Loại quả vào vụ bán đầy chợ ăn cực ngon với cách làm không phải ai cũng biết

Thực tế đã có những trường hợp phải nhập viện cấp cứu vì tắc ruột do ăn nhiều những loại quả có chất tanin như quả hồng, quả thị hoặc ăn quá nhiều những loại thực phẩm nhiều chất xơ không hòa tan…

TS. Lương Y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam cho biết, thị là loại quả quen thuộc gắn với đời thực và cả văn hóa dân gian, thường được trồng ở chốn linh thiêng như chùa chiền.

Thị (Diospyros decandra) là một loại cây ăn quả nhiệt đới thuộc họ Thị (Ebenaceae). Quả thị có mùi thơm mát khi vừa chín tới, trong vỏ quả chứa lượng nhỏ tinh dầu mùi gần giống mùi ester valerianic.

Hương thơm của thị có tác dụng trấn tĩnh, thư giãn, giảm căng thẳng thần kinh. Đến khi quả đã chín rục, mềm nhũn và chuyển sang màu vàng sẫm thì mùi thơm giảm nhiều. Nhiều người yêu thích thị sẽ mang bên mình hoặc để trong phòng những quả thị chín tới để hít ngửi, tận hưởng hương thơm này cho đến khi chín mềm thì mới ăn, quả thị có vị ngọt, chát nhẹ.

Kháng viêm, chống oxy hoá, giúp an thần

TS. lương y Phùng Tuấn Giang cung cấp thêm thông tin, theo nghiên cứu năm 2011 của các nhà khoa học Thái Lan cho thấy quả thị (Diospyros decandra Lour.) thể hiện hàm lượng cao nhất của tổng số hợp chất phenolic (215 mg GAE/g) và tổng hàm lượng flavonoid (187 mgRE/g) trong số 19 loại trái cây được nghiên cứu.

{keywords}
Loại quả vào vụ “chỉ để ngửi” bán đầy chợ ăn cực ngon với cách làm không phải ai cũng biết

Flavonoid là một trong những hoạt chất tự nhiên có mặt rộng rãi nhất trong thực vật và là phân nhóm quan trọng trong các hợp chất phenol. Flavonoid có nhiều tác dụng được biết đến như chống oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn, chống dị ứng và chống lão hóa.

Theo tài liệu Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu), thịt quả thị có chứa 86,5% nước; 0,16% chất béo; 0,67% chất protein; 12% glucid; 0,33% tanin; 0,47% xenlulose; 0,5% tro. Tanin trong quả thị thuộc loại pyrocatechic.

Theo y học cổ truyền, thịt quả thị có tác dụng trừ giun, an thần. Vỏ quả tiêu độc, tiêu viêm. Lá thị hạ khí, gây trung tiện, tiêu viêm, giảm đau.

Thịt quả thị được dùng để an thần và tẩy giun (nhất là giun kim) ở trẻ em; hàng ngày ăn 2 - 3 quả. Vỏ quả thị phơi khô, đốt thành than tán bột mịn, hòa với dầu nền (dầu vừng, dầu dừa, dầu hạnh nhân…) dùng để bôi ngoài da chữa rộp da do giời leo, rắn cắn; hoặc trộn với than chiếu cót và đinh hương chữa lỗ rò ở hậu môn.

Ngoài quả thị ra, lá, vỏ cây, rễ cây cũng được dùng làm thuốc chữa bệnh trong dân gian để cầm nôn ói, giảm đau, tiêu viêm; trị mụn nhọt, vết thương, vết bỏng, dị ứng, phù thũng…

Nguy cơ tắc ruột nếu ăn quá nhiều

TS. lương y Phùng Tuần Giang cũng lưu ý, nếu biết cách ăn, chúng ta cũng có thể cảm nhận được hương vị thơm ngon của quả thị. Cách ăn quả thị như sau: Xoay quả và bóp nhẹ cho đến khi thịt quả mềm ra và nứt ra một khe nhỏ thì cho lên miệng hút.

Mặc dù đây là loại quả tốt cho sức khỏe nhưng chúng ta cũng cần lưu ý một số điều.

Chỉ ăn quả thị đã chín mềm, không nên ăn quả xanh và quả chưa chín kỹ bởi hàm lượng tanin cao trong thị chưa chín sẽ tạo vị chát khó ăn, mà khi ăn vào có thể bị săn se niêm mạc ruột, ảnh hưởng nhu động ruột, thậm chí còn vón lại tạo thành khối ở trong đường tiêu hóa có thể gây bán tắc ruột hoặc tắc ruột.

Các bộ phận khác của cây thị như lá, vỏ thân, rễ, vỏ quả, hạt thị tuy có những tác dụng dược lý nhưng cũng có độc tính và có thể gây tác dụng không mong muốn nếu sử dụng không đúng cách. Bởi vậy, chúng ta không nên tự ý sử dụng, nên hỏi ý kiến và sự hướng dẫn của thầy thuốc.

Bổ sung thêm, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, quả thị dù là phổ biến nhưng đa số mọi người chỉ dùng để chơi thưởng tức mùi hương thơm là chính.

Về giá trị dinh dưỡng, quả thị không thật sự nổi bật như một số loại quả thường dùng như cam, quýt, bưởi, xoài… Tuy nhiên, loại quả này vẫn có thể ăn được.

PGS Lâm lưu ý, khi sử dụng quả thị để ăn chỉ nên ăn quả đã chín kỹ nhưng không dập nát, thối rữa. Khi ăn cũng chỉ nên ăn thưởng thức, không sử dụng nhiều, không ăn lúc đói. Bởi quả thị cũng giống như quả hồng, có chứa chất tanin nếu ăn lúc đói gây cồn cào ruột, ăn nhiều sẽ dễ vón cục trong đường tiêu hóa và dẫn đến tắc ruột.

Thực tế đã có những trường hợp phải nhập viện cấp cứu vì tắc ruột do ăn nhiều những loại quả có chất tanin như quả hồng, quả thị hoặc ăn quá nhiều những loại thực phẩm nhiều chất xơ không hòa tan, điển hình là măng.

N. Huyền 

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Đang cập nhật dữ liệu !