về quy trình trồng nho, họ sẵn sàng chấp nhận mua những trái nho có hình thức không bóng bẩy nhưng an toàn, thay vì sử dụng những trái nho đẹp, nhẵn bóng nhưng “ngậm” đầy thuốc trừ sâu.

{keywords}
Việc bọc bao cho nho tưởng chừng đơn giản nhưng đòi hỏi nhiều công sức và kỹ thuật.

Từ khi thành lập với hơn 30 thành viên, đến nay, HTX nho Evergreen Ninh Thuận đã có hơn 100 thành viên, với diện tích gần 50ha trồng nho, 

Đây thực sự là một sự chuyển đổi khó khăn, nhiều khi chúng tôi rất nản, bởi từ bao đời nay, có ai sử dụng túi bao trái đâu. Khi chuẩn bị thu hoạch rồi, mất bao nhiêu công để đi lật, kiểm tra từng túi, bỏ từng túi ra xem nho đã chín chưa, mất nhiều thời gian gấp 2-3 lần so với cách làm phổ thông. Nhưng ngạc nhiên là, người trồng nho đã tiết kiệm được vô số chi phí chi cho hóa chất, đặc biệt an toàn cho cả nông hộ, cả vùng, mà tỷ lệ trái thu hoạch được cũng rất tốt”, chị La Thị Nga chia sẻ.

Thấy được lợi ích lâu dài đó, sau một vài vườn tiên phong đi trước, và được các vườn khác cũng hồ hởi đón nhận. Họ đồng lòng canh tác theo hướng an toàn, ghi chép sổ sách và có tổ “Thanh tra nội bộ” được đào tạo bởi tổ chức Naturland – với đầy đủ chức năng, nhiệm vụ độc lập đi thanh tra, kiểm soát, chất lượng trước khi thu hoạch sản phẩm và trước khi giao đến tay người tiêu dùng.

So với trước đây, người trồng nho là những thành viên HTX nho Evergreen Ninh Thuận đều được tham gia tập huấn và tăng cường sử dụng biên pháp canh tác an toàn. Đặc biệt, họ đã biết thay thế việc sử dụng hóa chất và giảm thiểu lạm dụng hóa chất, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, để cỏ làm thảm thực vật, và cam kết sử dụng túi bao trái nho, yêu cầu tiên quyết trước khi vào HTX, mới được giao dịch bán nho cho HTX.

{keywords}
Nhờ chất lượng nho được đảm bảo, từ trái nho HTX có thể chế biến ra nhiều sản phẩm khác nhau.

HTX cam kết bao tiêu sản phẩm cho các xã viên với giá cao hơn giá thị trường. Xã viên đóng vốn điều lệ và cam kết phải sản xuất an toàn, mới được giao dịch và bán hàng cho HTX.

Chỉ một lượng nhỏ sản phẩm trái nho xanh, nho đỏ và Nho hồng ngón tay được bán ra thị trường với dạng tươi. Còn lại 90% được HTX đưa vào chế biến ra 16 loại sản phẩm khác như nho như 6 loại rượu chưng cất, 2 loại nước nho lên men, nho sấy không đường- nguyên hạt, giấm nho - thương hiệu độc quyền tại Việt Nam.

Hợp tác xã nho Evergreen Ninh Thuận được thành lập vào tháng 8/2015. Từ khi thành lập đến nay, HTX đã từng bước chuyển mình, củng cố lại cơ cấu tổ chức tiến đến mô hình HTX kiểu mới theo định hướng thị trường, kèm theo đó, ứng dụng thực hành tốt vào trong sản xuất nông nghiệp bền vững, chăm lo thật tốt đến đời sống và nâng cao năng lực cho các thành viên trong HTX.

HTX cũng đã đẩy mạnh liên kết hai chiều, giữa HTX với nông dân và HTX với doanh nghiệp. Đối với nông dân, HTX liên kết canh tác 15 ha nho trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, thực hiện các khâu dịch vụ, như: Cung cấp vật tư nông nghiệp, chuyển giao khoa học - kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Hiện nay, HTX đã và đang liên kết với Công ty TNHH SX-TM Mộc Thành Quả (TP Hồ Chí Minh) nhằm đưa sản phẩm vào các siêu thị.
Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm cao phục vụ người tiêu dùng trong cả nước, HTX phối hợp với Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố áp dụng kỹ thuật bao trái, quy mô 5 ha; đồng thời, thực hiện các quy trình canh tác, thu hoạch, chế biến, đóng gói, bảo quản đảm bảo các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Năng lực sản xuất hiện tại của HTX là 24 ha, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 100 tấn nho, doanh thu đạt 5 tỷ đồng.

Nhằm tạo ra khối lượng hàng hóa ổn định cung cấp cho các siêu thị, ngoài duy trì và phát triển 2 vùng nguyên liệu chính ở phường Văn Hải (Tp. Phan Rang - Tháp Chàm) và xã Xuân Hải (Ninh Hải), HTX đang xây dựng kế hoạch mở rộng vùng sản xuất nho ở xã Thành Hải (Tp. Phan Rrang - Tháp Chàm) và thị trấn Khánh Hải (Ninh Hải).

Với hình thức liên kết 2 chiều là hướng đi tất yếu để các HTX hoạt động có hiệu quả, đứng vững trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt hiện nay.

Tuân Nguyễn

Michelin Guide và sức mạnh của những ‘ngôi sao’

Nếu nhìn hành trình Michelin Guide đến Việt Nam như một giấc mơ đã thành hiện thực thì tiếp nối giấc mơ ấy, người làm ẩm thực tại Việt Nam đang đứng trước một hành trình còn dài hơn thế.

Tôm hùm bông đã ế ẩm, còn bị thương lái 'xù tiền'

Người dân lao đao khi tôm hùm bông trên các lồng bè ở vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) bị tồn vì giá rẻ, khó tiêu thụ. Họ còn bị khó đơn khó kép khi thương lái nợ tiền tỷ trong thời gian dài rồi biệt tăm.

Những điểm sáng báo hiệu chu kỳ tăng trưởng mới của thị trường bất động sản

Theo nhiều chuyên gia, thị trường bất động sản (BĐS) quý IV/2023 có nhiều cải thiện rõ nét so với những quý trước do niềm tin nhà đầu tư đang được củng cố, lãi suất giảm, nguồn cung đa dạng hơn.

Loại quả đặc sản Sơn La dân hái không kịp bán, ở Hà Nội đắt nhất giá 1 triệu/kg

Trên rẻo cao huyện miền núi của tỉnh Sơn La, người nông dân tất bật thu hái những trái dâu tây chín đỏ, căng mọng. Quả đặc sản này đang đổ về Hà Nội với giá bán cao ngất ngưởng, có loại lên tới 1 triệu đồng/kg.

Ngân hàng thẩm định giá để rao bán khoản nợ gần 500 tỷ đồng của 'đại gia vàng'

Agribank Chi nhánh 4 đang thông báo chào phí thẩm định giá toàn bộ khoản nợ của CTCP Kinh doanh đá quý và trang sức Đức Tiến, tại Agribank chi nhánh 4 để làm cơ sở xác định giá khởi điểm bán đấu giá công khai khoản nợ của 'đại gia vàng' này.

'Khẩu vị' LPBank, bầu Thụy đang rót tiền vào những đích ngắm nào?

Liên tiếp các động thái gần đây cho thấy LPBank do bầu Thụy làm Chủ tịch HĐQT đang đặc biệt quan tâm đến các lĩnh vực bất động sản, năng lượng, và nông nghiệp thông qua các “Thoả thuận hợp tác toàn diện”.

Tôm hùm bông 2.000 tỷ khó xuất sang Trung Quốc: Người nuôi kêu cứu khẩn cấp

Tôm hùm bông cho doanh thu khoảng 2.000 tỷ đồng một năm. Thế nhưng, người nuôi đang điêu đứng, kêu cứu khẩn cấp do xuất khẩu sang Trung Quốc ách tắc, vùng nuôi không phù hợp, thời gian kiểm dịch con giống nhập khẩu chưa phù hợp.

Ông Tây tham vọng ươm tạo hàng chục startup triệu đô tại Việt Nam

Quan tâm đến hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam, nhưng Shark Erik không chỉ rót vốn mà còn dành đến 200-300 tiếng tham gia huấn luyện các startup ngay từ giai đoạn thai nghén dự án.

Cổ phiếu tăng nóng, Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức có quyết định bất ngờ

Sau khi công bố Công ty cổ phần Chứng khoán LPBank cùng hai nhà đầu tư mua 130 triệu cổ phiếu của Hoàng Anh Gia Lai với tổng giá trị 1.300 tỷ đồng, công ty của bầu Đức bất ngờ hủy danh sách trên với lý do "báo cáo sai sót".

Agribank - 7 năm liên tiếp vào top 10 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

Năm 2023, Agribank đứng vị trí thứ 6 trong danh sách 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.