Liệu có xảy ra chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ? (P2)

Hiện tại chiến tranh có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức mới. Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng xác suất xảy ra chiến tranh Nga - Thổ Nhĩ Kỳ là rất nhỏ nhưng cũng không nên loại trừ khả năng này.

Xác suất chiến tranh và khả năng chiến đấu

Trong trường hợp tình hình trở nên xấu đi không phải do lỗi của Nga thì cuộc chiến sẽ nổ ra tại Thổ Nhĩ Kỳ vì toàn bộ lực lượng của Nga đã tập hợp đông đủ quanh biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Bao gồm: phi đội máy bay chiến đấu từ Địa Trung Hải, Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga, các lực lượng vũ trang vùng lân cận ở phía Nam, các tàu tên lửa thuộc Hạm đội Caspian cùng lực lượng Không quân Nga tại Syria.

Liệu có xảy ra chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ? (P2) - ảnh 1

Chiến đấu cơ Su-34 của Không quân Nga tham chiến chống IS tại Syria.

Việc sử dụng các đòn tấn công bằng bom và tên lửa có độ chính xác cao không phù hợp ở Thổ Nhĩ Kỳ do lãnh thổ quốc gia này tương đối nhỏ, các hệ thống phòng không sẽ không thể phát huy hết hiệu quả.

Theo bảng xếp hạng về sức mạnh quân sự toàn cầu năm 2015 của GFI (Global Firepower Index) công bố hồi tháng 4, thì không thể so sánh được khả năng chiến đấu của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.

GFI tổng hợp các chỉ số về sức mạnh quân sự, các nguồn năng lượng, tài nguyên địa lý và giao thông vận tải của 106 quốc gia khác nhau. Nga xếp vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng sau Mỹ, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ đứng thứ 10 (sau Trung Quốc, Ấn Độ, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Đức và Nhật Bản).

Theo đó, tiềm năng huy động của Nga cao gấp 1,5 lần so với Thổ Nhĩ Kỳ, so sánh các lực lượng mặt đất, trên biển và trên không của 2 bên như sau:

- Không quân Nga có 3.429 máy bay chiến đấu, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ có 1.020 chiếc.

- Số lượng xe tăng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tương ứng là 15.398 và 3.778 chiếc.

-  Hệ thống phóng tên lửa của Nga là 3.793 đơn vị và Thổ Nhĩ Kỳ -  811 đơn vị.

- Lượng tàu chiến và tàu ngầm - Hải quân Nga có 352 chiếc và Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ là 115 chiếc.

Ngân sách quốc phòng của Nga đạt 60,4 tỷ USD, con số này của Thổ Nhĩ Kỳ là 18,1 tỷ USD. Ngoài ra, phương Tây rất ấn tượng với việc Nga sử dụng tổ hợp tên lửa có độ chính xác cao Kalibr và tên lửa hành trình có tính năng độc đáo Kh-101 trong chiến đấu. Còn Thổ Nhĩ Kỳ thì không có các vũ khí công nghệ cao.

Lượng dự trữ vàng của Nga cũng gấp Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 5 lần khi có 515,6 tỷ USD, còn Thổ Nhĩ Kỳ là 117,6 tỷ USD.

Nga khai thác được nguồn năng lượng nhiều hơn lượng tiêu thụ, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ phải sử dụng nguồn cung năng lượng từ nước ngoài. Và NATO sẽ không sử dụng khí đốt do Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp thay cho Nga.

Trong khi các chính trị gia cho rằng sẽ không xảy ra cuộc chiến giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, thì các chuyên gia quân sự và các nhà sử học lại tỏ ra nghi ngờ về tính đúng đắn của nhận định này.

Trong suốt 3 thế kỷ vừa qua, hai quốc gia đã có 69 năm trong tình trạng đối đầu. Dưới đây là một số thông tin về lịch sử chiến tranh giữa hai bên:

- Ngày 17/12/1788 quân đội Nga dưới sự chỉ huy của Hoàng tử Grigory Potemkin đã chiếm giữ pháo đài Ochakov của Thổ Nhĩ Kỳ.

- Ngày 24/12/1790 Đại nguyên soái Alexander Suvorov đã chỉ huy quân đội Nga đánh chiếm pháo đài Izmail của Thổ Nhĩ Kỳ.

- Ngày 10/12/1877 quân đội Nga chiếm pháo đài Pleven của Thổ Nhĩ Kỳ và 18 ngày sau đánh bại quân đội Thổ Nhĩ Kỳ trên đèo Shipka.

Kể từ đó, thế giới không có nhiều thay đổi và lịch sử không thể lặp lại vào tháng 12 này.

Liệu có xảy ra chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ? (P2) - ảnh 2

Xe tăng T-14 Armata của Nga.

Vậy ai là đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ? Trong trường hợp xấu nhất, Mỹ và NATO sẽ giúp Thổ Nhĩ Kỳ, song không trực tiếp tham gia xung đột với Nga.

Khả năng của NATO

Thời điểm Nga buộc Gruzia phải chấp thuận hòa bình vào tháng 8/2008, chính quyền Tổng thống Bush đã tính tới phương án đánh bom đường hầm Roki (con đường quân đội Nga dùng để tiến vào Nam Ossetia, biên giới quốc gia Nga và Gruzia nằm chính giữa đường hầm).

Nhưng phương án đó đã không được thực hiện và kết quả cuộc xung đột thì ai cũng đã biết rõ. Phương Tây đã phải chịu đựng sự sỉ nhục do các phản ứng đáp trả của quân đội Nga quá rõ ràng. Và Gruzia không đáng để phương Tây phải hy sinh nhiều như thế.

Trong tình huống xảy ra xung đột Nga – Thổ Nhĩ Kỳ, Washington sẽ phải bàn đến vấn đề đánh bom tại eo biển Địa Trung Hải. Còn các nước NATO đã sẵn sàng bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ chưa?

Lực lượng không quân Mỹ và một lượng nhỏ quân đội các nước đồng minh khác hoạt động trên lãnh thổ Afghanistan, Iraq, Libya và Nam Tư. Mỹ và NATO đã tập hợp các nước này theo nguyên tắc mạng lưới xã hội – càng nhiều bạn bè, thì vị thế càng cao (thực tế, việc NATO kết nạp những nước yếu kém về quân sự như  Estonia, Latvia và Litva vào liên minh chỉ làm cho an ninh khu vực Châu Âu rơi vào tình trạng nguy hiểm). Những cam kết của NATO và Mỹ đối với Thổ Nhĩ Kỳ là mối hiểm họa cho liên minh này.

Bình luận về tình huống xung đột giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, tờ American Thinker của Mỹ viết: “Máy bay đã bị bắn hạ, phi công đã chết và Tổng thống Putin có một cơ hội để vượt qua cái bóng NATO… Ông ấy chỉ đơn giản là đứng quan sát xem liên minh này tự phá hủy như thế nào.

Ông Putin đã buộc các thành viên NATO phải kết hợp với nhau để cùng bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ theo Điều 5 của Hiến chương NATO hoặc phối hợp chống lại quân khủng bố IS.

Cuối cùng những đồng minh này sẽ không thể kết hợp được với nhau do sự yếu kém của nhà lãnh đạo Mỹ cộng với thực tế hầu hết các thành viên NATO đều không đủ năng lực để tham gia trò chơi chính trị này”.

Không có thắng lợi đảm bảo do thiếu nguồn lực, không sẵn sàng hy sinh bản thân, lại vừa trải qua cuộc khủng hoảng di dân từ Trung Đông, vì vậy cuộc khủng hoảng ở Syria chính là cuộc khủng hoảng của NATO và Mỹ.

Các hoạt động không kích của không quân Nga tại Syria đã tiêu diệt nhiều các mục tiêu IS, phá hủy rất nhiều cơ sở dầu mỏ của quân khủng bố, từ đó phát hiện ra chính Thổ Nhĩ Kỳ đã mua nguyên liệu dầu thô của IS. Và sự thật đã sáng tỏ rằng liên minh chống khủng bố của 60 quốc gia do Mỹ dẫn đầu đã hành động khác với mục tiêu được tuyên bố.

Hiện tại, miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ đã biến thành nơi đào tạo các chiến binh khủng bố, địa điểm lưu trữ vũ khí và tiêu thụ dầu mỏ trái phép.

Bất kỳ nhóm vũ trang nào tại Syria nói riêng và toàn Trung Đông nói chung có hành vi buôn bán người, vũ khí và dầu trái phép đều được coi là những kẻ khủng bố.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ RIA Novosti, một trong những hãng tin lớn nhất tại Nga, đặt trụ sở chính tại Moscow và hơn 80 văn phòng trên khắp thế giới. Ngày 9/12/2013, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã sáp nhập tờ Tiếng nói nước Nga và RIA Novosti thành Rossiya Segodnya (hãng tin tức quốc tế Russia Today (RT)).

Đào Cảnh (Lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !