Lời phê "bá đạo" của thầy giáo khiến nhiều người "cười không ngậm được miệng"
Đối với học sinh thời nay, chuyện luyện viết chữ đẹp đã không còn quan trọng bởi có vô số những công cụ giúp ghi chép bài giảng. Thế nhưng, việc viết chữ đẹp vẫn là một yêu cầu quan trọng đối với học sinh.
Viết chữ càng đẹp, tập vở ghi chép bài càng sạch sẽ, rõ ràng, dễ nhìn càng khiến người học tập trung học bài tốt hơn. Khi làm bài kiểm tra cũng vậy, chữ xấu, giải bài gạch xóa sẽ khiến thầy cô khó "dịch", đôi khi sẽ mất điểm oan.
Mới đây, trên mạng xã hội đã xuất hiện bức ảnh về một bài kiểm tra gạch xóa hơn "gà bới" của học sinh và giáo viên đã phê một câu cực gắt khiến không ít người cười "không ngậm được miệng".
Cụ thể, thầy giáo dạy Lý của trường THPT Lục Nam, Bắc Giang khi chứng kiến bài kiểm tra toàn gạch xóa, chữ viết thì nguệch ngoạc của 1 nữ sinh đã phải thốt lên: "Thầy tưởng các bạn nữ viết chữ đẹp và sạch sẽ hơn các bạn nam?".
Ngay sau khi được chia sẻ, bài kiểm tra với lời phê "cực gắt" của thầy giáo này đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. "Đọc lời phê của thầy giáo chắc học sinh này cũng không ấm ức nếu bị điểm kém, thầy hài hước ghê chắc học thầy cũng thích lắm", một học sinh bình luận.
Hay trước đó, một bài kiểm tra môn Địa của một học sinh lớp 12 với chữ viết xấu không dịch nổi. Bài văn được cô giáo chấm điểm 8 với lời phê "Cô giảm thị lực khi đọc bài của em" khiến dân mạng cười sặc.
Rất nhiều người cho rằng chữ cậu bạn này tuy có xấu những vẫn có thể dịch được. Một bạn đọc viết: "Cô giáo chấm mấy bài này chẳng khác gì mấy chuyên gia bình phẩm tranh".
Trước đó, một bài kiểm tra Văn với tựa đề "Đọc hiểu được chết liền" cũng thu hút sự quan tâm của nhiều người.
Liên quan đến bài văn chữ xấu đến "bá đạo" này, thầy giáo Đỗ Trung Hiếu- người trực tiếp chấm bài văn chữ xấu “hiểu chết liền” của học sinh T. (Trường THCS Phùng Xá, Thạch Thất, Hà Nội) chia sẻ: "Đây là năm thứ 2 thầy giáo này dạy học sinh T. Theo thầy Hiếu, nếu chữ xấu kiểu gà bới, sai chính tả thì thầy gặp vô số nhiều. Tuy nhiên, chữ “lái” theo một hướng như em T. thì đây là... số 1".
"Nếu ai đó mới lần đầu tiếp xúc với bài văn mà hiểu được thì quả là khó. Tuy nhiên, do tôi đã dạy T. năm thứ 2, đã quen với cách viết của em, hiểu ý tưởng của em nên tôi nắm được những điều em viết trong đó. Vả lại, những năm trước, em viết không đến nỗi xấu tệ hại thế này nên tôi vẫn đọc được dễ dàng khi chấm bài”, thầy Hiếu chia sẻ.