Lên non “săn” cỏ

Công việc tìm kiếm cỏ có khi được ví như một “cuộc săn” với đủ nỗi vất vả và chuyện vui lẫn chuyện buồn.

Trời đất đã sang thu. Sa Pa bắt đầu run rẩy lạnh. Sương mù và những cơn mưa đỏng đảnh khiến thời tiết tựa đầu đông. Mùa này, người Mông, người Dao tại Sa Pa vừa thu hoạch hoa màu trên nương, vừa phải lên rừng kiếm cỏ làm thức ăn dự trữ cho gia súc trong mùa đông. Công việc tìm kiếm cỏ có khi được ví như một “cuộc săn” với đủ nỗi vất vả và chuyện vui lẫn chuyện buồn.

Sa Pa là một trong những địa phương có tổng đàn gia súc lớn, chủ yếu là trâu, bò. Mùa đông, thời tiết khắc nghiệt khiến một lượng lớn gia súc bị chết do đói, rét nhưng vài năm trở lại đây, ý thức bảo vệ đàn gia súc của người dân được nâng lên phần nào hạn chế được số gia súc bị chết đói, chết rét. Thay vì thả rông gia súc cho chúng tự kiếm ăn dưới cái rét cắt da, cắt thịt thì nay bà con địa phương đã biết dự trữ thức ăn bằng việc kiếm cỏ, sau đó phơi khô để dành cho gia súc trong 3 tháng mùa đông.

Mới 7h, chị Lý Lở Mẩy, thôn Sín Chải, xã Trung Chải đã đeo lù cở đi theo lối mòn lên núi, bên trong "lù cở" đựng một bao tải và nắm cơm muối làm thức ăn trưa. Vừa đi, chị Lở Mẩy vừa cúi xuống cắt cỏ hai bên đường, sương còn đọng ướt ngọn cây mà chị đã đẫm mồ hôi trên áo. Cứ tưởng núi rừng thì bạt ngàn cỏ nhưng không phải loại cỏ nào gia súc cũng ăn được, người bản địa gọi đó là “cỏ hôi”. Họ chỉ tìm loại cỏ ngon cho trâu, bò, còn cỏ hôi thì bỏ lại.

Lên non “săn” cỏ - ảnh 1

Chị Lý Lở Mẩy cắt cỏ trên núi.

Trong khi đó, thói quen sử dụng thuốc diệt cỏ đã len lỏi đến các hộ làm nương ảnh hưởng đến lượng lớn thức ăn cho gia súc. Khó khăn lắm mới tìm được bãi cỏ “ngon”, chị Lở Mẩy ngồi thụp xuống nghỉ ngơi cho đỡ mệt. Nhìn xuống bên dưới đã thấy con đường trải nhựa ngoằn ngoèo xa tít tắp. Chị Lở Mẩy ước chừng “chỗ cỏ này có lẽ cũng vừa lù cở và bao tải kia”. Đồng hồ đã chỉ 8h. Sau khi uống tạm ngụm nước bên khe suối bé tí luồn qua đám cây rừng, chị bắt đầu vào việc chính. Đôi tay chị nhanh thoăn thoắt, đám cỏ được cắt hở lớp đất ẩm sương, chẳng mấy chốc chiếc lù cở đã đầy. Bỗng dưng mây đen kìn kịt kéo đến, lác đác vài hạt mưa nhưng chị Lở Mẩy vẫn cố cắt thêm chút cỏ. Mưa ngày càng nặng hạt, chiếc khăn đỏ của phụ nữ Dao không đủ để che cho chị khỏi ướt. Chị đành đeo lù cở trú tạm vào một tán cây chờ mưa ngớt. Áo cô ướt, lù cở cũng đẫm nước trĩu vai. Rất lâu sau mưa mới tạnh hẳn, chị Lở Mẩy lại nhanh chóng tiếp tục công việc còn dang dở. Khi bao tải đầy cỏ, trời cũng vừa trưa, giở gói cơm nắm ra ăn tạm cho ấm bụng, ăn xong chị xuống núi về bản. Nhà có 3 con trâu, ngày nào chị cũng lên rừng kiếm cỏ dự trữ làm thức ăn cho chúng khi mùa đông sắp gõ cửa. Với người Dao, con trâu là đầu cơ nghiệp, là tài sản giá trị của gia đình, nên việc chăm sóc chúng được quan tâm một cách đặc biệt. Chị Lở Mẩy bảo, dù các thành viên trong gia đình có đói cũng không để cho trâu thiếu miếng ăn.

Châu A Lùng, thôn Chu Lìn 2, xã Trung Chải năm nay mới 7 tuổi. Một ngày thứ Bảy được nghỉ học, Lùng giúp mẹ lên rừng chăn trâu. Không phải “ai bảo chăn trâu là khổ”, mà công việc của cậu bé thực sự không sung sướng chút nào. Vừa chăn trâu, A Lùng vừa phải tìm cỏ cho gia súc trong mùa đông khắc nghiệt sắp tới. Với cậu bé 7 tuổi này, việc ngược rừng dắt theo con trâu vốn chẳng có gì khó khăn bởi nhà cậu cũng cheo leo lưng chừng núi, cậu quá quen với những ngọn đồi núi cao rậm rạp lá. Tay cầm dây chạc, A Lùng bước phăm phăm qua lối mòn chỉ rộng bằng bàn tay, thỉnh thoảng trượt chân nhưng A Lùng kịp túm vội vào đám cây rừng, nên không bị ngã. Sau khi tìm được bãi cỏ đủ rộng, Châu A Lùng để trâu gặm cỏ, còn mình bắt đầu đưa liềm xuống cắt. Bàn tay cậu bé như một người thợ thực sự. Với trẻ em vùng cao, ngoài việc học còn phải phụ giúp gia đình những công việc lặt vặt khác. A Lùng bảo chăn trâu là việc em thích nhất vì có thể thảnh thơi nhìn ngắm đất trời. Bữa trưa A Lùng đã mang theo, nên đến chiều muộn em mới trở về nhà.

Để bảo quản, cỏ cắt về được các gia đình đem phơi khô, sau đó để trên đòn kệ chuồng trâu dùng làm thức ăn cho gia súc trong suốt mùa đông rét buốt. Cỏ tự nhiên ngày càng hiếm, nên vất vả lắm các gia đình mới kiếm đủ thức ăn cho trâu, bò. Khắc phục tình trạng đó, một số gia đình đã biết trồng cỏ quanh nhà, dọc trên nương. Nước mắt của người chăn nuôi gia súc đã bớt đắng mặn mỗi mùa đông về. Ý thức bảo vệ đàn gia súc của người dân Sa Pa đã được nâng cao rõ rệt, ngoài việc đưa gia súc xuống vùng thấp tránh rét, thì họ còn biết chủ động tạo nguồn thức ăn dự trữ cho gia súc trong mùa đông.

VÂN THẢO/Báo Lào Cai

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !