Làm sao để trẻ không quan hệ tình dục quá sớm?

Là một giáo viên, tôi đã sốc khi chứng kiến tận mắt một cháu bé mới học lớp 7 học rất rất giỏi, đứng đầu 1 lớp top của 1 trường chuyên nổi tiếng đã phát tán clip sex của 1 hot girl cho cả lớp xem. Ngồi trong lớp, con và bạn cùng lớp ôm ấp nhau như chỗ không người, trước mặt giáo viên...

Làm sao để trẻ không quan hệ tình dục quá sớm? Ảnh minh họa

Tình trạng trẻ cấp 2 "khám phá" nhau rất phổ biến nhưng, các mẹ lại tránh giáo dục giới tính cho con với các lý do sau:

1. Không biết nói với con thế nào cho khỏi ngượng. Động chạm tới những bộ phận kín đáo của cơ thể, chắc chắn dù là ai trong chúng ta thì đều ngại cả. Nhưng nếu không đề cập thẳng thắn thì sợ con lại hiểu nhầm.

Cha mẹ hãy đề cập tới các bộ phận kín đáo của cơ thể bằng các ngôn từ khoa học và các hình ảnh minh họa. Nếu cần thiết, cha mẹ có thể nhờ vào các thông tin và hình ảnh trên sách báo để dạy con.

2. Sợ  nói một hiểu mười. Một số cha mẹ lo sợ: Khi giáo dục giới tính, các con sẽ như được sổ lồng, mọi thứ gợi mở, con sẽ thích và sẽ làm thử.

Thật sự trẻ còn rất nhỏ, chúng không có kinh nghiệm sống như người lớn chúng ta. Vì thế, khi con nghe thấy điều gì, con sẽ chỉ biết về điều đó chứ không hiểu sâu sắc như chúng ta. Chúng sẽ không thể biết ở dưới lớp chăn kia, bố mẹ chúng đã làm gì để sinh ra chúng một cách ngọn ngành. Vì thế, hãy nói với con thẳng thắn. Tùy thuộc vào từng lứa tuổi để nói sao cho hợp lý là có thể được. Nên nói dựa theo các nguyên lý khoa học thì mọi việc vừa dễ dàng mà vừa thoải mái.

3. Giáo dục xong, liệu không biết con có quá sợ hãi mà trở nên thiếu tự tin hay không?

Thực ra, nếu đề cập một cách rất khoa học, trẻ sẽ không thấy điều gì đáng sợ ở đó cả. Đồng thời, trong gia đình cũng nên tạo khoảng cách giữa các giới để các con quen dần.

4. Nên bắt đầu GDGT cho con từ lứa tuổi nào?

Chúng ta nên bắt đầu GDGT cho con càng sớm càng tốt. Những bộ quần áo, những đồ chơi phù hợp với giới tính của con chính là bài học đầu tiên để giúp con hiểu rõ bản thân mình và người khác. Đồng thời con sẽ có cách ứng xử phù hợp với giới tính của mình.

5. Con có bạn khách giới, làm sao để con hiểu cha mẹ lo lắng điều gì?

Khi con có bạn khác giới, việc đầu tiên, ngay lập tức cha mẹ cần nói chuyện với con thật đàng hoàng. Cần cho con biết những nguy cơ có thể xảy ra khi quan hệ tình dục. Cha mẹ cần cho con biết về tình dục an toàn.

Ngoài ra cha mẹ cũng cần cho con biết giá trị của con người, giá trị của sức khỏe. Con cần biết sinh ra một em bé, trách nhiệm của người làm cha làm mẹ rất lớn. Một em bé ra đời sẽ cần có nhiều điều kiện để tồn tại và phát triển. Vì thế, trẻ cần suy nghĩ thật kĩ trước khi có quan hệ tình dục với bạn khác giới.

6. Ngoài những lời giáo huấn, còn phải làm gì nữa?

Cha mẹ cần cho con ngủ riêng từ sớm. Có cháu khi ngủ chung với cha mẹ, nhìn thấy cha mẹ “hành sự”, đến lớp học tìm cách bắt chước cha mẹ với những bạn bè khác giới. Vì thế, cha mẹ nhất thiết phải cho con ngủ riêng càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, cha mẹ cần chú trọng cách hành xử sao cho hợp lý với lời dạy dỗ của mình. Nếu cha mẹ cư xử không đúng như lời dạy bảo thì con sẽ không tin tưởng và sẽ không nghe theo những lời dặn dò của cha mẹ.

Làm cách nào để con không quan hệ tình dục sớm?

Con đang tuổi teen, việc tìm hiểu giới tính đã trở thành nhu cầu của con. Đó chưa kể con đã dậy thì, chắc chắn con có nhu cầu. Con sẽ còn trải qua cả những giờ khắc cảm giác khó điều khiển được cơ thể của mình. Đó là chưa kể, nếu con ở hoàn cảnh quá gần gũi, các con nhiều khả nặng bị kích thích. Lúc đó, thật khó khăn để con không khám phá cơ thể của bạn khác. Vậy làm cách nào để con tránh xa những trò chơi “Nhà nghỉ” nguy hiểm.

1. Cho con chơi những trò chơi thể thao. Thể thao là phương thức hoạt động tuyệt vời cho sự phát triển cơ thể trẻ. Thể thao làm tăng cường sức khỏe, làm cơ thể dẻo dai, đồng thời giúp cho con có thêm niềm vui trong cuộc sống. Khi con có những niềm đam mê thể thao, con sẽ bớt đi ham muốn dục vọng. Từ đó, con có thể điều tiết được cơ thể.

2. Cho con biết các nguy cơ mà con sẽ gặp phải nếu chơi những trò chơi nguy hiểm. Chưa tính đến những bệnh tật quá đáng sợ như HIV, AIDS…. những căn bệnh lậu, bệnh giang mai cũng đã đủ làm cho con vô cùng khổ sở. Nếu biết được các nguy cơ đó, chắc chắn con sẽ nghĩ ngợi cẩn thận trước khi lao vào những trò chơi nguy hiểm.

3. Cho con tham gia các câu lạc bộ tình nguyện, các hoạt động xã hội có ích. Với những hoạt động đầy ý nghĩa này, con sẽ cảm thấy cuộc đời thật có giá trị. Con sẽ hào hứng, vui vẻ tham gia vì thấy mình làm được nhiều việc có ích. Hơn nữa, khi tham gia các hoạt động thiện nguyện, con sẽ được tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh đặc biệt. Từ đó, con sẽ hiểu thêm những khắc nghiệt của cuộc sống và cái giá phải trả cho những hành động thiếu suy nghĩ. Với những trải nghiệm thực tế đó, con sẽ biết phải làm gì để kiềm chế bản thân trước sự hấp dẫn của những trò chơi tình dục không lành mạnh.

4. Cho con tham gia nhiều hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh. Với khoảng thời gian tuổi trẻ đầy ắp các hoạt động, sôi nổi, đầy hào hứng, con sẽ không còn ham muốn khám phá quá sớm những trò chơi trai gái. Từ đó, con còn biết thêm nhiều niềm vui mới. Con có nhiều bạn bè và đam mê mới. Chắc chắn con sẽ có những hành xử đứng đắn hơn trong vấn đề bạn bè khác giới và giới tính nói chung.

5. Cảnh báo con về những hành vi được coi là thiếu nghiêm túc. Trẻ ngày này luôn dễ dãi trong hành động với bạn trai. Vấn đề ngày xưa được cha mẹ chúng quan tâm thì ngày nay lại quá coi nhẹ. Đám trẻ có thể nhảy lên cổ bạn khác giới, vòng tay ôm ấp, hay sờ mó mà vẫn không coi đó là biểu hiện của yêu đương hay dục tính. Vấn đề này cực kì đáng báo động và cha mẹ nên có ý kiến với con trẻ sớm trước khi phải bế cháu khi bố mẹ chúng vẫn đang trong độ tuổi cắp sách đến trường.

6. Và điều cực kỳ quan trọng, cha mẹ hãy tuyệt đối cấm con tham gia mạng xã hội. Cái này, tôi sẽ nói kĩ sau. Các mẹ chỉ cần nhớ, các con học mấy trò này trên mạng và các con cũng lan truyền clip sex và dạy nhau làm sex qua mạng xã hội hết đó.

TS. Vũ Thu Hương (nguyên giảng viên trường ĐHSPHN)

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Đang cập nhật dữ liệu !