Lên Trường Sơn ăn Tết cơm mới

Thời điểm tổ chức Tết từ trung tuần tháng 11 kéo dài đến ngày 24 tháng Chạp, nên lần lượt mỗi làng bản sẽ chọn riêng một ngày đẹp nhất trong khoảng thời gian đó để mọi người vào Tết.

Giữa màn sương trắng bồng bềnh, đồng bào các dân tộc sinh sống giữa đại ngàn Trường Sơn thuộc các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế lại rộn rã nhịp chày giã gạo, chuẩn bị đồ ăn thức uống và mang bộ quần áo mới nhất đặc trưng của dân tộc mình sum vầy về nhà cộng đồng giữa bản làng trẩy hội, cất lên những điệu khèn, điệu múa… được truyền lại từ bao đời nay đón chào Tết A Za. Thời điểm tổ chức Tết từ trung tuần tháng 11 kéo dài đến ngày 24 tháng Chạp, nên lần lượt mỗi làng bản sẽ chọn riêng một ngày đẹp nhất trong khoảng thời gian đó để mọi người vào Tết.

Lên Trường Sơn ăn Tết cơm mới - ảnh 1

Đồng bào các dân tộc thiểu số ở Trường Sơn ca hát nhảy múa trong thời khắc dâng lễ vật tri ân trời đất.

Chọn được ngày tốt đẹp, các gia đình trong bản làng bắt tay vào chuẩn bị lễ Tết bằng việc cắt cử những thanh niên trai tráng lên rừng tìm bắt những con cá trắng to trong khe suối, đi bẫy những con lợn rừng, hươu, nai trong rừng sâu. Phụ nữ ở nhà chuẩn bị những mẻ lúa nếp thơm ngon nhất trong thửa ruộng gia đình mình vừa thu hoạch xong để giã thành gạo, nấu những chiếc bánh a quát ngon và đẹp mắt dâng lên Giàng... Vào ngày Tết, khi tiếng kẻng ngân vang, nhà nhà trong làng thắp hương, đốt đèn và bắt đầu cúng thần linh. Sau đó cả nhà kéo ra nhà cộng đồng trẩy hội. Ở mỗi nhà cũng như ngoài nhà cộng đồng, lễ vật được bày la liệt. Cũng giống như bánh chưng, bánh tét trong Tết Nguyên đán của đồng bào dưới xuôi, a quát - một loại bánh nếp không nhân – là đồ cúng không thể thiếu, được đặt trang trọng trên bàn thờ. Mỗi lễ vật cũng được cắm những cành hoa tre, một hình thức như đốt nhang cầu gọi thần linh của đồng bào.

Các thần linh được dân làng cúng lễ trong Tết A Za bao gồm: Giàng Tro - giống như Thần Nông của người Kinh, đại diện cho cây trồng; Giàng Pơnanh - Thần Chăn nuôi, đại diện cho gia súc; Giàng Panuôn - Thần Buôn bán; Giàng Sưtarinh - Thần Đất, đại diện đất đai và thời tiết. Bên cạnh đó, mỗi dòng họ còn có Giàng riêng cũng được cúng lễ trong dịp này. Ở lễ cúng, người ta cầu nguyện với Giàng qua A xiéo (là vật tượng trưng để giao tiếp với Giàng, được làm bằng hai mảnh của ống tre). Riêng đồng bào Pa Cô sử dụng A Xiéo giống như người Kinh dùng hai đồng xu mỗi khi cúng bái cầu nguyện. Quan niệm nếu cả 5 lần A Xiéo đều ngửa thì năm đó gia đình sẽ gặp nhiều may mắn, thuận lợi.

Theo Già làng, Tết A Za bắt đầu khi tiếng pháo nổ vang ở trong bếp mỗi nhà. Pháo mà người Pa Cô sử dụng là những thanh tre còn có ngố ở hai đầu, không khí không thể vào được. Thường người phụ nữ sẽ ngồi trong bếp, nung nóng những thanh tre đó lên và khi người chồng ở trên nhà báo hiệu thì người vợ sẽ đập mạnh những thanh tre này để phát ra âm thanh như pháo nổ. Với ba tiếng nổ liên tục, lúc đó nghi lễ cúng Giàng được bắt đầu. Người chủ lễ thường là đàn ông lớn tuổi nhất trong gia đình mời Giàng về nhà. Những tiếng trống, chiêng được vang lên từ đầu buổi lễ cho đến lúc kết thúc. Khi nghi thức cúng Giàng ở từng nhà đã xong, mỗi nhà đều lấy một phần lễ vật mang đến nhà sinh hoạt cộng đồng để góp lễ chung vui với mọi người trong làng. Đồng thời tổ chức cúng Giàng chung của làng.

Tiếp đó, tất cả lễ vật được bày ra giữa nhà sinh hoạt cộng đồng. Nhà thì mang bánh a quát, nhà thì mang xôi và gà, nhà thì mang heo đến. Sau khi các gia đình trong làng tề tựu đến nhà sinh hoạt cộng đồng đông đủ, trưởng làng báo hiệu, bà con bắt đầu khấn nguyện sự yên bình, hoà hợp và no ấm cho làng. Tổ chức cúng Giàng chung của làng xong, trưởng làng đánh chiêng báo hiệu sự mừng vui của làng cho mùa mới, năm mới bắt đầu...

Thiên Ân

Công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây mãng cầu vạn người mê

Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.

Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu

Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.

45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?

Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Quy định mới về chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con

Từ năm 2025, chế độ thai sản dành cho lao động nam khi vợ sinh con sẽ có những thay đổi.

Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc

Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.

Đang cập nhật dữ liệu !