Lộ diện Ban giám khảo LHP Quốc tế Hà Nội 2012

Infonet -Những vị trí ghế nóng của các hạng mục phim truyện, phim ngắn tại LHP Quốc tế Hà Nội lần thứ II đã chính thức được công bố.

Tin từ Cục Điện ảnh (Bộ VH,TT&DL) cho biết, LHP Quốc tế Hà Nội lần thứ II-2012 (sẽ diễn ra tại Hà Nội từ 25 - 29/11) vừa có quyết định thành lập các BGK.

Theo đó, BGK phim truyện gồm 5 thành viên, ngoài  đạo diễn người Đức Jan Schuette (GĐ Trường ĐH Điện ảnh Berlin) làm Chủ tịch, còn có: ông Clifford Vivian Devon (diễn viên người Mỹ, nhà sản xuất điện ảnh Hãng phim Độc lập Whenua Films, New Zealand); Taraneh Alidoosti (diễn viên điện ảnh Iran), Garin Nugroho Riyanto (đạo diễn điện ảnh Indonesia) và diễn viên, NSND Như Quỳnh.

Lộ diện Ban giám khảo LHP Quốc tế Hà Nội 2012 - ảnh 1
NSND Như Quỳnh là thành viên BGK phim truyện tại LHP Quốc tế Hà Nội 2012 


3 thành viên cầm cân nảy mực ở hạng mục Phim ngắn gồm: đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn (Chủ tịch), nhà quay phim - biên kịch Martin Delisle (thành viên ban sơ tuyển phim LHP ngắn quốc tế Montreal, Canada), nhà văn - nhà nghiên cứu điện ảnh Chalida Uabumrungjit (Giám đốc LHP ngắn và video Thái Lan).

BGK Mạng lưới khuyến khích phát triển Điện ảnh châu Á gồm 3 thành viên: Asley Ratnavibhushana (GĐ điều hành mạng lưới khuyến khích phát triển điện ảnh châu Á) làm chủ tịch, Martine Therouanne (chủ tịch LHP quốc tế Vesoul chuyên về điện ảnh châu Á), đại diễn Phạm Nhuệ Giang.

Chủ tịch BGK phim truyện năm nay là Đạo diễn Jan Schuette. Ông vốn nổi tiếng với bộ phim Đen và Trắng- một phim bi hài được chọn chiếu khai mạc LHP Venice và nhận được giải thưởng của các nhà phê bình điện ảnh. Bộ phim cũng được mời tham dự hơn 50 LHP quốc tế và giành được nhiều giải thưởng khác gồm các giải như Prix Francois Truffaut, Prix Unesco và German Film Prize. Năm 2002, Jan Schuette là thành viên Ban Giám khảo LHP quốc tế Cannes.


T.Huyền

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

Đang cập nhật dữ liệu !