Quả đồi rộng hơn 4 hecta của gia đình ông Phạm Văn Của là nơi trú ngụ của nhiều loài chim trời trong vòng hơn 30 năm nay, đã có nhiều người trả ông 4 tỷ đồng để mua lại quả đồi nhưng ông không bán.
Nơi trú ngụ của đàn cò
Hơn 30 năm nay, ông Phạm Văn Của (79 tuổi) người dân tộc Mường ở thôn Thọ Liên, xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa đã tự mình chăm sóc, bảo vệ cho hàng vạn con cò và các loài chim trời khắp xứ Thanh về đây cư trú trong khu đồi nhà mình.
Khi đàn cò bay về...
Hãy chia sẻ với Infonet.vn những điều đẹp đẽ, những tấm gương bình thường mà cao quý bạn vô tình hay thường xuyên bắt gặp đâu đó thường ngày, những câu chuyện cảm động để cùng chúng tôi tiếp tục "bền bỉ đánh thức chuyện tử tế" trong mỗi giây cuộc sống.
Câu chuyện được chọn đăng sẽ được hưởng nhuận bút theo quy định của TS.
Bài vở xin gửi về: toasoan@infonet.vn
Năm 1968 ông lập gia đình với một người phụ nữ cùng thôn và sinh được 6 người con 4 trai, 2 gái. Thời điểm đó, ông Của từng làm Đội phó Đội sản xuất nông nghiệp của Nông trường Kiên Thọ. Khi hợp tác xã giải thể, ông xin khu đồi rộng chừng 4 ha để khai phá làm nhà ở và sản xuất nông nghiệp.
Theo ông Của cho biết đàn cò bắt đầu xuất hiện ở khu đồi nhà ông vào năm 1987 với số lượng ban đầu chỉ có vài con, dần dần chúng bắt đầu nhiều hơn, cứ vào những mùa sinh sản đàn cò lại bay về đây cư trú và làm tổ nhiều. Khi thấy có nhiều cò ở khu đồi nhà ông Của nhiều người kéo đến đây săn bắn, ông đã báo lên chính quyền địa phương và xin phép được bảo vệ đàn cò. Không biết vì được bảo vệ hay do duyên cớ gì, đàn cò kéo về ngày một nhiều hơn.
Trước đây ông Của hằng ngày lo chặt tre để làm hàng rào giữ vườn, không cho những kẻ săn bắn lọt vào vườn để bắt cò. Điều kỳ lạ là xung quanh khu vườn nhà ông Của cũng có nhiều khu vườn luồng, nứa rất rộng nhưng cò chỉ ở trong vườn nhà ông mà không đậu sang những khu vườn bên cạnh.
Đã thành quy luật, cứ sáng ra đàn cò rủ nhau đi khắp nơi để kiếm ăn khoảng 5h chiều lại kéo nhau về, từng đàn cò bay lượn tìm chỗ đậu tại khu vườn ông Của tiếng kêu vang cả một vùng trời.
Dẫn chúng tôi đi một vòng quanh vườn cò, ông Của tâm sự : “đàn cò nó tinh lắm, mỗi khi chúng đi ăn thì thường có một con đứng để quan sát kẻ thù rồi sau đó báo hiệu cho cả đàn biết. Còn khi chúng trở về tổ thì bao giờ cũng chưa đậu ngay xuống ngọn cây mà chúng lượn xung quanh một vòng để xem xét tình hình, thấy không có vấn đề gì rồi chúng mới xà xuống tổ. Thời gian đàn cò kéo nhau về đây làm tổ nhiều nhất là khoảng vào tháng 4 đến tháng 6 âm lịch hàng năm”
Ông Phạm Văn Của và đồi cò của mình
Ông Của cho biết thêm, con cò cũng như người, đất lành thì chim sẽ đậu, miễn sao có nơi trú ngụ và không bị đe dọa đến tính mạng là chúng sẽ tìm đến. Đàn cò về ăn ở tại vườn của mình thì rất khó nhưng đuổi chúng đi thì rất dễ.
Trả tiền tỷ cũng không bán đồi cò
Tại khu vườn nhà ông Của có hàng vạn tổ cò được làm trên những cây tre, nứa và vầu.Trong thời gian gần đây, nạn săn bắn trộm cò thường xuyên xảy ra. Ông kể: “cách đây khoảng hơn 1 tháng, khi tôi đang ngủ, bỗng nghe đàn cò kêu oang oác, vỗ cánh bay loạn xạ trong đêm. Đoán là có người bắn trộm cò, tôi liền cầm đèn pin và cây dao chạy ngay lên vườn thì phát hiện một nhóm người dùng súng hơi đang bắn vào đàn cò. Tôi liền kêu lên nhưng bọn chúng không sợ mà còn định đánh lại tôi. Sau đó tôi hô to dân làng nghe được kéo nhau cầm theo gậy gộc chạy lên đồi, bọn chúng thấy đông người mới kêu nhau bỏ chạy".
Mặc dù phải hy sinh cả vườn cây cho đàn cò có nơi trú ngụ và phải vất vả cả ngày lẫn đêm để bảo vệ đàn cò, nhưng tình yêu của ông Của với đàn chim trời này vẫn không hề thuyên giảm.
Với tiềng đồn vang xa về đàn cò xuất hiện trong vườn nhà mình với hàng vạn con có nhiều người ở Hà Nội, Phú Thọ, TP Thanh Hóa và các nơi khác tới thăm, hỏi mua vườn cò của ông. Có người trả giá ông tới giá vài ba tỷ để làm khu du lịch sinh thái nhưng trước sau như một ông quyết không bán đàn cò của mình.
Ông tâm sự : “Người dân trong thôn cứ khuyên tôi nên bán gấp, lấy tiền mà làm việc khác. Nhưng tôi nghĩ mãi rồi tiền thì bao nhiêu cũng tiêu hết thôi. Ai biết được họ sẽ làm gì trên mảnh đất của tôi. Rồi khi ấy, số phận đàn cò này sẽ ra sao? liệu chúng nó có còn chỗ về tự nhiên, an toàn nữa không? vì thế nên họ có trả 10 tỷ đồng tôi cũng nhất quyết không bán...”
Điều trăn trở lớn nhất của ông Của là làm sao để khoanh vùng và bảo vệ đàn cò. Tuổi ông cũng đã già, chẳng biết còn sức đến bao lâu mà bảo vệ giữ gìn. Ông chỉ mong chính quyền cũng như những người tâm huyết giữ gìn tự nhiên cùng ông vào cuộc, để khu đồi này mãi mãi là chốn đi về của đàn cò.
Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.
Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.
Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.
Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.
Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.
Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.