Lý Sơn: Nghịch lý người nghèo từ chối tiền hỗ trợ xây nhà

Mặc dù được cả xã hội chung tay chăm lo, nhưng đến nay Quảng Ngãi vẫn còn hàng ngàn hộ nghèo đang ở trong những ngôi nhà xiêu vẹo, cần phải xây mới, sửa chữa.

Tuy nhiên, không ít hộ nghèo ở huyện đảo Lý Sơn lại từ chối tiền hỗ trợ xây nhà, vì họ không đủ nguồn góp vào để làm nhà.

Mức hỗ trợ nhà Đại đoàn kết hiện tại đang áp dụng ở Lý Sơn là 30 triệu đồng/nhà; hỗ trợ nhà tình thương thường dao động từ 15 – 40 triệu đồng/nhà. Với mức hỗ trợ này cộng với tích lũy của gia đình nhiều hộ đã làm được nhà mới khang trang. Tuy nhiên, nhiều hộ đơn thân, nghèo kiệt, không có tiền góp vào thì không thể xây nhà mới.

Nhà nát vẫn từ chối xây nhà mới!

Bà Nguyễn Thị Phu (72 tuổi) ở thôn Đông, xã An Hải được xếp vào diện… nghèo nhất huyện đảo. Bà sống một mình trong căn nhà xiêu vẹo ở cuối con hẻm dưới chân núi Thới Lới. Đường vào nhà là lối mòn rậm rạp chi chít dây leo và cây chuối. Nguồn sống hằng ngày của bà là nhờ những tàu lá chuối quanh nhà. Lá chuối được bà rọc lấy phần lá phơi khô, bó lại bán cho những người làm bánh ít. Mỗi ký lá chuối khô giá 15.000 – 20.000 đồng, tằn tiện cũng đủ cho bà sống qua ngày.

Lý Sơn: Nghịch lý người nghèo từ chối tiền hỗ trợ xây nhà - ảnh 1
Nhà ở hiện tại của bà Nguyễn Thị Phu, thôn Đông, xã An Hải (Lý Sơn) đã cũ nát nhưng bà không dám nhận suất hỗ trợ xây mới vì không đủ tiền đầu tư.

Căn nhà bà Phu đang ở được huyện Lý Sơn hỗ trợ theo diện “nhà tình thương” xây cách đây 13 năm, hiện đã xuống cấp nghiêm trọng. Ở xứ đảo thừa gió, bão này, căn nhà của bà Phu chẳng biết sẽ sụp khi nào. UB MTTQVN huyện Lý Sơn đã đưa bà Phu vào diện được hỗ trợ xây dựng nhà ở 3 năm nay nhưng lần nào mời lên trao đổi, cấp tiền, bà cũng đều từ chối.

Căn nhà bà Phu đang ở mục nát, chẳng còn thứ gì tận dụng lại được. Suất hỗ trợ chỉ có 30 triệu đồng, trong khi bà lại chẳng có đồng nào góp vào. “Nhận tiền hỗ trợ làm nhà mà mình không làm thì có lỗi với chính quyền. Chi bằng không nhận sẽ đỡ lo hơn. Thực tình rất lo cái nhà này bị sập. Trời mưa phải chạy sang ngủ nhờ nhà hàng xóm ” –  bà Phu nói.

Ở Lý Sơn còn một số hộ có tên trong danh sách được hỗ trợ xây dựng nhà Đại đoàn kết nhưng không nhận, bởi vì họ không có tiền để góp thêm vào làm nhà. Bà Nguyễn Thị Nhắn, khu dân cư số 7, thôn Đông, xã An Vĩnh có chồng đi biển mất ở Hoàng Sa; con trai bị tâm thần, con gái suy thận nặng. Một mình bà làm thuê nuôi hai con bệnh tật, cơm không đủ no.  Bà Nhắn được UB MTTQVN xã An Vĩnh xét đưa vào danh sách nhận suất hỗ trợ của đoàn thanh niên với mức 40 triệu đồng để xây nhà mới. Thế nhưng bà đắn đo, lần lữa không mạnh dạn nhận vì bà biết không thể làm nổi nhà mới.

Cần một phép tính đúng  

“Ở đất liền khoản tiền 30 triệu đồng còn có thể xoay xở làm nổi căn nhà nhỏ. Riêng ở đảo Lý Sơn, 30 triệu đồng không thể làm nổi căn nhà, dù là nhà đơn sơ nhất”, ông Mai Văn Lên - Phó Chủ tịch UB MTTQVN huyện Lý Sơn khẳng định. Hiện tại MTTQVN huyện Lý Sơn cũng đang băn khoăn về việc triển khai thực hiện 34 căn nhà Đại đoàn kết vừa được UB MTTQVN tỉnh phân bổ về, mỗi căn trị giá 30 triệu đồng. Ông Lên cho biết, Mặt trận huyện đang tích cực vận động người dân có tên trong danh sách nhận hỗ trợ và cam kết làm nhà đúng tiến độ. Tuy nhiên, một số hộ nghèo không có tiền tích lũy rất băn khoăn, không muốn nhận vì sợ làm không được nhà.

Về vấn đề đầu tư làm nhà, ông Nguyễn Văn Trung – Trưởng ban Quản lý dự án huyện Lý Sơn cho biết, hiện tại giá vật liệu xây dựng ở đảo Lý Sơn cao gấp nhiều lần so với đất liền vì toàn bộ đều phải vận chuyển bằng xà lan ra đảo. Chi phí vận chuyển vật liệu xây dựng khá tốn kém. Cá biệt, cát xây dựng 500.000 đồng – 600.000 đồng/m3, trong khi ở đất liền 1 xe 3 – 4 m3 chỉ có vài ba trăm ngàn. Xi măng, sắt, thép đều gấp từ 1,5 – 3 lần. Giá công thợ cũng gần gấp đôi. “Nói tóm lại, xây dựng một căn nhà ở đảo Lý Sơn chi phí ít nhất cũng phải gấp 2 lần so với ở đất liền” – ông Nguyễn Văn Trung khẳng định.

Ở xã đảo An Bình (đảo Bé), việc xây dựng nhà ở còn đắt đỏ hơn do quá trình vận chuyển vật liệu phải qua 2 chặng đường biển. Chặng thứ nhất từ đất liền ra đảo Lớn; chặng thứ 2 từ đảo Lớn sang đảo Bé. Tuy nhiên, mức hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở cũng chỉ được tính như ở… đất liền!. Đã vậy, ở đảo Lý Sơn quanh năm sóng gió, bão giông, nhà ở phải kiên cố, vững chãi. Vì thế không thể làm nhà theo kiểu “liệu cơm gắp mắm”, tạm bợ. Chính vì thế, ông Mai Văn Lên– Phó Chủ tịch UB MTTQVN huyện Lý Sơn kiến nghị: “Mong cơ quan có thẩm quyền hoặc những đơn vị, tổ chức hỗ trợ người nghèo Lý Sơn xây dựng nhà ở cần tính toán tăng mức hỗ trợ so với đất liền. Đặc biệt đối với hộ nghèo kiệt, không có khả năng đóng góp làm nhà, khi chọn đưa vào đối tượng hỗ trợ cần đảm bảo đủ để làm nhà vững chãi. Có lẽ nên cân nhắc hỗ trợ ở mức 70 triệu đồng/nhà”.

Theo báo Quảng Ngãi

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !