Lễ cúng ông Công ông Táo của người miền Bắc có những gì?

Tùy theo vùng miền mà lễ cúng ông Công ông Táo có những điều khác biệt nhau. Đối với người miền Bắc, cá chép là đồ cũng lễ không thể thiếu trong ngày ông Công ông Táo hằng năm.

Ở miền Bắc, có lẽ nét đặc trưng văn hóa khác biệt nhất với 2 miền còn lại trong lễ cúng ông Công ông Táo này chính là việc dùng cá chép làm đồ cúng lễ. Cá chép ở đây có thể là cá chép sống, cũng có thể là cá chép giấy, tùy theo từng gia đình mà có điểm khác biệt.

Người dân thường làm lễ cúng ông Táo từ khá sớm, không nhất thiết phải vào đúng ngày 23 tháng Chạp mà có thể bắt đầu từ ngày 20, muộn nhất là trưa ngày 23.

Người miền Bắc ít nơi làm lễ cúng Táo quân vào chiều tối 23 tháng Chạp bởi người ta quan niệm rằng từ 12h trưa ngày 23, các Táo phải bay về thiên đình làm lễ chầu với Ngọc Hoàng, không còn ở dương gian để nhận lễ được nữa.

Trong mâm cỗ cúng Táo quân của người miền Bắc không thể thiếu bộ áo mũ các Táo và cá chép. Tùy theo từng địa phương, từng gia đình mà số lượng cá có sự sai khác. Có nhà chỉ dùng 1 con, trong khi có nhà lại cúng tới 3 con cá chép vàng.

Cá chép còn sống được đặt bên cạnh mâm lễ vật, sau khi làm lễ xong sẽ được gia chủ đem thả phóng sinh ở nơi sông suối, ao hồ với ngụ ý để cá chép hóa rồng, làm phương tiện đưa các Táo về trời. Ngoài ra, việc phóng sinh cá còn thể hiện tấm lòng nhân đức, muốn tích đức hành thiện của gia chủ.

Mâm cỗ cúng Táo ở miền Bắc cầu kì nhất trong ba miền với đủ các món ăn truyền thống như xôi, gà, giò chả, canh măng, nem… Đặc biệt, trong mâm cỗ cúng Táo ở nhiều địa phương vùng Bắc Bộ thường sẽ có xôi chè, thường là chè bà cốt, nấu bằng nếp cái, xôi vò, đường nâu và gừng. Chè có vị ngọt ấm, tượng trưng cho mong muốn các Táo về trời nói giúp gia chủ những điều tốt đẹp, ngọt ngào với Ngọc Hoàng.

Cúng bái, đốt vàng mã, thả cá xong xuôi, người dân sẽ thay 3 ông đầu rau (kiềng, lò bếp) trong bếp bằng cách thả xuống ao, hồ, sông, suối rồi thay bộ mới vào bếp. Việc dọn bàn thờ cũng được tiến hành ngay trong ngày 23 tháng Chạp hoặc vài ngày sau đó, miễn là trước lễ Giao thừa.

H.Yến (t/h)

Câu nói xót xa của cô gái sau hành trình thoát khỏi kẻ buôn người

Hầu hết các nạn nhân của mua bán người, sau khi được giải cứu, đều khá ổn về mặt tâm lý trong vòng 1-3 tháng đầu. Nhưng sau khoảng thời gian này, một số vấn đề ở họ bắt đầu nảy sinh.

Nữ tiến sĩ kể chuyện bị quấy rối và cách vượt lên nỗi đau, giúp người cùng cảnh

Bà Hồng bị quấy rối từ rất sớm. Trong hầu hết những tình huống bị quấy rối, chỉ có một mình bà đối diện với kẻ thực hiện hành vi.

Cao Thái Hà tuổi 34 vui sống độc thân, yêu hết mình nhưng thích tự do

Đi qua nhiều thăng trầm, Cao Thái Hà tận hưởng cuộc sống tích cực, lạc quan. Nữ diễn viên thích yêu nhưng không đặt giới hạn tuổi tác cho việc kết hôn.

Cú liều lúc nửa đêm cứu chàng trai Sơn La khỏi 'sào huyệt' của kẻ buôn người

H. được rủ sang Campuchia làm công việc nhẹ nhàng, lương tháng 10-15 triệu đồng. Nhưng chỉ vài ngày sau khi nhận việc, H. nhận ra mình đang ở trong ''sào huyệt'' của những kẻ buôn người.

Sếp nhìn chòng chọc vào người tôi, rồi chê bai ‘giống chân giò quá vậy’

Có những lần sếp nói những câu làm tôi chỉ muốn òa khóc. Sếp nhìn chòng chọc vào người tôi, rồi chê bai “sao giống chân giò quá vậy?”.

Bất ngờ bị tố quấy rối tình dục, nam giám đốc viết thư 'tuyên bố trong sạch'

Luật sư Trần Xuân Tiền chia sẻ, trong quá trình hành nghề, ông từng được biết và nghe về các vụ QRTD mà chính bản thân người quấy rối không cho rằng mình đang quấy rối người khác, đến khi bị tố cáo mới ngớ người.

Cảnh độc đáo ở nơi thờ nữ tình báo đầu tiên của chính sử Việt Nam

Có tuổi đời hàng trăm năm, rặng duối khổng lồ sừng sững bao quanh nơi thờ nữ tình báo đầu tiên của chính sử Việt Nam.

Diễn viên Midu công khai ảnh cưới, hé lộ thời gian diễn ra hôn lễ

Đám cưới của nữ diễn viên Midu và bạn trai doanh nhân kín tiếng sẽ chính thức diễn ra vào ngày 29/6.

Diễn viên Thanh Hương: Tôi đang độc thân, có gì đẹp thì cứ khoe

Diễn viên Thanh Hương khẳng định vẫn đang độc thân và đến với ai cũng phải tính toán hơn sau một lần đổ vỡ.

Cựu binh hơn 8 năm làm điều đặc biệt trên phố, từ chối nhận tiền hỗ trợ

Hơn 8 năm qua, tại TP. Hội An, một cựu binh lớn tuổi hằng ngày cần mẫn đẩy chiếc xe tự chế rong ruổi khắp nẻo đường để nhặt rác. Ông từ chối nhận lương cho công việc này.

Đang cập nhật dữ liệu !