Lỡ dịp vào Nam chống dịch, nam sinh trường y khoa ở Hà Nội 'không ngồi im'

Không kịp tham gia đoàn tình nguyện của trường vào phía Nam chống dịch, Đinh Thái Bảo, sinh viên y khoa ở Hà Nội hăng hái tham gia nhóm đón tiếp, hướng dẫn người dân tại các tổ tiêm vắc xin ở các TTYT quận, huyện.

{keywords}
Sinh viên trường Y Dược, ĐH Quốc gia Hà Nội tham gia hỗ trợ công tác tiêm chủng tại Hà Nội.

Không thể ngồi im, phải làm điều gì đó dù ở đâu

Không chỉ 25 cá nhân tham gia hỗ trợ Đồng Tháp ngày 18/8 mà ngay tại Hà Nội, trong thời gian qua, các giáo viên, sinh viên của trường ĐH Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) cũng đã tích cực tham gia hỗ trợ phòng chống dịch.

Nhận được tin từ các đồng nghiệp ở Trung tâm y tế (TTYT) các quận huyện, các bệnh viện của Hà Nội cần trợ giúp nhân lực lấy mẫu, xét nghiệm, PGS. TS. Đào Thị Dung, giảng viên Bộ môn Răng Hàm Mặt đã kêu gọi học sinh, đồng nghiệp chung tay cùng Hà Nội.

“Dù dịch bệnh, Hà Nội đang thực hiện giãn cách, nhiều sinh viên cũng đã về quê nhưng ngay lập tức nhiều cánh tay đã giơ lên. Thậm chí có cả bác sĩ mới nghỉ hưu cũng mong được góp sức cho chiến dịch tiêm chủng vắc xin lớn nhất của Thành phố”, cô Dung cho hay.

Vì lý do khách quan, Đinh Thái Bảo, sinh viên K7 Răng Hàm Mặt, Trường Đại Học Y dược (ĐHQGHN) đã không thể đi vào tâm dịch phía Nam cùng đoàn tình nguyện của trường. Chàng sinh viên trẻ luôn tâm niệm: ''Là một sinh viên y khoa, mình không thể ngồi im mà phải làm điều gì đó''.

Ngay khi các thầy cô trong trường thông báo cần tình nguyện viên cho các cơ sở y tế chống dịch, Bảo lập tức đăng ký.

Đầu tháng 8, Bảo và 7 sinh viên cùng trường được thầy cô kết nối tham gia đội ngũ hỗ trợ tiêm chủng cho TTYT Đống Đa và Cầu Giấy. Công việc của Bảo là đón tiếp, hướng dẫn người dân đến tiêm.

Mặc đồ bảo hộ kín mít cả buổi, đi lại như con thoi, nói liên tục…, nam sinh có lúc tưởng “không còn sức”, nhưng với mong muốn đóng góp vào cuộc chiến chống đại dịch, Bảo cùng các bạn tình nguyện viên lại tiếp tục cố gắng.

“Thời điểm đó, số ca ở cộng đồng Hà Nội vẫn tiếp tục tăng cao, nhưng một số người dân vẫn còn chủ quan, việc thực hành các biện pháp phòng dịch vẫn chưa chuẩn.

Nhiều lần trong lúc hướng dẫn, vì nói chuyện qua lớp khẩu trang và kính chắn giọt bắn rất khó nghe, các bác, các cô đi tiêm thường kéo khẩu trang xuống hoặc ghé sát mặt em để hỏi. Những lúc như vậy nguy cơ lây nhiễm rất cao, song không vì thế mà em và các bạn cảm thấy sợ hãi. Cả nhóm động viên, bảo nhau kiên nhẫn nhắc mọi người đeo khẩu trang, giữ khoảng cách…”, Bảo kể.

Hào hứng với công việc tình nguyện này, Bảo gửi lời nhắn tới các bạn trẻ, những sinh viên ngành y “đừng chần chừ khi chúng ta còn trẻ” để “đóng góp một phần cho Tổ quốc, cho đất nước lúc này”.

“Các bạn trẻ đừng ngần ngại xông pha, vì chỉ có đồng lòng chung tay góp sức thì mới cùng đẩy lùi dịch bệnh”, Đinh Thái Bảo nói.

Vào tâm dịch là cơ hội trải nghiệm

Ngày 18/8, 25 giảng viên - bác sĩ và sinh viên y khoa Trường ĐH Y Dược (ĐHQGHN) đã tình nguyện lên đường tham gia hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 tại tỉnh Đồng Tháp.

Để có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi lên đường thực hiện nhiệm vụ, Trường đã trang bị đầy đủ các điều kiện cần thiết cả về chuyên môn và trang thiết bị, toàn bộ thầy cô giáo và sinh viên đã được tiêm 2 mũi vắc xin phòng Covid-19.

Trước khi lên đường, Bệnh viện E đã phối hợp với trường ĐH Y Dược tập huấn, bổ sung đầy đủ các kỹ năng về phòng hộ cá nhân cho các cán bộ, sinh viên khi vào tâm dịch; đặc biệt là tập huấn cho đoàn về công tác phòng, tránh lây nhiễm.

GS.TS.TTND Lê Ngọc Thành, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược nhấn mạnh ''đây là một trải nghiệm vô cùng đặc biệt đối với tất cả các bạn''. Dù ở cương vị nào thì các bạn đều là những người ở tuyến đầu chống dịch nên phải tuân thủ các quy tắc, quy chuẩn trong phòng chống dịch, điều trị bệnh nhân mắc Covid-19.

Là một trong số 20 sinh viên tham gia tuyến đầu, bạn Nguyễn Hữu Sơn, sinh viên ngành Y Đa khoa chia sẻ: "Ngay từ đợt dịch đầu tiên, em đã đăng ký tình nguyện chống dịch. Rất may qua nhiều vòng “sàng lọc”, em được tham gia”.

Dẫu biết trước áp lực bởi cường độ làm việc liên tục, cùng rất nhiều khó khăn, thậm chí là nguy hiểm nhưng nam sinh vẫn rất quyết tâm hăng hái tham gia vào tuyến đầu chống dịch, chỉ với mong muốn góp phần nhỏ vào đẩy lùi dịch bệnh.

TS. bác sĩ Lê Hưng, Trưởng đoàn tình nguyện của ĐH Y Dược (ĐHQGHN) cho hay, đây là đợt ra quân đầu tiên của Trường theo lời kêu gọi Bộ Y tế, hỗ trợ các địa phương phía Nam chống dịch Covid-19.

''Chuyến công tác tham gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 lần này là một dịp để thầy và trò nhà trường cọ sát, trải nghiệm và khẳng định chuyên môn tay nghề, ý thức kỷ luật, tinh thần hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh'', bác sĩ Hưng chia sẻ.

N. Huyền 

Nước dừa miễn phí ngày nắng nóng: Chủ quán không sợ bị nói 'làm màu'

Mọi người có thể bỏ ra vài triệu đi ăn nhậu, hát karaoke. Vậy tại sao không dám bỏ số tiền đó giúp người đi đường ngày nắng nóng - anh Trần Xuân Vũ, chủ quán cà phê tâm sự.

Ký ức ngày hòa bình của hai nữ biệt động nổi tiếng

"Lúc bấy giờ, cảm giác trong người tôi nhẹ nhàng như đi trên mây" - cựu chiến sĩ Biệt động Sài Gòn đến giờ vẫn nhớ như in về thời khắc thiêng liêng của lịch sử dân tộc, ngày mà đất nước thống nhất, liền một cõi.

Những 'bí kíp' tránh bị ép giá dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Trước khi đi taxi hay sử dụng đồ ăn uống nên hỏi rõ giá, đặt phòng ở khách sạn, nhà nghỉ uy tín... là những lưu ý để khách du lịch không bị ép giá trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.

Kho tàng kỉ vật chiến tranh vô giá của người đàn ông Quảng Trị

Sinh ra và lớn lên ở vùng đất lửa Quảng Trị, ông Duyệt thấu hiểu những mất mát, khổ đau do chiến tranh gây nên. Hơn 20 năm qua, ông đã miệt mài sưu tầm hơn 1.000 kỉ vật thời chiến và trưng bày tại nhà của mình.

Người đàn ông dồn cỗ tặng mẹ con chị bán vé số khiến dân mạng ấm lòng

Người xưa thường nói "của cho không bằng cách cho", cách người đàn ông trong clip đưa túi đồ ăn cho 2 mẹ con chị bán vé số khiến dân mạng thấy ấm lòng.

Thăm ngôi nhà hình hộp diêm hơn 130 tuổi giữa phố cổ Hà Nội

Ngôi nhà cổ được ví như hộp diêm tại phố hàng Cân (Hà Nội) là một trong những kiến trúc độc đáo được giữ gìn đến ngày nay.

Quán cơm 2 nghìn đồng cho bệnh nhân ung thư của cặp vợ chồng Hà Nội

Nhiều lần trong lúc ngồi trò chuyện sau bữa ăn, các cô nói: “Hai nghìn có đáng gì đâu so với bữa cơm này. Các cháu là muốn cho các cô đỡ ngại thôi đúng không?”

Những chiếc bánh đặc biệt của anh thợ từng lang thang đánh giày

Những chiếc bánh đó có thể là dành cho những đứa trẻ lần đầu tiên trong đời được tổ chức sinh nhật, cũng có thể là để chào đón một nạn nhân mới trở về sau những ngày tháng bị bán sang xứ người.

Học nghề từ một cuốn sách, người đàn ông thành 'vua đồ cũ', có tài sản khủng

Vì mưu sinh, ông Nguyễn Công Nhân bắt tay vào nghề sửa chữa đồ điện tử điện lạnh và rồi gắn bó suốt 26 năm, trở thành người thợ với biệt danh “vua đồ cũ”.

Hàng cây 2,5 tỷ nghi chết khô trên con đường mới thông xe ở Hà Nội

Được trồng từ nhiều tháng nay nhưng hai hàng cây trên đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (Đống Đa, Hà Nội) không chịu đâm chồi nảy lộc, đứng trơ trụi giữa vỉa hè.

Đang cập nhật dữ liệu !