Luật sư: “Không phải thích là “bắt”, là ‘cướp”, là “cưỡng”…

Đó là ý kiến của Luật sư Đặng Văn Cường xung quanh hình ảnh về tục bắt vợ, cướp vợ của người dân tộc thiểu số, đang thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng thời gian gần đây.

Mới đây, trên trang facebook cá nhân đăng clip hình ảnh một cô gái trẻ bị 4 hoặc 5 thanh niên ép đưa lên một chiếc xe máy và chở đi. Trong clip, cô gái gào khóc thảm thiết, giãy giụa khiến chiếc xe loạng choạng và cô gái rơi xuống đất... Sự việc chỉ dừng lại khi một số người vào can ngăn. May mắn, cô gái đã chạy thoát đám thanh niên.

Ngay sau clip này, nhiều trang facebook cá nhân đăng hình ảnh cướp vợ khác, khiến cho cộng đồng có nhiều ý kiến trái chiều về sự việc này. Tuy nhiên, từ góc độ pháp luật, sự việc này cũng cần phải được nhìn nhận rõ hơn.

Trao đổi với PV Infonet, luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Tp Hà Nội, cho rằng: “Để trả lời chính xác vấn đề này thì cần hiểu được phong tục "bắt vợ" của người Thái, người H'mông và một số dân tộc thiểu số ở nước ta... Đồng thời cần làm rõ hành vi, động cơ mục đích của nhóm đối tượng bắt giữ cô gái tại Quỳ Hợp, Nghệ An được đăng tải trên các trang mạng trong những ngày qua.

Bắt vợ là một phong tục của đồng bào dân tộc thiểu số, là một thủ tục "làm tắt" của những cặp đôi mà "tình trong như đã, mặt ngoài còn e"... chứ không phải thích là "bắt", là "cướp", là "cưỡng" như nhiều người vẫn nghĩ. Hành vi lợi dụng phong tục "bắt vợ" để cưỡng ép kết hôn, bắt giữ người trái pháp luật là những hành vi biến tướng của phong tục này cần phải bị lên án và bị xử lý theo pháp luật”.

Luật sư: “Không phải thích là “bắt”, là ‘cướp”, là “cưỡng”… - ảnh 1

Ảnh minh họa từ clip về vụ được cho là "bắt vợ" ở Nghệ An

Theo Luật sư Đặng Văn Cường, phong tục, tập quán không chỉ là nét văn hóa mà còn là quy tắc sinh hoạt động đồng. Phong tục cũng là những quy phạm có thể nâng lên thành luật, là nguồn của pháp luật. Khi không có luật điều chỉnh về một mối quan hệ, một vấn đề trong xã hội thì ưu tiên áp dụng phong tục, tập quán để giải quyết các mâu thuẫn trong xã hội. Tuy nhiên, khi đã có quy định pháp luật do Nhà nước ban hành, thừa nhận thì mọi công dân phải tuân thủ quy định pháp luật đó. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều cần bị phát hiện và xử lý nghiêm minh. Hiến pháp và pháp luật hiện hành bảo đảm và bảo vệ quyền tự do thân thể của công dân.

Cụ thể, Hiến pháp năm 2013 quy định: "Điều 20

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định".

Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành (năm 2003) quy định một số trường hợp được phép bắt người là: Bắt người phạm tội quả tang; Bắt người trong trường hợp khẩn cấp; Bắt bị can, bị cáo để tạm giam; Bắt người đang bị lệnh truy nã và bắt người để thi hành án hình sự. Pháp luật cũng quy định cụ thể về thẩm quyền, trình tự, thủ tục trong các trường hợp bắt người nêu trên.

Ngoài các trường hợp nêu trên, thì việc bắt, giữ, giam người là trái pháp luật. Người nào có hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật sẽ bị xử lý hình sự. Điều 123 Bộ luật hình sự hiện hành quy định: "Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm..."

“Như vậy, theo quy định của Bộ luật hình sự thì chỉ cần đối tượng thực hiện hành vi dùng vũ lực khống chế người khác, ngăn cản việc thực hiện quyền tự do đi lại, tự do cư trú của người khác là hành vi này có thể xử lý hình sự. Pháp luật không quy định là phải "bắt được" người, phải giữ hoặc giam trong thời gian bao lâu mới cấu thành tội phạm. Theo quy định tại Điều 123 BLHS thì chỉ cần bắt người, giữ người hoặc giam người trái pháp luật là người có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý hình sự”- Luật sư Đặng Văn Cường nhấn mạnh.

Luật sư: “Không phải thích là “bắt”, là ‘cướp”, là “cưỡng”… - ảnh 2

Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư Tp Hà Nội)

Ngoài ra, luật sư Cường cũng nói thêm, nếu vi phạm pháp luật hình sự do lạc hậu của đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa thì chỉ là tình tiết xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự chứ không phải là căn cứ để loại trừ trách nhiệm hình sự. Vụ việc "cướp vợ" tại Quỳ Hợp, Nghệ An được đăng tải trên clip trên có dấu hiệu của tội bắt giữ người trái pháp luật theo quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự hiện hành (BLHS năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009).

Cụ thể, Bộ Luật hình sự hiện hành quy định như sau: “Điều 123. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật

1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Đối với người thi hành công vụ; d) Phạm tội nhiều lần; đ) Đối với nhiều người.

3. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm”.

 Do đó, cần có biện pháp tuyên truyền đến những đồng bào người dân tộc thiểu số để loại bỏ những hủ tục gây ảnh hưởng đến quyền con người. Với những đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa cần có biện pháp phát triển kinh tế xã hội để đồng bào có thể có nhận thức dần dần.

Hồng Chuyên

Ông chủ lĩnh án tội hiếp dâm, cô gái giúp việc tật nguyền lầm lũi rời tòa

Trong thời gian ở lại giúp việc nhà cho bị cáo Thủy, chị Q. đã bị ông chủ nhiều lần thực hiện hành vi hiếp dâm.

Huế: Bị CSGT truy đuổi, tài xế bỏ lại ô tô cùng gỗ lậu trốn vào rừng

Chở 26 phách gỗ đi tiêu thụ, khi bị lực lượng CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế phát hiện, tài xế tăng ga bỏ chạy, đến đoạn đường vắng lập tức dừng và xuống xe chạy trốn vào rừng sâu.

Nghi án vợ sát hại chồng lúc nửa đêm ở Bà Rịa-Vũng Tàu

Sáng nay (6/3), Công an huyện Châu Đức đang phối hợp các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ án mạng xảy ra lúc nửa đêm.

Thanh Hóa: Điều tra cái chết thương tâm của một phụ nữ độc thân tại chòi canh rẫy

Khi không thấy người thân trở về, gia đình nạn nhân đi tìm thì phát hiện người này đã tử vong trên chòi canh rẫy với nhiều vết thương trên cơ thể.

Mang súng bút lên máy bay, 2 thanh niên bị khởi tố

Ngày 5/3, Công an TP Hải Phòng cho biết cơ quan điều tra vừa khởi tố 2 đối tượng vì liên quan đến việc mang súng dạng bút lên máy bay.

Người đàn ông đốt pháo dài hơn 50m trong đám cưới ở Hà Nội khai gì?

Sau bị cơ quan công an tạm giữ hình sự, đối tượng Trần Văn Khang, người đốt pháo trong đám cưới ở xã Phù Lỗ (Sóc Sơn, Hà Nội) khai nhận đã lên mạng xã hội đặt mua pháo của một người lạ mặt, được người bán chuyển về nơi tổ chức đám cưới.

Đồng Nai: Nam thanh niên nổ súng khi chuyển đồ giúp bạn gái, 1 người trúng đạn

Được nhờ tới chuyển đồ giúp một cô gái, Khải mang theo súng và xảy ra ẩu đả với người đàn ông thuê phòng trọ. Khi nạn nhân bỏ chạy, Khải nổ súng, viên đạn trúng một người khác gây thương tích.

Khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự đối tượng đốt pháo trong đám cưới ở Hà Nội

Cơ quan Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) vừa cho biết đã khởi tố vụ án và tạm giữ hình sự đối với Trần Văn Khang (40 tuổi, ở khối 12, xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Xử phạt thanh niên tung tin "lái xe đeo khẩu trang bị phạt 10 triệu đồng"

Ngày 4/3, Công an TP Hải Phòng cho biết vừa xử phạt 5 triệu đồng với thanh niên lên mạng xã hội tung tin "Từ ngày hôm nay, lái xe đeo khẩu trang bị phạt từ 10 triệu đồng".

Vụ con đánh chết cha ở Quảng Nam: Mâu thuẫn nhỏ, hậu quả lớn

Chiều 4/2, Công an tỉnh Quảng Nam cho hay đơn vị đang củng cố hồ sơ để khởi tố bị can đối tượng đánh cha ruột tử vong ở phường Hòa Hương, TP Tam Kỳ.

Đang cập nhật dữ liệu !