Lùm xùm văn hóa lễ hội: Tự quyết không đồng nghĩa biến mình thành “ốc đảo”

Đó là quan điểm của PGS.TS Trịnh Hòa Bình (Giám đốc Trung tâm Điều tra dư luận xã hội- Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) khi bàn về những lùm xùm trong văn hóa lễ hội gần đây.
Lùm xùm văn hóa lễ hội: Tự quyết không đồng nghĩa biến mình thành “ốc đảo” - ảnh 1

Dưới đây là cuộc trao đổi của PV Báo điện tử Infonet với chuyên gia xã hội học Trịnh Hòa Bình:

Thời gian gần đây nhiều người bàn cãi về văn hóa các lễ hội, từ hình ảnh chém lợn, đâm trâu cho tới những cuộc ẩu đả để tranh lộc tại lễ hội... Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Có những nghi thức tế lễ từ cổ xưa được truyền lại đến nay vẫn giữ được giá trị bền vững bởi vì nó là truyền thống, những mỹ tục nhằm ngợi ca trí tuệ, sức khỏe, tinh thần và thể chất,… Và vốn dĩ nó không xấu, kể cả những nghi thức có cảnh đầu rơi máu chảy để hiến tế. Bởi trong những trường hợp đó nó gắn liền với tính chất tôn giáo và khi tiếp cận thì trang nghiêm, thành kính, chứ không phải khơi dậy sôi sục sự bạo lực như ngày nay nó đang bị biến tướng ở chỗ này chỗ khác.

Như vậy đặt ra vấn đề khi chúng ta tiếp cận những lễ hội ấy cần có cách tiếp cận có văn hóa chứ không phải chỉ trần trụi, và theo nghĩa đó thì không thể nào phản đối những nghi thức đâm trâu, chém lợn,… bởi vốn dĩ ban đầu nó cũng không khêu gợi sự khát máu, vô đạo đức.

Bàn về gốc gác cổ xưa nguyên nghĩa của những lễ hội này thì tôi không cho là thánh thiện nhưng nó trong sáng và hàm chứa đầy đủ những nghĩa gốc rễ.

Cho nên có những ý kiến cho rằng cần phải tẩy trừ tất cả thì có phần hơi quá khích và bị kích động bởi những hành vi phản cảm của những người tham gia lễ hội ngày nay.

Như đấu bò tót ở Tây Ban Nha thì có phải là không có máu me đâu, thậm chí còn có trường hợp có người chết do bò tót húc. 

Như vậy quá trình tham gia hoạt động của mỗi thành viên sẽ quyết định lễ hội có phản cảm hay không chứ không phải chỉ nhìn từ bên ngoài mà chúng ta úp chụp.

Có ý kiến cho rằng, các lễ hội nói trên giúp giữ gìn bản sắc, lễ hội là việc của làng, những nghi thức không vi phạm pháp luật nên phải để dân làng tự quyết,... Ông có đồng tình với lập luận này?

Như tôi đã nói những nghi thức lễ hội phải để cho cộng đồng tự quyết là thuyết phục nhưng các cộng đồng cũng không được phép tự biến mình thành “ốc đảo” theo kiểu một mình một lý. Bởi không có một tập tục nào là nhất thành bất biến, đều có sự điều chỉnh trong bối cảnh phát triển của xã hội. 

Vẫn theo tinh thần những giá trị bền vững từ xưa cần được tôn trọng nhưng nếu phản cảm quá mức thì ngày càng nên mang tính chất điển cố, tượng trưng và cần giảm thiểu tính cụ thể. Bởi càng cụ thể sẽ càng trở nên tầm thường. Cộng đồng nào cũng tuân thủ điều đó thì sẽ không có vấn đề gì cả trong chuyện họ được tự quyết.

Lùm xùm văn hóa lễ hội: Tự quyết không đồng nghĩa biến mình thành “ốc đảo” - ảnh 2

PGS.TS Trịnh Hòa Bình

Nhìn vào nhiều sự cố trong lễ hội, có vẻ người dân tham gia các lễ hội văn hóa đang ngày càng manh động, thưa ông?

Quả thật việc tham gia, hoạt động trong lễ hội của mỗi một người từ vị thế của họ ngày nay lại đang bị biến tướng và dung tục, tầm thường hóa. Như chuyện giành lộc, vừa rồi là cướp hoa tre trong Hội Gióng, xưa thì cũng là tiến đến nhưng ai đến chậm thì thôi rụt tay lại hoặc người ta có thể ôm tạo tác động nhẹ trong chừng mực cho các đối phương bị ngã để giành phần thắng. Nhưng giờ đây thì không chỉ ôm hay đánh những người cướp lộc mà người tham gia lễ hội còn đánh luôn cả đội người vác kiệu bảo vệ. Trong trường hợp này rõ ràng là dùng bạo lực, và là hành vi lệch chuẩn vi phạm các tiêu chí về đạo đức.

Vậy những nguyên nhân nào khiến hình ảnh của các lễ hội văn hóa đang xấu đi?

Nguyên nhân có thể nói do một bộ phận những người tham gia, cả những người tổ chức đã thương mại hóa để có người đến xem, lợi dụng lễ hội để kiếm tiền. Rồi một một phận đáng kể của những thành viên xã hội tham gia nhập cuộc lễ hội không được trang bị đầy đủ, không được tiếp cận một cách có văn hóa. Họ tham gia một cách xô bồ, thiếu chọn lọc, thiếu tri thức mới dẫn đến việc đánh, cướp nhau bằng mọi giá để giành phần lợi cho mình.

Chưa nói, ví dụ như chọi trâu, có phải chỗ nào cũng có lễ hội chọi trâu đâu, nhưng nhiều nơi tổ chức lễ hội để kiếm tiền. Nói thẳng ra có những vùng vốn dĩ tập này tục kia mới du nhập gần đây, bắt chước thôi.

Những hình ảnh phản cảm, đầy tính bạo lực sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh các lễ hội nói riêng và đất nước, con người Việt Nam nói chung như thế nào, thưa ông?

Khi nói đến văn hóa người ta nói đến sự khác nhau nhưng đằng sau sự khác nhau đấy nó cũng hàm nghĩa phần nào về sự văn minh, phát triển. Nếu như những tập tục man rợ cổ xưa được khôi phục, nhấm nháp, cụ thể, mỗi ngày một rùng rợn hơn ở thời điểm hiện tại thì đầu tiên thiên hạ sẽ xem mình là khác lạ, dị biệt nhưng sau đó sẽ kèm theo một sự bĩu môi, chê trách bởi đó là man rợ, kém phát triển, kém ý thức và còn lạc hậu. 

“Nhấm nháp” những cái kém phát triển thì chỉ có làm xấu hình ảnh chứ chẳng thể tôn hình ảnh đất nước.

Hướng giải quyết để ổn định lại trật tự văn hóa, hình ảnh cho các lễ hội sẽ là như thế nào, thưa ông?

Cần thiết phải trang bị ngay, giáo dục thường xuyên từ mỗi gia đình mỗi cộng đồng, mỗi khu vực về văn hóa tham gia lễ hội.

Cùng đó, vai trò của giới quản lý văn hóa, những người tổ chức, có trách nhiệm ở địa phương là rất lớn trong việc bảo vệ. Ở đây là bảo vệ từ xa như thông báo quy định, hình thành đội ngũ bảo vệ. Rồi để cho việc rước, tế diễn ra êm đẹp thì phải có tầng này tầng kia. 

Ở các cộng đồng văn hóa thì người ta có tiếng nói thuyết phục với nhau chứ không phải không có, nên cần quản lý chặt những phần tử tứ xứ, bất hảo xen vào gây rối. Mà hoàn toàn có thể quản lý được!

Như câu chuyện chém lợn thì đội ngũ những người thực sự tham gia chiêm bái không nên ở quá gần nơi làm lễ, nghi thức có thể diễn ra một cách chóng vánh.. Thậm chí đến một lúc nào đấy nó chỉ mang tính chất tượng trưng thôi, không phanh đi phanh lại.

Nhưng theo tôi, những lễ hội đó, không phải vì những lời than phiền mà cấm đoán người ta bởi nó là giá trị văn hóa. Đã là văn hóa thì có giá trị bền vững nhưng mỗi ngày dần nên có tính ước lệ, tượng trưng hơn thay vì cụ thể và tỉ mỉ hơn.  

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Thanh Hùng

Điểm hẹn du lịch miền Bắc Việt Nam những ngày đẹp nhất năm

Miền Bắc đang bước vào mùa đẹp nhất năm với những trải nghiệm du lịch lôi cuốn. Nếu bạn đang tìm một kỳ nghỉ thu đông thú vị, hãy cân nhắc Hạ Long và Sa Pa, 2 điểm đến lọt top thịnh hành nhất thế giới năm 2024 do TripAdvisor bình chọn.

Thức uống từ mãng cầu được giới trẻ yêu thích

Quả mãng cầu, hay còn gọi là quả na hoặc mãng cầu xiêm, vốn là loại quả nổi tiếng với giới trẻ bởi những món uống cực hot như trà mãng cầu, sinh tố mãng cầu... Đây còn là loại quả chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ hàm lượng dinh dưỡng phong phú.

Diễn viên Thanh Hương sau đổ vỡ: Tôi không thiếu những người đàn ông theo đuổi

Diễn viên Thanh Hương cho biết muốn kín tiếng trong chuyện riêng tư và hiện chưa nghĩ tới việc kết hôn dù không thiếu người theo đuổi.

Cảnh lạ ở hẻm ‘nhà thùng’ TPHCM: Trăm năm ngăn đôi 2 cảnh đời trái ngược

Hẻm "nhà thùng", có từ thời Pháp thuộc như ngăn đôi 2 cảnh đời trái ngược với một bên là dãy nhà cao cửa rộng trong khi phía đối diện là những căn nhà bé tí, lụp xụp rộng chưa đầy 10m2.

Chuyện cảm động phía sau tấm ảnh phục dựng gia đình đủ 4 người ở Làng Nủ

Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.

BAT Việt Nam hoàn thành mục tiêu khoanh nuôi 120ha rừng ngập mặn Cà Mau

Công ty British American Tobacco (BAT) Việt Nam và Trung tâm bảo tồn Thiên nhiên Gaia đã hoàn thành dự án hợp tác trồng rừng giai đoạn 2022 - 2024. Một trong các mục tiêu là chuyển hóa 120ha bãi bồi thành rừng tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.

Du khách hào hứng với loạt trải nghiệm tại Sun KraftBeer Festival 2024

Dù đã qua mùa hè cao điểm, nhưng mỗi ngày Sun World Ba Na Hills vẫn thu hút hàng nghìn du khách đến với Lễ hội bia tươi và ẩm thực Sun KraftBeer 2024.

Chị dâu tặng vòng vàng dịp kỷ niệm ngày cưới, tôi đi bán mới phát hiện sự thật

Không tin vào những gì mình nghe được, tôi đã mang chiếc vòng vàng được chị dâu tặng đến 3 cửa hàng khác nhau để kiểm tra.

Cô gái Bình Phước ngồi xe lăn vào lễ đường, nhiều người rơi nước mắt

Đám cưới của Nhung có nhiều điều đặc biệt. Cô được bố đẻ bế ra trao cho chú rể. Khoảnh khắc chú rể đẩy xe lăn, đưa cô dâu tiến vào lễ đường nhiều người cảm động rơi nước mắt.

Nước ngập trắng đồng ở Chương Mỹ, 100 cảnh sát gặt lúa giúp dân

Dù cơn bão số 3 đã đi qua, nhưng những cánh đồng của xã Mỹ Lương (Chương Mỹ, Hà Nội) vẫn chìm trong biển nước. Để giảm thiểu thiệt hại, hơn 100 chiến sĩ cảnh sát đã xuống đồng gặt lúa giúp người dân.

Đang cập nhật dữ liệu !