Lội ao bắt cá trong cái rét 11 độ
Tuy không phải phong tục bắt buộc nhưng cách làm món ăn như trên đã trở thành "truyền thống" tại nhiều nơi ở huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Vì trời rất rét nên những ai kéo lưới phải mặc một bộ đồ bảo hộ bằng nhựa dẻo, kín ngang ngực để ngăn nước làm ướt người. |
Đã thành thông lệ nên các chủ ao, đầm tại đây cũng bỏ công chăm sóc và giữa gìn cho đến những buổi sau Tết mới bắt cá lên bán. Trong ảnh là cảnh đang thả lưới tại một ao cá thuộc cánh gò (cánh đồng trồng hoa màu) ở làng Hành Thiện, tỉnh Nam Định. |
Trước đó ao đã được bơm cạn gần hết nước để lúc kéo lưới dễ dàng hơn, trong khi cá vẫn còn không gian sống tương đối "rộng rãi". Để kéo lưới cần có tối thiểu 2 người ở hai bên, nếu có thêm, người này sẽ đi kiểm tra để lưới không bị "kênh", tránh cá thoát ra ngoài. |
Sẽ mất khoảng 30' để kéo hết một ao cá như trong hình trên, với loại lưới này thì gần như các loại cá trắng (trắm, trôi, mè, chép...) sẽ bị bắt gọn, trong khi các loại cá đen (chuối (lóc), trê, rô đồng...) sẽ trốn thoát vì chúng rúc dưới bùn. |
Chủ ao đang lựa chọn những lớn mang đi bán còn những con nhỏ được thả lại để nuôi tiếp. |
Sau một năm nuôi, cá trắm tại ao có thể nặng từ 1,5 đến 3kg. Trong một ao cũng được nuôi nhiều loại cá ở những tầng nước khác nhau để tận dụng nguồn thức ăn cho hợp lý. |
Tùy theo nhu cầu của người mua mà chủ ao sẽ ước lượng để kéo số cá tương ứng. Với mỗi mẻ lưới họ có thể kéo từ vài chục kg đến hàng tạ cá. |
Ngay khi bắt lên số cá này được chuyển vào thùng tôn để mang ra khu chợ gần đó bán cho người dân. |
Tại đây giá 1kg cá trắm cỏ (trong hình) hiện dao động từ 60.000 đến 70.000đ tùy trọng lượng. |
Được nuôi chủ yếu bằng cỏ voi nên thịt cá ở đây khá chắc, thơm và "ít bụng". |
Ông chủ ao đang ghi lại trọng lượng cá trong những lần bán vào buổi sáng ngày 2 Tết. |
Phơi lưới cho khô sau khi kéo. |
Thường sau đó họ sẽ đốt một đồng lửa, vừa để sửa ấm, vừa để nướng cá ăn nóng. |
Những miếng cá nướng bốc khói trong tiết trời rét đậm dường như cũng ngon hơn thường lệ. |