Lên vùng cao xem hội chọi trâu

Nhắc đến chọi trâu, nhiều người chỉ nghĩ đến hội chọi trâu Hải Lựu (Vĩnh Phúc) hay Đồ Sơn (Hải Phòng), vì hai hội chọi trâu này đã quá nổi tiếng.

Mấy năm trở lại đây, ngay trên địa bàn tỉnh Lào Cai, những hội chọi trâu cũng bắt đầu được mở ra và tổ chức vào tháng Giêng, trở thành hoạt động văn hóa hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của nhân dân và du khách gần xa.

Tháng Giêng vào hội chọi trâu

Sau ngày lập xuân, chúng tôi tìm về xã Bảo Hà (Bảo Yên), nơi hội chọi trâu lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2012, cũng được coi là “rốn” trâu chọi không chỉ của Lào Cai mà cả vùng Tây Bắc. Anh Vũ Văn Nguyên, cán bộ văn hóa xã Bảo Hà, người đã có 3 mùa làm công tác tổ chức hội chọi trâu Bảo Hà chia sẻ: Trước đây, Bảo Yên nổi tiếng là vùng đất có nhiều trâu và giống trâu to, khỏe ít nơi sánh được. Trong lễ hội xuống đồng đầu xuân, đồng bào Tày thường tổ chức hội thi trâu cày và thi xem trâu của nhà nào to, khỏe, đẹp nhất. Cũng do nguyện vọng của bà con mà từ năm 2012 trở lại đây, cứ vào tháng Giêng và Rằm tháng Bảy hằng năm, xã Bảo Hà đều tổ chức hội chọi trâu. Đây vừa là sinh hoạt văn hóa tinh thần mang đậm bản sắc, thu hút đông du khách đến tham dự, vừa là hoạt động khuyến khích bà con phát triển nghề nuôi trâu để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập…

Lên vùng cao xem hội chọi trâu - ảnh 1
Hàng nghìn người dân và du khách đến xem chọi trâu Lùng Khấu Nhin.

Trên địa bàn tỉnh, sau Tết Nguyên đán năm nay, ngoài hội chọi trâu ở xã Bảo Hà, còn có hội chội trâu ở xã Lùng Khấu Nhin (Mường Khương) bước vào mùa chọi thứ 3 và hội chọi trâu ở xã Gia Phú (Bảo Thắng) lần đầu tiên được tổ chức. Quy mô của các hội chọi trâu ở Bảo Hà, Lùng Khấu Nhin tầm 10 cặp trâu, riêng hội chọi trâu ở xã Gia Phú có khoảng 16 cặp trâu tham dự. Ngoài những chú trâu đã vào “đấu trường” những năm trước, năm nay còn có thêm nhiều chủ trâu mới đăng ký tham gia, nên hứa hẹn nhiều bất ngờ, hấp dẫn. Được biết, giá mỗi chú trâu đực bình thường khoảng 40 - 50 triệu đồng, nhưng qua sới chọi, nếu đoạt giải cao, thì giá sẽ tăng lên gấp đôi, thậm chí gấp ba. Vì thế, ngay từ trong năm, cánh thương lái và dân mê trâu chọi đã lùng sục khắp các thôn, bản vùng cao Lào Cai và các tỉnh khác để “săn” trâu chọi.

Gặp “vua trâu” Bảo Yên

Lên vùng cao xem hội chọi trâu - ảnh 2
Trước hội chọi trâu, các chủ trâu xã Bảo Hà tích cực luyện cho trâu "chạy vanh" để tăng sức dẻo dai, bền bỉ.

Anh Nguyên đưa tôi đến bản Lúc 1, nơi khởi sinh hội chọi trâu Bảo Hà, cũng là nơi có số trâu chọi tham gia hội chọi trâu hằng năm nhiều nhất xã. Điều làm tôi háo hức hơn cả là sẽ được diện kiến người có nhiều trâu chọi đoạt giải cao nhất xã Bảo Hà. “Vua trâu” Hoàng Văn Vững không phải là người cao lớn, râu hùm, tướng gấu, tầm trung tuổi như tôi hình dung, mà còn khá trẻ, ăn mặc giản dị, đậm chất nông dân miền núi. Anh tuy nhỏ người, nhưng dáng nhanh nhẹn, cặp lông mày rậm và đôi mắt toát lên bản lĩnh và sự gan góc. Ba năm tham gia các giải chọi trâu, nhưng Hoàng Văn Vững đã “ôm” trọn 4 giải Nhất, 1 giải Nhì, khiến các chủ trâu ở các sới chọi khắp nơi phải nể phục. Vuốt ve chú trâu mộng “sừng càng” tướng mạo dữ tợn, anh Vững chia sẻ: Trâu chọi tốt ngoài vóc dáng cao lớn, thì phải có cặp sừng cánh cung, vòng sừng rộng, ngọn sừng hướng tiền mới hay có đòn “cáng hầu, móc mắt” đối phương. Đặc biệt, trâu phải có trán nhô, mắt đen, tròng đỏ, mí mắt dày và cao…Trâu chọi sung nhất là khoảng 10 - 11 tuổi. Trâu non thì hung hăng lúc đầu, nhưng không lì đòn bằng trâu già. Trâu “hổ lao” hay thắng trận hơn trâu “chịu đòn”. Tuy nhiên, để “ăn” giải thì tố chất trâu chỉ chiếm 50%, còn lại là do chăm sóc, huấn luyện. Trâu tốt nhưng không biết cách huấn luyện thì vào sới vẫn thua như thường”.

Nghe anh Vững kể chuyện nuôi và huấn luyện trâu chọi, chúng tôi mới hiểu được nghề này cũng lắm gian nan. Ngày nào cũng vậy, dù mưa hay nắng, sáng sớm và chiều tối đều phải cho trâu đằm bùn đúng giờ và tập cho trâu chạy khoảng 3 km để trâu có sức dẻo dai, bền bỉ. Để luyện “võ” cho trâu thì còn cho trâu tập húc đất, chạy vanh với trâu khác và làm quen với sới chọi, tiếng ồn và chỗ đông người. Chế độ ăn của trâu chọi cũng không thể tùy tiện, cùng với cỏ tươi, rơm sạch, phải có thêm bột gạo, trứng gà bồi bổ cho trâu đủ chất. Trước khi vào sới 15 ngày, trâu được nhốt kín, không cho tiếp xúc với trâu khác và người lạ. Để trâu thêm dũng mãnh khi vào sới, chủ trâu còn cho trâu uống thêm mật gấu…Người làm nghề huấn luyện trâu chọi cũng phải dũng cảm và có bản lĩnh, vì trâu chọi bình thường hiền lành, nhưng khi nhìn thấy trâu khác thì rất hung hãn, lồng lên như điên dại. Bản thân anh Vững cũng hai lần suýt mất mạng vì bị trâu tấn công. Tôi bất chợt rùng mình khi anh Vững chỉ cho hơn chục mũi khâu như con rết bò trên đùi, trên người - hậu quả của những lần bị trâu húc. Nguy hiểm vậy, nhưng ông “vua trâu” này vẫn đam mê với nghề. Sau mỗi mùa giải, chú trâu thắng trận lại được anh Vững bán cho dân chơi các sới chọi nổi tiếng ở Nghĩa Lộ, Lục Yên (Yên Bái), xã Hải Lựu, huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) hay Đồ Sơn (Hải Phòng) với giá cao, rồi lại lặn lội đi khắp nơi “săn” trâu khác về huấn luyện chuẩn bị cho hội chọi sau. Hiện nay, anh Vững có 6 chú trâu chọi được tuyển chọn kỹ lưỡng và 4 con trâu khác cho anh em nuôi rẽ để kéo gỗ. Năm nay, ngoài hội chọi trâu Bảo Hà, anh còn đăng ký tham gia hội chọi trâu xã Gia Phú (Bảo Thắng) và dự kiến đứng ra mở một hội chọi trâu ở Yên Bái. Cùng với gia đình anh Vững, ở bản Lúc 1 hiện có hơn chục hộ dân theo nghề nuôi trâu chọi, năm nào cũng tham gia hội chọi trâu.

Hội chọi trâu năm 2015 xã Lùng Khấu Nhin (Mường Khương) diễn ra vào ngày 5 - 6 tháng Giêng; Hội chọi trâu xã Bảo Hà (Bảo Yên) được tổ chức ngày 7 - 8 tháng Giêng; Hội chọi trâu xã Gia Phú (Bảo Thắng) diễn ra ngày 10 - 11 tháng Giêng năm Ất Mùi 2015.

Chọi trâu cầu mùa màng bội thu

Khi thực hiện phóng sự này, chúng tôi còn vượt chặng đường xa hơn 70 km để đến xã Lùng Khấu Nhin (Mường Khương) tìm gặp một “vua trâu” khác. Đó là Ly Khái Hòa, dân tộc Mông, thôn Ma Ngán A, người đang sở hữu chú trâu “khủng” đoạt chức vô địch hội chọi trâu Lùng Khấu Nhin năm 2012 và 2013. Mấy hôm trời chuyển rét sâu, sương mù dày đặc, anh Hòa phải nhốt trâu trong chuồng quây bạt kín giữ ấm cho trâu chứ không dắt đi chăn. Bên chú trâu mộng thân thiện như một thành viên trong gia đình, anh Hòa không giấu được niềm tự hào: “Mình mua nó ở thôn Tả Giàng, xã Lùng Vai cách đây 3 năm với giá 33 triệu đồng. Hồi đó, nó mới được 5 tuổi thôi, bây giờ thì là con trâu đực to nhất bản này rồi. Nó khỏe lắm, kéo gỗ giỏi, cày nương cả ngày không biết mệt. Hai năm qua, xã mở hội chọi trâu, mình đăng ký tham gia cho vui, không ngờ cả 2 năm nó đều giành chức vô địch, mình vui lắm. Vừa rồi, có người ở dưới huyện Bảo Thắng lên tận nhà trả giá 120 triệu đồng mà mình không bán đấy…”. Tôi hỏi giá cao thế sao anh không bán đi để mua trâu khác, anh Hòa thật thà: “Con trâu này biết nghe lời chủ, cả nhà mình ai cũng yêu quý nó, nên không cho bán đâu. Trưởng thôn và bà con cũng bảo nó là “trâu vua” đem lại may mắn cho thôn Ma Ngán A, nên đắt mấy cũng đừng bán đi. Nó chọi nhau giỏi, mình giữ lại để sau tết tham gia hội chọi trâu và còn cho nó đi cày nương trồng ngô, trồng lúa nữa”.

Trong câu chuyện, anh Hòa kể rằng, cách đây một tháng, anh lên chơi chợ Cao Sơn, gặp một con trâu đực to lắm, chủ trâu là Thào Nùng ở thôn Tỉn Thàng khẳng định trâu của mình vô địch Cao Sơn, không có đối thủ. Hai người hẹn nhau phiên chợ sau dắt trâu ra chọi, trâu ai thua phải mời người kia…một bữa cơm rượu. Đến hẹn, anh Ly Khái Hòa dắt trâu vượt dốc gần 15 km lên chợ Cao Sơn. Trận đấu giữa hai chú trâu mộng diễn ra hơn 30 phút vô cùng kịch tính, hấp dẫn, thu hút rất đông người tới xem. Kết quả là trâu của Thào Nùng tuy to hơn, nhưng vẫn chịu thua trâu của nông dân Ly Khái Hòa. Đến lúc này, Thào Nùng mới “tâm phục khẩu phục”. Hai người dắt nhau vào quán thắng cố cùng vui vẻ uống rượu, trao đổi kinh nghiệm nuôi trâu.

Nói về chuyện chọi trâu, anh Hòa chia sẻ thêm: Bà con trên này nuôi trâu đực để cày kéo là chính, chọi trâu đầu xuân cho vui thôi, cũng là dịp để khoe nhà mình nuôi được con trâu khỏe, trâu đẹp và cầu mong năm mới mưa thuận, gió hòa, cây ngô nhiều hạt, cấy lúa nặng bông, nhà nhà nuôi được nhiều trâu bò, cuộc sống thêm no ấm. Trâu ai thắng thì càng vui, còn trâu ai thua cũng không quan trọng. Sau hội chọi, những chú trâu lại trở về với công việc chính là cày kéo, chứ không bị mổ thịt như ở sới chọi chuyên nghiệp. Vì thế, trâu đi chọi không ai được vót sừng nhọn mà phải cưa bớt sừng, tránh làm chết trâu người khác. Khi dắt trâu ra, con nào dữ quá cũng phải bịt mắt lại, dắt đến gần nhau mới thả ra chứ không cho trâu lao vào nhau từ xa để hạn chế thương tích.

Vì thế, bà con ai cũng vui vẻ, yên tâm khi cho trâu đi chọi và hào hứng rủ nhau đến xem hội chọi trâu khi mùa xuân tới.

Tuấn Ngọc/Báo Lào Cai

Điểm hẹn du lịch miền Bắc Việt Nam những ngày đẹp nhất năm

Miền Bắc đang bước vào mùa đẹp nhất năm với những trải nghiệm du lịch lôi cuốn. Nếu bạn đang tìm một kỳ nghỉ thu đông thú vị, hãy cân nhắc Hạ Long và Sa Pa, 2 điểm đến lọt top thịnh hành nhất thế giới năm 2024 do TripAdvisor bình chọn.

Thức uống từ mãng cầu được giới trẻ yêu thích

Quả mãng cầu, hay còn gọi là quả na hoặc mãng cầu xiêm, vốn là loại quả nổi tiếng với giới trẻ bởi những món uống cực hot như trà mãng cầu, sinh tố mãng cầu... Đây còn là loại quả chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ hàm lượng dinh dưỡng phong phú.

Diễn viên Thanh Hương sau đổ vỡ: Tôi không thiếu những người đàn ông theo đuổi

Diễn viên Thanh Hương cho biết muốn kín tiếng trong chuyện riêng tư và hiện chưa nghĩ tới việc kết hôn dù không thiếu người theo đuổi.

Cảnh lạ ở hẻm ‘nhà thùng’ TPHCM: Trăm năm ngăn đôi 2 cảnh đời trái ngược

Hẻm "nhà thùng", có từ thời Pháp thuộc như ngăn đôi 2 cảnh đời trái ngược với một bên là dãy nhà cao cửa rộng trong khi phía đối diện là những căn nhà bé tí, lụp xụp rộng chưa đầy 10m2.

Chuyện cảm động phía sau tấm ảnh phục dựng gia đình đủ 4 người ở Làng Nủ

Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.

BAT Việt Nam hoàn thành mục tiêu khoanh nuôi 120ha rừng ngập mặn Cà Mau

Công ty British American Tobacco (BAT) Việt Nam và Trung tâm bảo tồn Thiên nhiên Gaia đã hoàn thành dự án hợp tác trồng rừng giai đoạn 2022 - 2024. Một trong các mục tiêu là chuyển hóa 120ha bãi bồi thành rừng tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.

Du khách hào hứng với loạt trải nghiệm tại Sun KraftBeer Festival 2024

Dù đã qua mùa hè cao điểm, nhưng mỗi ngày Sun World Ba Na Hills vẫn thu hút hàng nghìn du khách đến với Lễ hội bia tươi và ẩm thực Sun KraftBeer 2024.

Chị dâu tặng vòng vàng dịp kỷ niệm ngày cưới, tôi đi bán mới phát hiện sự thật

Không tin vào những gì mình nghe được, tôi đã mang chiếc vòng vàng được chị dâu tặng đến 3 cửa hàng khác nhau để kiểm tra.

Cô gái Bình Phước ngồi xe lăn vào lễ đường, nhiều người rơi nước mắt

Đám cưới của Nhung có nhiều điều đặc biệt. Cô được bố đẻ bế ra trao cho chú rể. Khoảnh khắc chú rể đẩy xe lăn, đưa cô dâu tiến vào lễ đường nhiều người cảm động rơi nước mắt.

Nước ngập trắng đồng ở Chương Mỹ, 100 cảnh sát gặt lúa giúp dân

Dù cơn bão số 3 đã đi qua, nhưng những cánh đồng của xã Mỹ Lương (Chương Mỹ, Hà Nội) vẫn chìm trong biển nước. Để giảm thiểu thiệt hại, hơn 100 chiến sĩ cảnh sát đã xuống đồng gặt lúa giúp người dân.

Đang cập nhật dữ liệu !