Lý giải ngày sinh "vô lý" (32/13/1936) trên CMND của nhà văn Nhất Lâm

Nhà văn Nhất Lâm cho biết: “Việc bạn bè đăng tải hình ảnh CMND của tôi với ngày sinh 32/13/1936 là hoàn toàn chính xác, không có sự lồng ghép, bịa đặt. Tuy nhiên đây cũng không phải lỗi sai...".

Trong buổi gặp gỡ nhà văn Nhất Lâm chiều 24/11 tại trụ sở Hội Liên hiệp VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế (26 Lê Lợi, Tp. Huế), những câu chuyện về thơ văn, về cuốn truyện ký “Người tù thông minh” vừa mới ra mắt bạn đọc và gây được sự quan tâm lớn của giới trí thức Huế vào giữa tháng 11 vừa qua, cũng không đủ "nóng" bằng chuyện nhà văn sở hữu một tấm CMND với ngày sinh đặc biệt: 32/13/1936

Lý giải ngày sinh
Lý giải ngày sinh

Hình ảnh CMND với ngày sinh "vô lý" của nhà văn Nhất Lâm (Ảnh được bạn bè nhà văn Nhất Lâm chia sẻ trên mạng xã hội)

Trần tình về vấn đề này, nhà văn Nhất Lâm cho biết: "Thực sự ngày sinh của tôi là ngày 04/12/1936 chứ không phải 32/13/1936. Nhưng tôi có một thẻ CMND đặc biệt, đặc biệt bởi vì ngày tháng năm sinh ghi trên đó… không giống ai. 

Nguyên do là vào hồi năm 1979 khi tôi còn hoạt động cách mạng tại vùng biên giới phía Bắc, lúc đó, để đảm bảo bí mật quốc gia, chúng tôi được cấp một CMND riêng. CMND này có tác dụng là nếu chúng tôi bị bắt hoặc bị phát hiện là hoạt động cách mạng thì giấy tờ tùy thân (lẽ ra là quan trọng nhất này) cũng không có hiệu lực pháp lý vì cái sự sai sót đó. Cái sai đó vì vậy mà trở nên hợp lý là vì vậy.

Sau này, mọi người cũng có khuyên tôi là nên làm lại CMND cho “phổ thông” hơn, nhưng tôi nghĩ mình già rồi, cũng không cần thiết phải làm lại làm gì cho mất công, nên vẫn để như vậy”.

Lý giải ngày sinh

(Ảnh: Ngọc Bích)

Nhà văn cũng cho biết thêm rằng, vì mang CMND với ngày sinh “độc” như vậy cho nên những lúc giao dịch tại ngân hàng hay làm những giấy tờ liên quan khác cũng gặp không ít trắc trở. “Tôi cũng đã phải giải thích cho họ rất nhiều, và đưa những giấy tờ tùy thân khác có liên quan ra để chứng minh và người ta cũng hiểu cho mình. Đến bây giờ thì họ đã quá quen với ông nhà văn tóc bạc Nhất Lâm với ngày sinh đặc biệt nên cũng không gặp nhiều phiền toái”.

Lý giải ngày sinh

Chân dung nhà văn Nhất Lâm (ảnh: Ngọc Bích)

Được biết, từ sau sự kiện nhà văn Nhất Lâm ký giấy xác nhận sau khi chết sẽ hiến xác cho y học được báo chí quan tâm và bạn bè đăng tải, chia sẻ hình ảnh, mọi người mới biết đến ngày sinh có một không hai này của ông nhưng ai cũng nghĩ rằng đây là lỗi thiếu trách nhiệm của những người làm hộ tịch. Đặc biệt, khi hình ảnh CMND của nhà văn Nhất Lâm được chia sẻ trên mạng xã hội, rất nhiều người đã đưa ra bình luận liên hệ với vụ việc năm sinh của cầu thủ Công Phượng gây ầm ĩ truyền thông trong thời gian gần đây.

Tuy nhiên, nhà văn chia sẻ: “Cuộc sống của tôi bây giờ hết sức giản đơn, chỉ mong có sức khỏe để đi nhiều và viết nhiều hơn nữa. Đến khi mất, tôi cũng không muốn vướng bận đến ai, kể cả con cái. Hy vọng rằng việc tự nguyện hiến xác cho y học này của tôi sẽ giúp thêm cho các con, các cháu có thêm nhiều kiến thức thực tế, từ đó nâng cao tay nghề, trở thành những bác sĩ giỏi để chữa bệnh cứu người, nghĩa là tôi cũng có ích cho xã hội.

Riêng về CMND của tôi, tôi đã quá quen với sự “vô lý đến mức hợp lý” này rồi. Đó là một phần ký ức về chiến tranh của tôi, là kỷ vật thiêng liêng mà tôi vô tình sở hữu”.

Nhà văn Nhất Lâm tên thật là Đoàn Việt Lâm, sinh ra tại An Tiêm, Triệu Thành, Triệu Phong, Quảng Trị. Là Hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam.

Những tác phẩm đã xuất bản:

Văn xuôi: Kinh thành bỏ ngỏ, Trăng viễn du, Đồi không tên, 12 con giáp, Đêm phù thủy, Đất quê hương, Xa Hà Nội, Người tù thông minh.

Thơ: Thức với mùa trăng, Tiếng khóc và lời ru, Vú đá, Tiếng mưa, Nhật thực.

Bài và ảnh: Ngọc Bích

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !