Lại "tận thu" vàng trong mùa mưa

Nạn tận thu vàng trái phép lại bùng phát ở các địa phương miền núi vào mùa mưa luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn sụp hầm lò cao, xâm hại nghiêm trọng môi trường sinh thái…

Tận thu trong vùng cấm

Bất chấp thời điểm mùa mưa, tại các “thung lũng vàng” nằm sâu trong Khu bảo tồn thiên nhiên sông Thanh – vùng giáp ranh giữa hai huyện Nam Giang và Phước Sơn, các đối tượng khai thác vàng trái phép đang tranh thủ vơ vét tài nguyên. Đường lên khe Cọp, khe Lên, khe Chớp thuộc xã Đắc Pring (huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam) nham nhở do các loại phương tiện vận chuyển, khai thác vàng trái phép phá nát. Nhiều năm nay, để vận chuyển khối lượng lớn vật tư thiết bị phục vụ đào đãi vàng, giới thổ phỉ đã sử dụng các loại xe cơ giới san ủi đồi núi, mở mới hàng chục ki lô mét đường, nối từ trục đường tuần tra biên giới xuống các khe suối nằm sâu trong rừng. Tại khe Lên, khe Cọp, khe Nhớp và nhiều con suối khác thuộc địa phận xã Đắc Pring, giữa tháng 10 đoàn kiểm tra truy quét của tỉnh ghi nhận có gần 10 lán trại trái phép không người mọc lên, tại hiện trường ngổn ngang các giàn máy xúc, đào đãi vàng và nhiều thùng phuy chứa đầy dầu diesel… Các chiến sĩ của Đồn Biên phòng Đắc Pre – lực lượng tham gia đẩy đuổi “vàng tặc” xác nhận, khu rừng cấm thuộc vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh bị tàn phá nghiêm trọng về sinh thái, ô nhiễm nặng nguồn nước. Thời gian qua, lực lượng chức năng phối hợp truy quét, song vẫn không giải quyết triệt để. Đáng nói, đơn vị đã phá được nhiều vụ vận chuyển, buôn bán ma túy đem vào các bãi vàng.

Lại
Một “đại bản doanh” vàng tặc tại xã Đắc Pring, huyện Nam Giang. Ảnh: T.HỮU

Giữa tháng 10, khi lực lượng kiểm tra khoáng sản liên ngành (gồm cán bộ Sở Tài nguyên – môi trường, các ngành chức năng thuộc UBND huyện Phước Sơn) bất ngờ kiểm tra, truy quét các “điểm nóng” đã ghi nhận tình trạng khai thác vàng trái phép tại khu vực cấm không hề giảm. Tại bãi vàng Nhẹ (thôn 4, xã Phước Đức, huyện Phước Sơn) có 4 lán trại đã tháo tấm che mái, 6 máy xay đá, 5 máng tuyển đãi vàng bằng gỗ, 2 hồ chứa nước và 1 mỏ lộ thiên bị đục khoét sâu dưới lòng đất với quy mô rộng 0,5ha. Kiểm tra hiện trường suối Rin (thuộc xã Đắc Pring, huyện Nam Giang nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh) không có người lao động, chỉ có một sàn tuyển bằng sắt. Tuy nhiên, một khu rừng rộng 3ha đã bị cày xới ngổn ngang, nhiều điểm nước ứ đọng nhuốm màu đỏ. Tương tự, tại suối Rin, qua kiểm tra có 5 máy xay đá, 4 lán trại đã tháo tấm che mái, 40 lít dầu diesel, 20 lít nhớt cùng nhiều dụng cụ phục vụ cho việc tận thu vàng. Khi đoàn kiểm tra đến, tất cả máy móc đều dừng hoạt động, không có người tại hiện trường. Do vậy, ngành chức năng đã đốt phá toàn bộ các lán trại, thiết bị máy móc, dụng cụ phát hiện được.

Tiếp tục truy quét

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra nhiều vụ sập hầm vàng do khai thác trái phép, trong đó làm ít nhất 7 người chết (huyện Phú Ninh 2, Nam Giang 2 và Phước Sơn 3 người).

Ông Bùi Văn Ba, Trưởng phòng Khoáng sản (Sở Tài nguyên - môi trường) cho biết, việc “vàng tặc” hoành hành vào mưa mưa rất đáng lo ngại. Vì vậy, qua các đợt kiểm tra, đoàn sẽ kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo chính quyền các huyện Phước Sơn, Nam Giang, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh tiếp tục tổ chức các biện pháp nhằm ngăn chặn, truy quét, chốt giữ và xử lý nghiêm các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 15.4.2011 và Chỉ thị số 20/2012/CT-UBND ngày 21.8.2012 của UBND tỉnh về việc tăng cường các biện pháp quản lý phương tiện, dụng cụ đưa vào rừng trên địa bàn tỉnh.

Trong khi đó, tại huyện Bắc Trà My, để chấn chỉnh công tác quản lý khoáng sản trên địa bàn, ngành tài nguyên – môi trường huyện phối hợp với các ngành chức năng và điều động lực lượng trong tổ công tác cơ động tiếp tục kiểm tra, truy quét và chốt giữ tại các “điểm nóng” khai thác vàng vùng giáp ranh. Chủ tịch UBND các xã, thị trấn bắt buộc ký cam kết về trách nhiệm quản lý khoáng sản; duy trì lực lượng 4 - 5 cán bộ, chiến sĩ thường xuyên chốt giữ khu vực bãi vàng cống Ba Bi (thuộc thôn 4, xã Trà Nú, huyện Bắc Trà My). Lãnh đạo huyện Bắc Trà My cương quyết xử lý trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong buông lỏng quản lý về lĩnh vực khoáng sản nên nhiều vụ đã được phát hiện, đề xuất xử lý kịp thời. Điển hình, tháng 9, UBND tỉnh đã quyết định xử phạt hàng trăm triệu đồng các trường hợp  thăm dò khoáng sản vàng gốc trái phép tại xã Trà Bui (Bắc Trà My).

Theo tìm hiểu của chúng tôi, công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, nhất là tại Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh còn bất cập. Đến nay, đơn vị này chưa cắm mốc được ranh giới bảo tồn và ranh giới các phân khu chức năng ở ngoài thực địa. Chính vì thế, các phân khu chưa được bảo vệ hiệu quả và chưa tìm được “tiếng nói chung” trong khâu giữ tài nguyên rừng, khoáng sản giữa Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh và chính quyền các huyện Phước Sơn, Nam Giang. UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương tiếp tục tăng cường các biện pháp truy quét, đẩy đuổi các đối tượng ra khỏi vùng cấm; quản lý chặt chẽ phương tiện, dụng cụ trái phép đưa vào rừng.

TRẦN HỮU/Báo Quảng Nam

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !