Lào Cai: Trường học trữ nước bằng thùng rác, hứng nước từ sương mù

Trong muôn vàn vất vả thiệt thòi mà người dân vùng cao thuộc huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai phải đối mặt, có một thứ “trời định”, đó là thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.

Trữ nước bằng… thùng đựng rác

Mỗi khi mùa khô đến, không chỉ hoa màu không thể gieo trồng do đất bị khô hoá, đời sống của bà con cũng bị khốn đốn khi không có nước sinh hoạt. Tình trạng thiếu nước đặc biệt diễn ra từ bao đời nay tại hai xã Tả Gia Khâu và Dìn Chin, nơi được ví như “Trường Sa cạn” của Việt Nam.

Theo Trung tá Khổng Hữu Huân - Đồn trưởng Đồn Biên phòng Tả Gia Khâu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai - do đặc điểm địa chất ở huyện Mường Khương là đá xít (đá thối) nên mỗi khi có mưa là nước lại trôi tuột đi, không giữ lại được nước trong lòng đất. Khó khăn trong sinh hoạt của người dân cũng chính là khó khăn của các thầy cô giáo và các em học sinh nơi đây, đặc biệt là những trường phổ thông dân tộc bán trú.

Để khắc phục tình trạng khan hiếm nước, giáo viên và học sinh từ cấp học mầm non đến Trung học cơ sở tại hai xã Tả Gia Khâu và Dìn Chin phải bằng mọi cách để có nước sinh hoạt.

Trong đó, tích trữ nước mưa là phương án khả quan nhất tại hai xã này, người dân và các giáo viên phải tận dụng mọi vật dụng có thể để tích trữ nước sinh hoạt. Thậm chí, tại điểm trường Lao Chải (thuộc Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học cơ sở Tả Gia Khâu) nơi có 30 học sinh và 3 giáo viên, các thầy cô giáo phải trữ nước bằng… thùng đựng rác.

Tận dụng cả thùng đựng rác để chứa nước tại điểm trường Lao Chải.

Là những người sống cùng đồng bào, cùng các thầy cô giáo và học sinh, mong muốn lớn nhất của đơn vị chúng tôi là có sự đồng cảm, chia sẻ, cũng như tuyên truyền hơn nữa để mọi người hiểu hơn về cuộc sống của bà con nơi đây, từ đó có những kết nối để có nhiều hơn nữa sự giúp đỡ từ cộng đồng đối với người dân, đặc biệt là các cháu học sinh,” Trung tá Khổng Hữu Huân nói.

Theo ông Lù Phủ Hưng, Bí thư Đảng ủy xã Dìn Chin, trên địa bàn 2 xã Dìn Chin và Tả Gia Khâu có 5 thôn bản phải hoàn toàn dựa vào nước mưa vì không có bất kỳ chỗ nào có thể dẫn nước về hộ gia đình.

Với những hộ gia đình có điều kiện, có thể xây bể nhỏ chứa nước mưa, nhưng nếu trời nắng kéo dài, bà con nơi đây phải dùng ngựa để thồ nước hoặc chở bằng xe máy, cách nhà 2-3km. Từ trung tâm xã Tả Gia Khâu đến thôn Dìn Chải không có nguồn nước nào được dẫn về, tình trạng này cũng diễn ra với 4 thôn bản của xã Dìn Chin.

Trong khi đó, ông Vàng Seo Pao, thôn Lùng Sán Chồ, xã Dìn Chin cho hay, bà con nơi đây thường sử dụng chum nhựa loại 30 lít do Trung Quốc sản xuất để chứa nước, nhưng tuổi thọ của những chum này thường chỉ được hơn 1 năm. Mỗi chum như vậy chỉ đủ cho việc nấu nướng trong 1 ngày, còn việc tắm giặt thì phải đi xa nơi có những khe nước nhỏ như… ngón tay.

Người dân xã Tả Gia Khâu và Dìn Chin nhận bồn nước do nhà tài trợ trao tặng tại Đồn Biên phòng Tả Gia Khâu.

Biến sương mù thành nước sinh hoạt

Nói về những vất vả của thầy và trò khi thiếu nước, ông Phùng Thế Tùng, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học cơ sở Tả Gia Khâu, cho biết điểm trường chính có 34 giáo viên, mỗi khi đến nhà vận động học sinh đi học, các thầy cô thường phải mang theo quần áo để… tắm nhờ.

Thậm chí, một giải pháp được nhà trường đưa ra là vào mùa đông trời mù sương, nhà trường phải hứng nước đọng lại từ sương mù rơi xuống mái tôn, mỗi một đêm như vậy cũng được gần 1.000 lít nước. Nhưng phương pháp lấy nước có một không hai này cũng không thể đủ dùng cho 118 học sinh bán trú.

Trong thời gian qua, việc chứa nước và tích nước của cả điểm trường chính và các điểm bản gần như không có do sự khan hiếm về nguồn nước. Vào những thời điểm nguồn nước cạn kiệt, nhà trường phải nhờ đến sự hỗ trợ từ Đồn Biên phòng Tả Gia Khâu và chính quyền địa phương chở nước đến các điểm trường,” ông Phùng Thế Tùng cho hay.

Nhưng ngay cả khi trời mưa to, nhà trường cũng không thể tận dụng hết cơn mưa “quý hơn vàng” do không có đủ bể chứa nước mưa. Trong buổi tiếp nhận các bồn nước inox và túi đựng nước do Tập đoàn Sơn Hà trao tặng cho người dân và các điểm trường từ mầm non đến Trung học cơ sở tại hai xã Tả Gia Khâu và Dìn Chin ngày 29/09, ông Tùng cho rằng, việc nhà trường được sự chia sẻ từ cộng đồng sẽ giúp ổn định tinh thần của giáo viên và học sinh, nhờ đó các giáo viên sẽ yên tâm công tác, các em học sinh cũng sẽ đến trường đều đặn hơn.

Học sinh Trường mầm non và Tiểu học Tả Gia Khâu sử dụng nước từ túi chứa nước vừa được trao tặng.

Tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học cơ sở Dìn Chin, với 1 điểm trường chính và 3 điểm bản, toàn trường có 279 học sinh, trong đó 98% là học sinh người Mông. Theo bà Đỗ Thị Tươi, Hiệu trưởng nhà trường, với bà con nông dân, mùa giáp hạt là thiếu lương thực, nhưng với các thầy cô giáo và học sinh nơi đây, mùa “giáp hạt” là mùa thiếu nước sinh hoạt.

Mùa khô ở Mường Khương thường kéo dài từ tháng 10 âm lịch đến tháng 3 âm lịch của năm sau. Chính vì vậy, vào mua mưa, các điểm trường cũng như bà con nơi đây phải huy động mọi dụng cụ có thể chứa nước.

Thời điểm hiện tại, khi mùa khô chưa đến, nhà trường có thể tận dụng nguồn nước từ một khe nhỏ chảy trên núi xuống cách điểm trường chính khoảng 500m. Ngoài giờ lên lớp, học sinh bán trú tiểu học còn phải mang can 5 lít đi lấy nước về đổ vào bể.

Thậm chí có thời điểm các thầy cô giáo phải đi xa 4-5km mới có được một khe nước to bằng… đầu ngón tay cái để hứng nước, mỗi thầy cô phải chở 5 can, mỗi can 20 lít.

Chỉ một khe nước nhỏ cách trường 4-5km nhưng mỗi thầy cô phải chở 5 can/chuyến, mỗi can chứa được 20 lít nước là 100 lít. Các thầy cô chở về đổ vào bể và phải dùng hết sức tiết kiệm. Ngay cả nước vo gạo và nước rửa rau cũng được các thầy cô tận dụng để tưới cây”, bà Đỗ Thị Tươi cho hay.

Kỹ thuật viên lắp đặt bồn nước tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở Tả Gia Khâu.

Trong khi đó, với trẻ mầm non, để có thêm nước sinh hoạt, các cô giáo Trường Mầm non Dìn Chin phải vận động mỗi một học sinh đi học mang theo một chai 1,5 lít để hỗ trợ cho việc nấu nướng, rửa chân tay.

Bà Đỗ Thị Tươi cho biết thêm: “Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm khi có rất nhiều đoàn lên đây khoan thăm dò, nhưng do đặc thù địa hình nên đều không có kết quả.

Tiếc nhất là có những hôm trời mưa to nhưng vì thiếu dụng cụ chứa nước nên không thể tận dụng hết cơ hội “trời cho”.

Theo ông Phạm Thế Hùng, Phó Giám đốc kinh doanh Tập đoàn Sơn Hà, ngoài hơn 20 bồn nước được trao tặng cho hai xã nói trên, Tập đoàn dự kiến sẽ trang bị bồn nước cho 30 điểm trường thuộc huyện Mường Khương, sau đó sẽ là các điểm trường khó khăn thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc.

Nguyễn Tuân

Hình ảnh lay động trái tim những ngày nắng nóng đỉnh điểm ở Đà Nẵng

“Anh tài xế, cô lao công ơi! Dừng lại đây 1 phút uống chai nước mát rồi đi tiếp nhé. Xin đừng ngại nhé" là dòng chữ xuất hiện trên hè phố Đà Nẵng những ngày nắng nóng đỉnh điểm.

'Ngọc nữ bolero' Lily Chen ngày càng quyến rũ, lên chức ở tuổi 29

Lily Chen - 'Ngọc nữ bolero' - khoe dáng thon, gợi cảm trong bộ ánh mới đánh dấu lên chức 'bà chủ' ở tuổi 29.

Nuôi loài nhạy cảm, 'khó chiều' trong phòng điều hòa, nông dân ở Nghệ An đổi đời

Để nâng cao năng suất của làng nghề truyền thống nuôi tằm lấy kén, người nông dân ở Nghệ An đã áp dụng kỹ thuật mới trong việc chăm sóc tằm ở phòng điều hoà.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Hà Tĩnh xây dựng đô thị văn minh không sinh rác thải nhựa

'Đi chợ mang giỏ, giảm túi ni-lông' là một trong những thông điệp lan truyền của phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Đây là một trong những hành động thiết thực mà phụ nữ Hà Tĩnh đã, đang làm rất tốt.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

NSND Thu Hà giản dị vẫn đẹp đến nao lòng, Ngọc Anh 'Phố trong làng' bikini sexy

NSND Thu Hà chia sẻ ảnh chụp cảnh đẹp trong ngày đầu nghỉ lễ ở Hà Nội. Diễn viên Ngọc Anh khoe thân hình gợi cảm trong bộ bikini đỏ rực trên biển.

9X ở Quảng Ninh 'thổi hồn' vào thứ bị mọi người vứt bỏ

Những mảnh thủy tinh người khác coi là rác nhưng đối với Thanh đó là những mảng màu kỳ diệu, có hồn khi được tái chế đúng cách.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Đang cập nhật dữ liệu !