Lò rèn Thủ đô rực sáng ngày cận Tết
Ghi nhận của PV Infonet, ở làng nghề rèn truyền thống Đa Sĩ, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội vào những ngày cuối năm vẫn miệt mài làm ra những con dao, cái kéo,... để phục vụ khách đặt cũng như nhu cầu mua sắm của người dân.
Những ngày cận Tết các lò rèn ở làng Đa Sĩ luôn đỏ lửa. |
Đang bên lò lửa đỏ rực, ông Nguyễn Văn Sử (60 tuổi, ở Tổ 6, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội) cho biết: “Gia đình tôi đã có 3 đời làm nghề rèn ở cái làng Đa Sĩ này. Khi nào cũng vậy, vào những ngày gần Tết cũng luôn tất bật với công việc.
Chính vì vậy, những người làm nghề như chúng tôi cứ vào những ngày cận Tết Nguyên đán, các gia đình đi mua sắm, chuẩn bị Tết nhưng với những người làm nghề rèn ở Đa Sĩ thì vẫn tất bật hoàn thiện các đơn hàng khách đặt trong năm”.
Các bếp than luôn rực cháy. |
Tuy vậy, ông Sử cũng chia sẻ: “Với cách làm truyền thống, thủ công nên mỗi ngày tôi rèn được 4 con dao, còn những gia đình áp dụng máy móc vào sản xuất, có người rèn được 100 – 200 con dao mỗi ngày. Vì thế cho đến lúc này, ở làng Đa Sĩ chỉ còn một số ít người sản xuất bằng thủ công mới tất bật vào dịp Tết.
Trong khi đó, có nhiều gia đình đã áp dụng máy móc vào sản xuất thì dịp cuối năm cũng không tất bật lắm. Nhưng với gia đình tôi vẫn giữ được các bước rèn và rèn hoàn toàn bằng tay. Người dân làng Đa Sĩ thường chọn phôi thép nhíp ô tô đã bỏ đi làm phôi để rèn, bởi nhíp ô tô thường là thép tốt, không pha tạp chất".
Những con dao dần hoàn thành. |
Ngoài ra, ông Sự cũng tâm sự: Những ngày cận Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, lò rèn của gia đình tôi liên tục đỏ lửa để rèn dao, kéo phục vụ khách. Người dân làng Đa Sĩ thường chọn phôi thép từ nhíp ô tô đã bỏ đi làm phôi để rèn, bởi nhíp ô tô thường là thép tốt, không pha tạp chất”.
Theo ông Sử, với những người làm nghề thủ công thì các công đoạn từ tôi thép đến các công đoạn cắt, tạo khuôn đều phải làm bằng tay bên lò rèn .Mỗi ngày hai vợ chồng ông rèn được 04 con dao tông, mỗi con bán với giá 250.000 đồng.
Ngoài việc ông Sử là người cầm nhịp tán nhíp ô tô đã được nung đỏ thì sự trợ giúp của người vợ và con trai góp phần quan trọng trong công đoạn rèn dao kéo. |
Phần tay cầm của dao được ông Sử tán mỏng rồi cuộn tròn lại |
Những ngày cận Tết Nguyên đán Đinh Dậu, số lượng khách đặt hàng nhiều nên hai vợ chồng ông Sử dành hầu hết thời gian rèn dao, kéo. |
Các sản phẩm được tạo ra từ lò rèn ông Sử đều có chất lượng rất tốt, độ tinh xảo cao hơn các lò khác, cũng chính vì thế mà tiếng tăm của ông đã lan truyền đi khắp nơi, nhiều người biết đến. |