Làm nhà thờ Bác Hồ cho con cháu noi gương học tập

Với tấm lòng yêu quý Bác Hồ, có một người người cựu chiến binh dành dụm số tiền tiết kiệm của mình 20 năm qua xây dựng một ngôi nhà thờ Bác để con cháu và người dân cùng noi gương học tập.
Ông chính là Nguyễn Nhì (84 tuổi) quê ở làng Ái Mỹ, xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc, Quảng Nam.
Làm nhà thờ Bác Hồ cho con cháu noi gương học tập - ảnh 1
Làm nhà thờ Bác Hồ cho con cháu noi gương học tập - ảnh 2

Ông Nguyễn Nhì thắp hương bàn thờ Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thủ tướng Phạm Văn Đồng

Ông Nhì sinh ra trong một gia đình bần nông, năm 17 tuổi được giác ngộ lí tưởng cách mạng nên tham gia làm liên lạc cho đội biệt động huyện Điện Bàn. Trong một lần đi thăm ông, mẹ và em gái ông đã bị giặc Pháp càn quét giết hại khiến ông phải chịu nỗi đau mất mát sớm.

Biến đau thương thành sức mạnh, năm 1948 ông Nhì xung phong đi bộ đội để trả nợ nước thù nhà. Tại chiến trường Quảng Nam, ông tham gia sư đoàn 16, cùng đồng đội tổ chức nhiều trận đánh lớn nhỏ tiêu diệt và tịch thu nhiều vũ khí của địch. Năm 1954, ông Nhì chuyển sang sư đoàn 324 rồi tập kết ra đóng quân tại Nghệ An. Đến khi có lệnh tổng động viên vào miền Nam, ông xung phong lên đường cùng đồng đội chiến đấu lập nhiều chiến công trên chiến trường cho đến ngày đất nước hoàn toàn giải phóng.

Ông Nhì tâm sự: “Trở về quê hương thì cha đã mất, nhà cửa chiến tranh tàn phá tan hoang, chỉ còn sót lại vài cây cột. Ngay lúc ấy tôi đã có suy nghĩ làm một ngôi nhà thờ Bác Hồ. Bởi thời chiến tranh, Bác Hồ chính là người tôi rất yêu quý, đã cho tôi niềm tin tất thắng, thêm quyết tâm chiến đấu cho đến hòa bình ngày hôm nay.”
Những hình ảnh, tư liệu lịch sử được ông Nguyễn Nhì sưu tầm đặt trong lồng kính
Làm nhà thờ Bác Hồ cho con cháu noi gương học tập - ảnh 3

Ông Nguyễn Nhì giới thiệu lịch sử về con đường Trường Sơn huyền thoại qua ảnh


Cùng vợ làm lụng nuôi con vừa tích lũy tiền bạc, cho đến năm 2000, ông Nhì định cất một ngôi nhà để thờ Bác Hồ thì vùng ông ở rơi vào quy hoạch nên phải gác lại dự định. Đầu năm 2012, nhà cửa được giải tỏa nên vợ chồng ông Nhì ra Đà Nẵng sống cùng con cái. “Ở được một thời gian lại nhớ đến tâm nguyện ấp ủ xây nhà thờ Bác Hồ để lo hương khói lúc cuối đời, Tôi cùng vợ về lại quê nhà để thực hiện nó.” – Ông Nhì cho biết.

Ông Nhì chọn mua 26 cây gỗ tốt, cùng 4 cây gỗ còn lại của nhà cũ để cất nhà thờ trên diện tích khoảng 70m2. Dẫn chúng tôi đi thăm, ông Nhì giới thiệu ngôi nhà thờ được làm trong thời gian năm tháng. Từ cổng chính vào nhà được lát gạch, xung quanh có cây xanh che bóng mát, cửa luôn mở để chào đón mọi người khắp nơi đến thắp hương cho Bác Hồ. Trên tường sau bàn thờ có rất nhiều ảnh trong chiến tranh được ông Nhì sưu tập để phóng to làm phông nền.

Sau khi nhà được làm xong, để có ảnh thờ Bác khiến ông Nhì suy nghĩ rất nhiều. Cuối cùng ông quyết định chọn hình Bác lồng ghép giữa những vòng hoa, xung quanh như mặt trời tỏa sáng. Ý nghĩa như Bác Hồ chính là mặt trời cách mạng, luôn soi sáng niềm yêu thương đối với con cháu. Ngoài xây nhà thờ, ông Nhì còn bỏ công sưu tầm nhiều tranh, ảnh, hiện vật trong chiến tranh để trưng bày trong hai tủ kính đặt hai bên bàn thờ Bác. Đó chính là những tư liệu lịch sử quý giá để các cháu học sinh, người dân đến thắp hương cho Bác tham quan, tìm hiểu về lịch sử dân tộc.

Làm nhà thờ Bác Hồ cho con cháu noi gương học tập - ảnh 4

Ông Nguyễn Nhì giới thiệu lịch sử về con đường Trường Sơn huyền thoại qua ảnh

Ông Nhì tâm sự: “Lúc nghe tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp mất, tôi đã trằn trọc không ngủ được. Chính ngày rước linh cữu của Đại tướng về với quê hương Quảng Bình, tôi đã quyết định an vị ảnh Đại tướng để thờ phụng cùng với đó là Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Trong thâm tâm của tôi, cả hai vị đều tài hoa và là học trò xuất sắc của Bác Hồ. Đặc biệt, có công lớn trong chiến tranh giải phóng dân tộc nên tôi thờ phụng lo hương khói cùng với Bác.”

Theo quan sát của chúng tôi, ảnh Bác Hồ được trang trọng đặt vị trí giữa, bên trái là ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bên phải là ảnh Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Bàn thờ lúc nào cũng quét dọn sạch sẽ, tinh tươm. Hằng năm, vào ngày 30/4, 2/9 và ngày mất của Bác, ông Nhì cùng vợ mua sắm trái cây, hương đèn để cúng. Ông Nhì cho biết, ông thờ Bác Hồ nhưng không làm giỗ. Mục đích của ông chỉ muốn giáo dục con cháu noi gương học tập Bác và để những con người có cùng tấm lòng với mình đến thắp hương tưởng nhớ.

Cùng chúng tôi thắp nén nhang trên bàn thờ Bác Hồ, ông Nhì bộc bạch: “Tôi sẽ tiếp tục sưu tầm thêm những hình ảnh, tư liệu về Bác Hồ để mọi người cùng noi gương học tập theo cho đến cuối đời.”
Nguyễn Văn Luận

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !