Loại thảo dược cực rẻ tiền cắt những cơn ho 'nổ phổi' của F0

Mật ong, một số loại thảo dược quen thuộc có sẵn trong nhà bếp như gừng, tỏi, sả, quất… là những vị thuốc tăng miễn dịch, kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm, giảm ho, đờm cho F0.

Mật ong, tinh hoa của trăm loại thảo mộc

Mật ong là sản phẩm được chắt lọc từ tinh hoa của trăm loại thảo mộc có chứa nhiều vitamin quan trọng như: vitamin nhóm B, vitamin C, đồng, kali, sắt, calci, các chất chống oxy hóa… Bởi vậy, mật ong có tác dụng tăng miễn dịch, cải thiện chức năng tiêu hóa, làm đẹp và chống lão hóa, bổ sung dinh dưỡng cho người suy nhược, chống viêm nhiễm, làm lành vết thương…

Theo y học cổ truyền, mật ong có vị ngọt; tính ôn hòa, nhu nhuận; có tác dụng bổ trung, nhuận táo, hoạt trường, giải độc.

Việc lựa chọn mật ong cũng rất quan trọng. Cần chọn mật ong thật, thu mật vào đúng mùa (cuối mùa xuân). Cần cẩn thận khi dùng mật ong lấy vào mua thu, vì có thể bị ngộ độc. Thời kỳ nở hoa của thực vật có độc lại thường vào mùa thu, nên dễ lẫn chất độc khi ong hút mật, độc tố trong mật ong có thể là từ nhụy hoa.

Những công thức mật ong thảo dược giúp phòng chống Covid-19

Mỗi gia đình nên có sẵn lọ mật ong ngâm thảo dược để cả gia đình dùng giúp phòng chống Covid-19. Dưới đây là những công thức ngâm mật ong thảo dược đơn giản, có thể làm tại nhà.

·      Mật ong tỏi lên men

Tỏi thường dùng làm gia vị trong nấu ăn cũng như có lịch sử lâu đời trong việc làm thuốc chữa bệnh với nhiều công dụng tốt. Tỏi được sử dụng để ngăn chặn và điều trị các bệnh viêm nhiễm, tim mạch, giảm cholesterol máu, điều hòa huyết áp, ngăn ngừa huyết khối và tăng cường miễn dịch.

Tỏi làm giảm bớt triệu chứng cảm cúm và nhiễm trùng đường hô hấp bởi nó có tác dụng ức chế và tiêu diệt virus, vi khuẩn.

{keywords}
Mật ong tỏi

Ngoài ra, tỏi còn được sử dụng để điều trị các bệnh tiêu hóa bởi tác dụng ức chế vi khuẩn đường ruột trong đó có Helicobacter pylori (loại xoắn khuẩn liên quan đến viêm loét và ung thư dạ dày). Cho đến nay, các vi khuẩn kháng thuốc có thể được giải quyết bằng tỏi. Tỏi cũng có thể hiệp lực, tăng tác dụng của các loại thuốc điều trị nhiễm HIV.

Không có công thức cố định nào cho món tỏi và mật ong lên men, bởi vậy, chúng có thể làm theo nhu cầu sử dụng, hãy tham khảo đến tỷ lệ thành phần và cách thực hiện dưới đây.

Nguyên liệu: Tỏi, mật ong.

Cách thực hiện: Phần khó nhất và tốn thời gian nhất là sơ chế tỏi. Chúng ta có sử dụng bình thủy tinh kích thước nào cũng được. Cách nhanh nhất và dễ dàng nhất để chuẩn bị tỏi là đặt mặt của con dao to lên trên một tép tỏi và sau đó dùng lòng bàn tay đập mạnh nó chỉ đủ để làm bầm nhẹ tỏi.

Điều này sẽ giúp chúng ta dễ dàng bóc vỏ tỏi và tỏi sẽ tiết ra một chút nước. Bỏ tỏi đã sơ chế khoảng ½ bình, sau đó đổ mật ong nguyên chất vào, đậy nắp. Tỏi có thể sẽ nổi một chút nhưng không sao cả. Lượng nhỏ nước từ tỏi sẽ tạo ra chất lỏng vừa đủ để quá trình lên men diễn ra. Đem lọ đặt vào chỗ tối để lên men.

Mỗi ngày, cần phải nhẹ nhàng lật ngược lọ để đảm bảo tất cả tỏi vẫn được phủ bằng mật ong (nhớ vặn chặt nắp), sau đó đưa nó về vị trí thẳng đứng và nới lỏng nắp ra một chút.

Sau 1 tuần, sẽ thấy một ít bọt bong bóng hình thành trên bề mặt của mật ong. Tỏi mật ong sẽ lên men trong khoảng một tháng, nhưng chúng ta có thể ăn bất cứ lúc nào trong quá trình này. Hương vị sẽ tiếp tục thay đổi theo thời gian, tỏi sẽ dịu đi và mật ong sẽ cạn hơn.

Đôi khi tép tỏi chuyển sang màu xanh lam hoặc xanh lục do phản ứng trong quá trình lên men. Tuy nhiên nó không có hại và tỏi ngâm mật ong vẫn có thể sử dụng được. Tỏi mật ong sẽ bảo quản tốt ở nơi thoáng mát trong nhiều tháng, thậm chí một năm hoặc lâu hơn.

Tỏi mật ong lên men có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau:

-       Sử dụng trực tiếp: Ăn cả tép tỏi và uống một thìa mật ong, có thể pha loãng để uống.

-       Làm sốt: Đây là một loại gia vị lên men ngon, có thể dùng 2 tép tỏi băm cùng một thìa mật ong để trộn salad, sốt ướp cho các món thịt nướng hoặc ăn kèm bánh mì.

Chú ý: Không nên cho trẻ nhỏ dưới một tuổi uống tỏi mật ong.

·      Mật ong gừng

Gừng được dùng nhiều trong ẩm thực, là loại gia vị thường có trong bếp và cũng là loại nên có sẵn trong tủ thuốc thảo mộc của gia đình. Gừng có nhiều lợi ích cho sức khỏe, dưới đây là công thức làm siro gừng đơn giản, chúng ta có thể dễ dàng thực hiện để sử dụng mỗi ngày.

Gừng không chỉ nổi tiếng với đặc tính chống buồn nôn và hỗ trợ tiêu hóa mà còn là chất chống viêm, chống co thắt, làm ra mồ hôi, chất kích thích tuần hoàn và chất kích thích sự thèm ăn.

Đặc biệt, gừng là một loại thảo dược làm ấm, thông mũi, có lợi cho chứng cảm lạnh và cúm, tắc nghẽn đường hô hấp và viêm họng. Gừng có khả năng chống viêm và chống virus, khiến nó trở thành một trong những thảo mộc được khuyên dùng để phòng chống Covid-19.

{keywords}
Mật ong gừng 

Một cách tuyệt vời để thưởng thức hương vị và lợi ích của gừng là chế biến thành mật ong gừng. Mật ong gừng có cách làm đơn giản, có thể bảo quản được lâu và dễ dàng sử dụng.

Gừng là nguyên liệu dễ tìm kiếm, nên sử dụng gừng tươi vì nó mang lại hương vị ngon hơn gừng khô. Cần rửa sạch củ gừng để ráo và thái thành lát mỏng.

Kết hợp với mật ong có thêm lợi ích chống virus, vi khuẩn và nấm, giúp tăng cường thêm tác dụng của gừng.

Công thức làm mật ong gừng như sau (tỷ lệ theo thể tích):

-       Gừng tươi thái lát mỏng: 1 phần

-       Quế: 2-3 thanh (tùy chọn)

-       Nước lọc: 2 phần

-       Mật ong: 1 phần

Cách làm:

-       Cho gừng, quế (nếu dùng), nước vào nồi đun sôi.

-       Đun nhỏ lửa đến khi chất lỏng giảm thể tích một nửa, khoảng 30-45 phút.

-       Lọc bỏ bã gừng quế, phần nước gừng quế sau khi đun cũng lọc bỏ phần bã, để nguội đến nhiệt độ phòng, sau đó cho mật ong vào khuấy đều. Rót vào lọ thủy tinh, đóng kín dán nhãn.

Nước gừng mật ong bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh có thể sử dụng được khoảng 2 tháng.

Điều tuyệt vời nhất của mật ong gừng là tác dụng tăng cường sức khỏe và có hương vị thơm ngon. Vì vậy, mật ong gừng có thể dùng cùng với các món bánh, làm nước sốt, nước uống.

Nếu cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn hoặc có vấn đề tiêu hóa hãy sử dụng mật ong gừng bằng cách pha loãng với nước nóng.

·      Mật ong thảo dược trị ho

Công thức mật ong, nước cốt chanh và các loại thảo mộc tự nhiên có thể giúp tăng miễn dịch, làm dịu họng và làm dịu cơn ho.

{keywords}
Mật ong thảo dược 

Thành phần chính:

-       Giấm táo: Chứa các vi khuẩn có lợi, có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể nhanh chóng và làm dịu sự đau rát họng.

-       Tỏi: Nên sử dụng tỏi sống trong công thức này. Bởi Allicin - một hoạt chất trong tỏi, được biết đến với khả năng tiêu diệt các vi sinh vật gây nhiễm trùng đường hô hấp có thể dẫn đến viêm hô hấp và ho.

-       Nước cốt chanh: Chanh chứa nhiều vitamin C và nhiều chất chống oxy hóa có thể giúp kháng viêm và thúc đẩy khả năng miễn dịch.

-       Mật ong: Có tác dụng làm dịu kích ứng, giảm viêm và tăng giải phóng cytokine, mật ong còn cung cấp chất chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch. Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy mật ong có thể làm giảm tiết chất nhầy niêm mạc và giảm ho... và có hiệu quả tương tự như diphenhydramine và dextromethorphan, những thành phần phổ biến có trong thuốc ho không kê đơn.

-       Gừng: Có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm mạnh mẽ, giúp xử lý các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp hiệu quả.

-       Quế: Có các đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm tự nhiên, quế là một thành phần tuyệt vời và được khuyến khích cho công thức làm siro ho tự làm.

Công thức và cách làm:

Đây là lượng dùng trong 3 ngày, nếu muốn làm nhiều hơn hãy nhân lên theo tỷ lệ công thức này.

3 muỗng canh giấm táo (khoảng 45ml)

Nước ép của 1½ quả chanh

4 ½ muỗng canh nước (khoảng 68ml)

3 muỗng canh mật ong (khoảng 45ml)

¾ thìa cà phê tỏi xay hoặc băm nhỏ (khoảng 9-10 nhánh)

3 ¾ thìa cà phê gừng xay hoặc băm nhỏ (khoảng 11g)

¾ thìa cà phê bột quế (khoảng 4g)

Cho tất cả các nguyên liệu vào bình thủy tinh. Đậy nắp lọ và lắc kỹ (lắc lại trước mỗi sử dụng và để yên trong 10 phút). Mỗi ngày dùng 1 muỗng canh (khoảng 15ml), ngày dùng 3 lần, uống vào buổi sáng, buổi chiều và trước khi đi ngủ.

Đặt lọ mật ong thảo dược trong ngăn mát tủ lạnh để bảo quản.

Sử dụng một đợt mật ong thảo dược trong 3 ngày sẽ giúp giảm các cơn ho, làm dịu họng và giải quyết các vấn đề viêm đường hô hấp.

TS. Lương Y Phùng Tuấn Giang

Chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Đang cập nhật dữ liệu !