Ly kỳ hành trình trở về của cô bé 14 tuổi bị bán sang Trung Quốc

Bị chính cậu ruột lừa bán sang Trung Quốc, nhưng nỗ lực chạy trốn, cùng may mắn giúp cô bé Thào Thị P.N, dân tộc Mông, ở thôn Kim San Hồ, xã Pa Cheo (Bát Xát) được đoàn tụ với gia đình sau hơn 800 ngày lưu lạc nơi đất khách.
Ly kỳ hành trình trở về của cô bé 14 tuổi bị bán sang Trung Quốc - ảnh 1
P.N viết tiếng Trung Quốc khá thành thạo.

Tìm mẹ nhưng chỉ… gặp em

Đẻ nhiều con, tối ngày làm bạn với “lưu linh”, nên đói, nghèo cứ đeo đẳng gia đình anh Thào A H, dân tộc Mông, thôn Kim Sán Hồ, xã Pa Cheo (Bát Xát). Cuộc sống khổ cực, lại bị kẻ xấu dụ dỗ, cuối năm 2010, vợ của anh H quyết định ôm 2 con thơ vượt biên sang Trung Quốc, với hy vọng sẽ có được một cuộc sống giàu sang, an nhàn nơi đất khách.

Đang theo học lớp 3, nhưng vì nhà nghèo, lại đêm, ngày thương em, nhớ mẹ, nên Thào Thị P.N bỏ học, mong muốn tìm thấy mẹ và em. Lợi dụng sự ngây thơ của cháu ruột của mình, cậu của P.N tỏ ra hết mực thương đứa cháu, với những lời “ngọt như kẹo”: rồi cậu sẽ đưa cháu đi tìm mẹ và em, nhưng thực chất là lừa để bán sang Trung Quốc kiếm tiền.

Đầu tháng 3/2011, P.N được cậu ruột đưa đến bờ sông Hồng, một người phụ nữ bên kia biên giới đi đò sang, hai người thì thầm to, nhỏ một lúc, rồi P.N nhanh chóng được đưa xuống đò mà không có cậu đi cùng.

Sang đến biên giới Trung Quốc, P.N được đưa đến một ngôi nhà nằm sâu trong nội địa, tại đây, vô tình P.N gặp được em ruột của mình trong niềm vui khôn tả. Gặp được em, P.N khát khao gặp lại mẹ, tuy nhiên, người phụ nữ kia nói, mẹ em đang đi làm nương rất xa, không về được.

Chỉ sau 1 ngày, 2 đêm bên em gái, P.N tiếp tục được người phụ nữ kia đưa đi trên chiếc xe ô tô, sau đó bán em cho 2 vợ, chồng người Trung Quốc. Theo P.N, thì cuộc sống với 2 vợ, chồng người Trung Quốc khá thoải mái, em được đối xử tốt, công việc hằng ngày không nặng nhọc, em chỉ phải rửa bát, quét nhà, nhặt cỏ vườn…

Thế nhưng, P.N cũng chỉ ở đây được khoảng 3 tháng, sau đó lại được người ta đưa đi bằng ô tô 3 ngày, 4 đêm, rồi bị bán cho 2 người đàn ông và 1 người phụ nữ. P.N được đưa về ngôi nhà khang trang 2 tầng giữa khu đồi núi, giam trong một căn phòng hơn chục m2, ánh sáng lọt vào căn phòng qua cửa sổ to bằng hai bàn tay.

Hằng ngày, em được người ta cho ăn, uống đầy đủ. Biết bị lừa bán và một trong số 2 người đàn ông kia sẽ lấy mình làm vợ, trong lòng P.N luôn nung nấu ý định bỏ trốn. Ở đây được 8 ngày, lợi dụng sự sơ hở của những kẻ buôn người, P.N đã bỏ trốn, cả ngày trời, em chạy thục mạng mà không biết mình đang đi về đâu. Trên “hành trình” chạy trốn, nhiều lúc P.N phải băng rừng, vượt núi với bụng đói, cổ khát, nhưng với khát khao cháy bỏng sớm trở về quê nhà giúp em quên đi tất cả.

14 tuổi được vào… viện dưỡng lão

Trên đường chạy trốn, P.N gặp một số người dân địa phương tốt bụng, họ cho ăn, uống và thông báo cho Công an Trung Quốc giúp đỡ em. Vì không biết tiếng Kinh nhiều, chỉ giao tiếp bằng tiếng Mông, nên sau khi ở đồn công an được 1 ngày, P.N được phía công an địa phương đưa vào Viện dưỡng lão ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc).

Theo như P.N, mặc dù không quen môi trường mới, nhưng với sự đùm bọc, thương yêu của các bác, các bà ở trại dưỡng lão, nên em cảm thấy rất thoải mái. Thời gian đầu ở Viện dưỡng lão, hằng ngày, P.N được ăn bánh bao như mọi người, được tạo điều kiện cho đi học tiếng Trung Quốc. Sợ em bị lạc, Viện dưỡng lão đã cử người đưa, đón em đi học.

Biết tiếng Trung Quốc, P.N có thể giao tiếp với những người địa phương. Tại Viện dưỡng lão, khi cơ quan Công an Trung Quốc hỏi em muốn ở lại hay trở về Việt Nam, em một mực muốn được về quê hương, bởi em rất nhớ nhà, nhớ bố và các anh, chị, em. “Tuy nhiên, em cũng rất nhớ nơi này, bởi mọi người coi em như người thân, thậm chí họ đã khóc khi em trở về quê hương”, P.N tâm sự.

Trở về nhờ lòng tốt của doanh nhân người Việt

Một ngày tháng 5/2013, truyền hình Trung Quốc phát bản tin về một bé gái Việt Nam khoảng 12 - 14 tuổi bị lạc và đang sống trong Viện dưỡng lão ở tỉnh Hà Nam. Một doanh nhân người Việt đang kinh doanh ở tỉnh Chiết Giang đã liên lạc với đài truyền hình để tìm hiểu thông tin. Khi biết hoàn cảnh và nguyện vọng của cô bé, vị doanh nhân này đã liên hệ với một số cơ quan truyền thông Việt Nam, bày tỏ mong muốn giúp em được về đoàn tụ cùng gia đình.

Do cô bé không biết nhiều tiếng Trung nên phóng viên đã yêu cầu ghi tên cha, mẹ, địa chỉ gia đình ra giấy. Hai mẩu giấy viết bằng tiếng Việt sai chính tả khá nhiều, nhưng qua đây người đọc cũng hiểu được nội dung, đó là tên của em, tên bố, mẹ, địa chỉ nhà và mong muốn được gặp bố, mẹ.

Sự giúp đỡ tích cực của phóng viên, doanh nhân người Việt và các cơ quan chức năng phía Trung Quốc, ngày 17/7/2013, sau hơn một ngày đi ô tô, tàu hỏa, P.N đã được đưa tới Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) để bàn giao cho phía Việt Nam.

Ông Lý A Dong, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Pa Cheo (Bát Xát) cho biết: Nhận được thông tin từ phía cơ quan chức năng, sáng 17/7/2013, phía Công an Trung Quốc sẽ trao trả P.N cho Việt Nam, để đoàn tụ cùng gia đình. Vì hoàn cảnh gia đình nghèo khó, ông H đã được Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Bát Xát cùng cán bộ địa phương giúp đỡ việc đi lại, ăn, ở trong những ngày đi đón con. Theo như kế hoạch thì đến 17 giờ, ngày 17/7/2013, nhưng vì nhiều lý do, nên 19 giờ, P.N mới được đưa tới Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị, chấm dứt hơn 800 ngày lưu lạc nơi đất khách.

Gặp lại con sau những tháng, ngày xa cách, hai cha con ôm lấy nhau khóc nức nở, những giọt nước mắt rơi trên khuôn mặt chai sạm của người cha, cùng những tiếng nấc nghẹn ngào không thành lời của P.N khiến nhiều người chứng kiến cảm thấy xúc động.

Về đến Việt Nam, hành lý mà P.N có là 2 bộ quần áo mới, 100 nhân dân tệ do Công an Trung Quốc cho, cùng 2 quyển sách tiếng Trung Quốc. Về Việt Nam, P.N nhận được nhiều sự quan tâm của các cấp, ngành, em được đưa vào Nhà nhân ái. Ở đây, P.N được các cô, các bạn giúp đỡ, động viên tận tình, nên em hòa nhập rất nhanh, bớt sợ hãi.

Khi chúng tôi tiếp xúc với em tại Nhà nhân ái, P.N gần như không biết nói tiếng phổ thông. Mọi thông tin do em cung cấp đều nhờ một bạn gái người Mông làm “thông ngôn”. Thào Thị P.N tâm sự: Trước hết, em muốn được về nhà thăm gia đình, rồi quay lại Nhà nhân ái, bởi em sợ cậu lắm”. Biết được nguyện vọng của em, trong thời gian tới, P.N sẽ được các cô ở Nhà nhân ái đưa về thăm gia đình. Sau đó, em tiếp tục trở lại Nhà nhân ái để học văn hóa, sau đó học nghề, để có tương lai tốt đẹp hơn.

Còn quá trẻ, nhưng những gì mà P.N phải trải qua khiến cho chúng ta thực sự cảm động, thương cảm. Hy vọng, P.N sẽ nỗ lực học tập, rèn luyện, lao động tại Nhà nhân ái, để có được một tương lai tươi sáng hơn. Người cậu ruột bất nhân đã lừa bán P.N sang Trung Quốc sớm nhận sự trừng phạt thích đáng của pháp luật.

Nguồn:Báo Lào Cai

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !