Lồng đèn Trung thu Việt: "Con tim đã vui trở lại"

Cứ mỗi độ trung thu về, các con hẻm dẫn vào xóm đạo Phú Bình lại nhộn nhịp hẳn lên, cảnh người mua kẻ bán tấp nập, đông vui như hội. Không chỉ ở Sài Gòn, lồng đèn ở đây còn được bán đi khắp các tỉnh

Xóm lồng đèn nổi tiếng một thời

Sắp đến Tết Trung thu, hai bên con hẻm từ đường Lạc Long Quân (phường 5, quận 11 TP.HCM) vào nhà thờ Phú Bình đỏ rực bởi màu sắc từ hàng ngàn chiếc lồng đèn được bày bán. Nơi đây bán đủ các loại, từ những chiếc lồng đèn đơn giản như ông sao, tàu thuyền đến các loại cầu kỳ hơn như rồng, thiên nga, con gà, phượng hoàng… đủ màu sắc, kích cỡ và hình dáng.

Lồng đèn Trung thu Việt:

Lồng đèn được bày bán đỏ rực cả khu phố ở xóm đạo Phú Bình

Cửa hàng bày bán nhiều là thế nhưng số hộ sản xuất lồng đèn thủ công nơi đây chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Dò la từ một chị bán lồng đèn đầu hẻm, chúng tôi tìm đến nhà ông Trần Mạnh Uyển. Ông là một trong số ít hộ gia đình vẫn còn duy trì nghề làm lồng đèn tại xóm đạo Phú Bình. Di cư từ Bắc vào Sài Gòn từ năm 1954, nhưng mãi đến những năm 1980 gia đình ông Uyển mới bắt đầu kiếm sống với nghề làm lồng đèn này.

Làng nghề làm lồng đèn Phú Bình nơi đây bắt nguồn từ những nghệ nhân từ thôn Báo Đáp, xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Họ di cư vào Sài Gòn, lập nghiệp tại xóm đạo Phú Bình, họ mang theo nghề làm lồng đèn truyền thống rồi từ đó nhân rộng và phát triển. Cứ thế theo thời gian, làng lồng đèn Phú Bình trở thành làng nghề truyền thống nổi tiếng ở đất Sài thành.

Lồng đèn Trung thu Việt:

Đủ màu sắc, hình dáng và kích cỡ

Người dân xóm đạo Phú Bình bắt đầu làm nghề lồng đèn từ hơn 50 năm trước, nhưng đến những năm 1980 mới được cho là thời “ăn nên làm ra” nhất. “Bất kể ngày đêm, nhà có bao nhiêu người đều ngồi vào làm lồng đèn hết. Thời đó cứ qua dịp trung thu ngồi tính lại mỗi nhà bán được hàng chục ngàn lồng là chuyện bình thường”, ông Uyển kể.

Hướng đi riêng

Một thời hưng thịnh là thế nhưng đến nay, ngoài những hộ chuyển hẳn sang bày bán, kinh doanh lồng đèn thì chỉ còn một số ít hộ gia đình như ông Uyển còn giữ được truyền thống sản xuất thủ công. Tuy đã hơn 60 tuổi nhưng trong từng động tác vót tre, dán giấy bóng kính, ông Uyển làm một cách thuần thục.

Để làm được một chiếc lồng đèn phải qua các công đoạn như vót tre, tạo khung, dán giấy bóng, cọ vẽ, gắn đồ trang trí…dưới bàn tay của người nghệ nhân già từng động tác được thực hiện một cách thanh thoát. Đằng sau những lồng đèn xinh xắn mang lại tiếng cười cho trẻ thơ là những người vẫn còn say mê với giá trị văn hóa truyền thống , là những người còn nặng lòng với nghề làm lồng đèn thủ công như ông Uyển.

Lồng đèn Trung thu Việt:

Làm khung lồng đèn

Vài năm trước khi lồng đèn Trung Quốc tràn ngập, chiếm lĩnh thị trường với thế mạnh đủ mọi kiểu dáng, màu sắc lung linh không kém, giá thành lại rẻ hơn nửa so với lồng đèn nội địa, lại thêm loại đèn điện tử phát ra tiếng nhạc, khiến người làm lồng đèn truyền thống Phú Bình rơi vào tình thế sản xuất nhiều nhưng không có người mua. Rồi từng hộ bỏ nghề, một số chuyển sang làm công việc khác, số còn lại nhà  có mặt tiền thì cho thuê hoặc kinh doanh.

Đứng trước nguy cơ nghề thủ công truyền thống bị “khai tử”, ông Uyển đã có hướng làm riêng. Gia đình ông được biết đến là hộ chuyên sản xuất những loại lồng đèn khổ lớn, đáp ứng nhu cầu của một bộ phận khách hàng riêng. Ông Uyển chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng, khách hàng là những người sử dụng lồng đèn để trưng bày ở cửa hàng, khách sạn ở TP.HCM hay mối lái từ các tỉnh.

Mỗi chiếc lồng đèn như ngôi sao, con voi, cá, thuyền…to nửa thân người được ông Uyển bán ra có giá từ 250 ngàn đồng. Những loại đòi hỏi sự cầu kỳ như lồng đèn rồng, thiên nga có giá từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng. Mùa Trung thu năm nay, gia đình ông Uyển bán hết 1.500 chiếc lồng đèn các loại. “Tôi không làm lồng đèn cỡ nhỏ giống như nhiều hộ vì thị trường có rất nhiều. Phải tìm hướng đi khác mới làm phong phú và thu hút được nhiều loại khách hơn”, ông Uyển nói.

Lồng đèn Trung thu Việt:

Ông Uyển là một trong số ít người còn bám trụ với nghề ở xóm đạo Phú Bình

Với kiểu sản xuất theo đơn đặt hàng nên càng cận ngày Tết Trung thu gia đình ông Uyển không còn bận rộn như các hộ khác mà đã ngưng làm. Ông cho biết, các hộ sản xuất lồng đèn cỡ nhỏ theo lối truyền thống ở xóm Phú Bình này vẫn miệt mài làm quanh năm suốt tháng. Riêng gia đình ông chỉ làm lồng đèn để bán vào hai dịp là Tết Trung thu và lễ Giáng sinh.

“Trẻ con bây giờ rất thích các loại lồng đèn giấy in hình siêu nhân, công chúa hay đèn điện tử phát tiếng nhạc. Nhưng không vì thế mà lồng đèn truyền thống Phú Bình bị mai một, bằng chứng là những năm gần đây số hộ quay lại làm nghề ngày một tăng. Hi vọng trong tương lai lồng đèn truyền thống vẫn được trẻ con khắp nơi vui rước mỗi dịp trung thu về, để làng nghề Phú Bình được lưu giữ”, ông Uyển giọng hồ hởi.

Phương Nguyễn

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !