Lạ mắt những chiếc giếng khơi trong mát giữa phố cổ Hà Nội

Lọt giữa các con ngõ nhỏ của “36 phố phường” vẫn còn những chiếc giếng khơi nước trong mát dù đất đai nhà cửa ở đây từng milimet cũng tính bằng vàng.
Lạ mắt những chiếc giếng khơi trong mát giữa phố cổ Hà Nội - ảnh 1
Người dân vẫn sử dụng nước từ giếng khơi trong phố cổ cho cuộc sống hàng ngày. Trong ảnh: Ông Nguyễn Văn Ngọc ( nhà số19 ngõ Tạm Thương, Hoàn Kiếm ) đang rửa mặt bằng nguồn nước giếng khơi nhà mình.

Nét văn hóa làng xã sót lại giữa lòng phố cổ

Giữa những con ngõ siêu nhỏ chỉ vừa một người đi trong ngõ Nhà Chung ( Hoàn Kiếm, Hà Nội) vẫn còn lưu giữ rất nhiều chiếc giếng khơi – một thời là mạch nước của người dân phố cổ. Dường như chẳng ai còn nhớ giếng được đào từ bao giờ. Từng thế hệ sinh ra, lớn lên và sử dụng nguồn nước này, gắn bó một thời tuổi thơ bên những chiếc giếng cổ.

Giếng khơi trong phố cổ vẫn còn nguyên vẹn như ban đầu. Thành giếng chủ yếu được xây bằng gạch đỏ. Qua thời gian, những viên gạch bị bào mòn, nhẵn bóng. Đường kính của những chiếc giếng khoảng trên dưới 1m và sâu hơn 2m nhưng từ bao năm nay chưa bao giờ hết nước.

Đang ngồi rửa bát bên chiếc giếng nhỏ với đường kính rộng khoảng 50 cm, ông Nguyễn Tiến Thắng (50 tuổi, Phố Nhà Chung, Hoàn Kiếm) chia sẻ : “ Cái giếng này có từ rất lâu rồi. Khi tôi sinh ra, lớn lên ở đây đã có. Ngày nhỏ, tôi vẫn cùng bạn bè tụ tập trước sân giếng tắm rửa, đùa nghịch. Ngày xưa khi nước máy chưa trở nên thông dụng, cả xóm đều sử dụng nguồn nước ở đây. Mỗi khi tới giờ cơm nước, tắm giặt, mọi người từ già trẻ gái trai lại tập trung quanh sân giếng đông vui lắm”. 
Lạ mắt những chiếc giếng khơi trong mát giữa phố cổ Hà Nội - ảnh 2

Chiếc giếng khơi tại số nhà 15 ngõ Nhà Chung đã được thu hẹp trên miệng, song vẫn chi chít đường ống nước bơm nước về từng hộ gia đình. Chỉ còn một vài hộ gia đình giữ thói quen dùng thùng múc nước trực tiếp từ giếng lên để rửa bát, giặt quần áo ngay trên sân giếng.


Cuộc sống ngày càng phát triển tiện nghi hơn, từng hộ gia đình lắp đặt máy bơm nước đưa nước vào tận nhà, khiến việc sinh hoạt chung trong chiếc giếng trở nên ít dần. Thay thế cho những chiếc thùng múc nước là chi chít đường ống nước được đặt để hút nước tới từng gia đình trong khu tập thể. 

Vị cứu tinh trong những ngày mất nước

Vừa đưa tay thoăn thoắt múc từng xô nước dưới chiếc giếng khơi lên rửa bát, tưới cho những chậu cảnh trong mảnh sân nhỏ và vục từng làn nước mát lạnh rửa mặt, ông Nguyễn Văn Ngọc ( nhà 19 ngõ Tạm Thương, Hoàn Kiếm ) vừa chậm rãi kể về chiếc giếng khơi độc nhất vô nhị của gia đình mình.

“Cái giếng này có cách đây năm cả trăm năm rồi. Suốt từ đời ông nội tôi đến nay vẫn sử dụng nguồn nước ở đây. Giếng chỉ sâu hơn 2m nhưng chưa bao giờ hết nước. Mạch nước trong giếng luôn trong mát, không hề có mùi hôi hay vẩn đục”, ông Ngọc cho biết.
Lạ mắt những chiếc giếng khơi trong mát giữa phố cổ Hà Nội - ảnh 3

Chiếc giếng khơi cả trăm năm của gia đình ông Ngọc vẫn luôn đầy nước trong lành.


Giếng khơi trong của gia đình ông Ngọc là một trong những cái giếng đất còn nguyên vẹn từ xưa để lại. Miệng giếng chỉ cao hơn chục centimet và được xây nên từ gạch đỏ. Xung quanh thành giếng được xếp bằng gạch nung, không hề có sự gắn kết của vôi vữa, xi măng nhưng cái giếng vẫn giữ nguyên vẹn từ bao năm nay. 

Ông Ngọc chia sẻ : “ giếng khơi này có từ thời cha ông, gia đình tôi bao năm nay vẫn sử dụng vì nguồn nước rất trong sạch. Hơn nữa, mỗi khi bị mất nước, giếng nhà tôi còn cung cấp nước cho người dân cả mấy tuyến phố sử dụng”. Dưới làn nước mát của chiếc giếng khơi từ xa xưa để lại, từng đàn cá cảnh tung tăng bơi lội. Ông Ngọc cho biết gia đình nuôi cá trong giếng nhằm mục đích để cá dọn hết những chất bẩn trong giếng và để bảo vệ chính gia đình mình. Nguồn nước từ giếng gia đình đang sử dụng, nếu phát hiện cá dưới giếng có biểu hiện bệnh hoặc chết thì sẽ dừng việc sử dụng, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Không chỉ có giếng khơi của gia đình ông Ngọc, trong khắp phổ cổ Hà Nội vẫn còn khá nhiều giếng khơi được người dân sử dụng, trong đó phải kể đến “giếng Liên khu 1” trong phố Hàng Bút ( Hoàn Kiếm, Hà Nội). Mọi người vẫn thường gọi đây là “ giếng liên khu 1” vì nó được Đội tự vệ thành ngày xưa đóng quân ở đây đào lấy nước ăn.
Lạ mắt những chiếc giếng khơi trong mát giữa phố cổ Hà Nội - ảnh 4
Những chiếc giếng cổ thường được đào rất nông. Chiếc nào sâu cũng chỉ 2m nhưng chưa bao giờ hết nước

Nhờ nguồn nước mạch dồi dào trong lành nên sau khi bộ đội dời đi, người dân trong khắp khu vẫn dung nguồn nước này để ăn uống. Anh Hoàng ( 38 tuổi, người dân sống trên phố Hàng Bút) chia sẻ : “Cái giếng này trước đây là giếng nằm trong khuôn viên nhà tôi. Gia đình anh có tới 3 – 4 thế hệ nối tiếp nhau sử dụng nguồn nước này. Những năm chưa có nước máy về, cả phố cùng dùng nước ở đây . Mạch nước trong giếng rất khỏe và sạch. Trước tới giờ, chỉ có một vài lần các gia đình xây dựng, khiến mạch nước đục nhưng sau đó sẽ tự trong”.

Khi những bình nước inox đang ngày càng được ưa chuộng trên khắp phố phường, khi nước máy đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân, thì ở một vài con ngõ nhỏ giữa lòng phố cổ, những chiếc giếng khơi từ xa xưa vẫn còn sót lại, giữ lại cho phố phường Hà Nội một nét lạ, nét riêng về thời đã xa.
Quỳnh Nga

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !