Lặng lẽ “bắt mạch cho trời”

Trước đây, đọc truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long, tôi ấn tượng mãi về nhân vật anh thanh niên - kẻ “thèm người” nơi mảnh đất quanh năm ngút ngàn mây phủ.

Thế rồi như duyên số, tôi có dịp lên mảnh đất Sa Pa để nghe câu chuyện về con người và cuộc sống của những người quanh năm “bắt mạch cho trời”.

Lặng lẽ giữa núi đồi

Nằm trên độ cao 1.584 m so với mực nước biển, Trạm Khí tượng Sa Pa nằm trên mảnh đất đầy nắng và gió. Căn nhà công vụ cũng lẻ loi giữa núi đồi. Từ chính mảnh đất này có những người âm thầm, lặng lẽ gắn cuộc đời mình với công việc đo nắng, đo mưa.

Lặng lẽ “bắt mạch cho trời” - ảnh 1
Chị Hội trong một ca đi “ốp”.

Làm việc trong ngành khí tượng, thủy văn, nói nôm na là nghề “bắt mạch cho trời”, nên trạm khí tượng phải đặt ở nơi cao nhất. Chị Lê Thị Liên, Trạm trưởng Trạm Khí tượng Sa Pa tâm sự: Do đặc thù công việc, vì thế nơi đây gần như cô lập với bên ngoài. Trước đây, đường lên trạm rất khó khăn, chỉ là đường đất, cỏ mọc rậm rạp. Những quan trắc viên quanh năm làm bạn với mây, mưa, gió, nắng. Trạm xa phố huyện, thiếu vắng người qua lại, nên những người làm ở nơi đây vẫn “thèm người” giống như nhân vật trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” cách đây mấy chục năm.

Năm 2006, đường lên được đổ bê tông, nhưng vẫn rất dốc. Căn nhà công vụ của Trạm Khí tượng Sa Pa chơ vơ giữa đỉnh núi, bốn bề mây trắng xốp, quẩn lấy chân, vương vào tóc. Thời tiết nơi đây lại “đỏng đảnh” sáng nắng, chiều mưa, nên công tác đo đạc lại càng khó khăn hơn những nơi khác. Chị Đào Thanh Nga, quê ở Yên Bái lên Lào Cai làm việc, đến nay đã có khoảng thời gian 14 năm gắn bó với nghề. Con gái, một thân một mình xa gia đình, xa quê hương lên đây dựng nghiệp, bao nhiêu vất vả, buồn tủi, chị đều trải qua. Tâm sự về nghề, chị chia sẻ: “Công việc ở trạm khí tượng không phải độc hại hay lao động khổ ải. Cái khổ nhất của những quan trắc viên là áp lực về thời gian, đến mức tay đeo đồng hồ, điện thoại đặt chuông báo thức mà lúc nào cũng giật mình. Có những khi, không phải ngày trực, nhưng cứ đến tầm ấy là tôi lại giật mình vùng dậy, hoảng hốt tưởng mình ngủ quên”.

Nhiệm vụ của nhân viên Trạm Khí tượng Sa Pa là lấy số liệu về lượng mưa, độ gió, độ ẩm…từ các thiết bị chuyên dụng, rồi mã hóa để chuyển về Đài Khí tượng - Thủy văn khu vực Việt Bắc (đóng ở Việt Trì, Phú Thọ). Trước giờ quan trắc 30 phút, quan trắc viên phải kiểm tra máy, thêm nước cho ẩm kế, chuẩn bị sổ sách và phương tiện thông tin, đồng thời nêu nhận định và dự kiến mã hóa một số hạng mục quan trắc bằng mắt. Tiếp đó, trước giờ quan trắc 15 phút, quan trắc viên xem tuyết (nếu có) và quan trắc gió, sau đó quan trắc trạng thái mặt đất, nhiệt độ mặt đất, mây, gió, độ ẩm không khí, rồi đổi thùng đo mưa. Đến đúng khung giờ quy định, nhân viên khí tượng bắt đầu đọc áp và tiến hành thảo mã điện để chuyển đi. Cuối cùng, các quan trắc viên khí tượng thay giản đồ, lên giây máy tự ghi. Từ những số liệu này, trung tâm chủ quản sẽ hệ thống lại để đưa những bản tin dự báo thời tiết đi khắp cả nước.

Cứ như vậy, một ngày, quan trắc viên phải “ốp” 4 lần, tương ứng sẽ có 4 lượt báo cáo số liệu với các khung giờ là: 1h, 7h, 13h, 19h. Vất vả nhất có lẽ là khung giờ 1h sáng. Chị Hội, đồng hương của chị Nga, là một trong ba quan trắc viên của Trạm cho biết: Quy định về giờ đi “ốp” đối với chúng tôi như một sự bắt buộc, mọi người phải tuân thủ một cách chính xác. Máy móc đã mặc định các khung giờ, chúng tôi đi “ốp” và báo cáo số liệu không được nhanh hay chậm một phút. Chậm một lần sẽ bị kỷ luật hạ lương, chậm hai lần thì xem xét chế độ, chậm ba lần thì có nguy cơ phải nghỉ việc. Thế nên, thời gian đi “ốp” mặc nhiên như là kỷ luật “thép”, bất kể nắng mưa, bão tuyết, đến giờ là chúng tôi phải cầm sổ đi làm. Lâu dần, trở thành thói quen, không cần nhìn đồng hồ cũng biết giờ đi “ốp”.

Phía sau công việc thầm lặng đo nắng, đo mưa là bao nỗi cô đơn, vất vả của những phụ nữ ở nơi đây. Những đêm mưa gió bão bùng, những ngày trời đổ tuyết, 1h sáng đi “ốp” về, tay chân lạnh cóng vì thời tiết khắc nghiệt của mảnh đất hứng gió đón sương, các chị chẳng ngủ được. Nằm trên giường, đắp kín chăn mà người vẫn run vì lạnh, rồi nỗi nhớ nhà, nhớ người thân lại ùa về trong những đêm khuya tĩnh mịch trên vùng đất khắc nghiệt này.

Đất bén duyên người

Khi con đường lên Trạm được mở mới, các gia đình chuyển đến sống xung quanh ngày một đông hơn. Giờ đây, Trạm Khí tượng Sa Pa đã bớt vắng vẻ, lạnh lẽo so với trước. Chị Hội cười và kể cho tôi những kỷ niệm về nghề nghiệp của mình. “Vốn là người nhát gan, nên thời gian đầu của tôi ở đây vô cùng chật vật, vất vả. Trước đây, nhà công vụ cũ của Trạm nằm ở gần khu vực nhà thờ cổ, cách nơi làm việc tầm 2 km. Ban ngày, nắng mưa thế nào cũng có thể khắc phục, nhưng ca “ốp” 1 giờ sáng như một thử thách. Đường lên Trạm độ ấy khổ vô cùng, một mình đi bộ trong đêm lên chỗ làm việc, tôi cứ vừa đi vừa khóc, rồi vừa chạy, vừa hét suốt dọc đường cho vơi đi nỗi sợ trong đêm”. Giờ gia đình chị Hội đã chuyển về sống gần Trạm, đến ngày phải trực “ốp”, chị có thêm người đồng hành là chồng, hoặc mẹ chồng trong những ca làm đêm.

Những người làm nghề quan trắc viên, có những lúc rất rảnh, nhưng đến ca trực là phải tuân thủ nghiêm ngặt. Đến khung giờ đó, nhiều lúc dù chồng ốm, con đau, các chị cũng phải gác lại để đi làm, bởi vậy, để có thể gắn bó với nghề dài lâu, gia đình luôn là điểm tựa vững chắc. Sự thông cảm từ phía người thân luôn là động lực để họ có thêm sự hăng say, nhiệt huyết với nghề. Từ những cô gái đôi mươi đặt chân lên mảnh đất xa lạ lập nghiệp, từ những nỗi buồn, sự cô đơn chẳng thể kể thành lời trong thời gian đầu làm việc, giờ đây, các nữ quan trắc viên đều đã lập gia đình trên vùng cao này. Như duyên số, Sa Pa trở thành điểm dừng chân trong hành trình đi từ tuổi trẻ của những người như chị Nga, chị Hội. Sự vất vả, cô đơn trong nghề giờ đây đã có người san sẻ cùng các chị.

Chị Liên tươi cười chỉ cho tôi xem mảnh vườn nhỏ trước mặt. Đó là những việc bên lề mà chị em quan trắc viên của Trạm làm sau giờ đi “ốp”. Mảnh đất rậm rạp, um tùm trước kia giờ được các chị chung tay dọn dẹp để trồng rau. Những loại rau xứ lạnh như su su, xà lách, bắp cải được trồng ngay ngắn thành từng luống, tươi tốt và xanh mơn mởn.

Mỗi ngày, mỗi người đều có thể được theo dõi bản tin thời tiết qua truyền hình, sóng phát thanh nhưng ít ai biết được, để có bản tin từng ngày, từng giờ ấy là sự đóng góp lặng lẽ của những người làm nghề đo nắng, đo mưa.

Quỳnh Trang/Báo Lào Cai

Công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây mãng cầu vạn người mê

Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.

Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu

Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.

45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?

Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Quy định mới về chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con

Từ năm 2025, chế độ thai sản dành cho lao động nam khi vợ sinh con sẽ có những thay đổi.

Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc

Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.

Đang cập nhật dữ liệu !