Ký ức về những cây cầu
Nguyễn Tri Phương là công trình đầu tiên mà World Bank hỗ trợ vốn cho TP Đà Nẵng. Đây cũng là cây cầu đầu tiên những người thợ cầu Cienco 4 xây dựng trên thành phố sông Hàn. Bởi vậy, bên cạnh thành tích về đích trước 4 tháng, cầu Nguyễn Tri Phương còn ghi bao dấu ấn tâm tình của những người thợ trẻ.
Cầu Nguyễn Tri Phương |
Cây cầu lịch sử
Với mục tiêu nâng cao tính hiệu quả và tính bền vững của các dịch vụ đô thị ở Đà Nẵng, Ngân hàng Thế giới (WB) đã dành 152,438 triệu USD cho việc nâng cấp đô thị, cải thiện cơ sở hạ tầng tại thành phố. Để triển khai dự án, TP Đà Nẵng góp vốn đối ứng 66,033 triệu USD. Sở GTVT Đà Nẵng làm chủ đầu tư, Ban Quản lý Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên điều hành dự án.
Toàn bộ dự án được tách thành 4 hợp phần, trong đó điểm nhấn là công trình Cầu và đường Nguyễn Tri Phương nối dài đi Hòa Quý (từ đường Nguyễn Hữu Thọ đến đường Trần Đại Nghĩa, TP Đà Nẵng). Ngày Đà Nẵng khánh thành cầu, bà Keiko Sato - Giám đốc Quản lý danh mục đầu tư của WB cho rằng, cầu Nguyễn Tri Phương nằm trong chiến lược của WB để giúp Đà Nẵng liên kết khu vực trung tâm thành phố với các khu vực ven đô, tăng cường thể chế trong hoạch định đầu tư, quản lý các dịch vụ đô thị và hỗ trợ thực thi dự án. “Hay nói cách khác, công trình cầu Nguyễn Tri Phương là cây cầu đầu tiên mang dấu ấn WB tại thành phố biển xinh đẹp của miền Trung Việt Nam” - bà Keiko Sato nói.
Cũng theo bà Keiko Sato, không phụ lòng mong mỏi đó, chủ đầu tư là Sở GTVT Đà Nẵng cùng nhà thầu Cienco4 đã nỗ lực thi công, làm ngày làm đêm để hoàn thành vượt mốc thời gian quy định tại Hiệp định tài trợ và đúng các mục tiêu ban đầu.
Ông Đặng Đức Cường - Chuyên gia cao cấp, chủ nhiệm Dự án của WB tại Việt Nam đánh giá cao hiệu quả của dự án. “Đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Tri Phương là thành công lớn của Đà Nẵng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững thông qua việc nối liền trung tâm thành phố với các khu vực ven đô.
Dấu ấn thợ cầu Cienco4
Nhớ lại những ngày thi công nước rút cầu Nguyễn Trí Phương, anh Thiều Quang Vinh - Phó Phòng kỹ thuật, Ban Quản lý Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên TP Đà Nẵng vẫn chưa lúc nào vợi niềm vui: “Thợ cầu Cienco 4 đã “dát” lên công trình những dấu ấn không lẫn được với bất kỳ ai. Đội ngũ thợ cầu đều có tay nghề cao, được tuyển chọn kỹ lưỡng và lao động với một tinh thần đầy nhiệt huyết, bài bản. Mọi thao tác kỹ thuật nhịp nhàng và ăn “rơ” với nhau đến lạ kỳ. Chính vì vậy, dự án đã hoàn thành đưa vào khai thác sớm tới 4 tháng”.
Tình cờ tôi gặp lại Giám đốc điều hành dự án của Cienco 4 Nguyễn Anh Dũng (chỉ huy trưởng trẻ tuổi thuộc thế hệ 7X) ngay tại cầu Nguyễn Tri Phương trong một ngày đầu đông se lạnh. Anh vẫn nhớ như in những ngày cao điểm: “Công trường lúc nào cũng chia làm 3 ca 4 kíp (mỗi kíp 6 tiếng). “Đứng mũi” là thợ cầu của 5 đơn vị chủ lực Cienco 4 gồm: 492, 499, 479, 423 và 405 với 400 người luôn bám trụ ngày đêm”.
Cầu Nguyễn Tri Phương được xây dựng trên địa bàn quận Cẩm Lệ và quận Ngũ Hành Sơn với điểm đầu tại nút giao đường Cách mạng Tháng Tám và đường Nguyễn Hữu Thọ, điểm cuối giao với đường Trần Đại Nghĩa, phường Hòa Hải. Tổng chiều dài toàn cầu là 801,8m, bề rộng nền đường 33m với 6 làn xe. Đây là cây cầu vượt sông Cẩm Lệ với tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng. Tư vấn thiết kế là CDM International. Inc (Mỹ), Tư vấn giám sát là The Louis Berger Group.Inc (Mỹ). |
Đi trên cây cầu của niềm kiêu hãnh ngày hôm nay, tôi lại nhớ nụ cười tươi rói và miệng nói liến thoắng của chỉ huy trưởng 499 Phan Văn Thông thuộc thế hệ 8X cách đây hơn một năm về trước. Lúc đó, với chỉ lệnh “thần tốc” để vượt tiến độ nước rút trước mùa mưa, Thông đang say sưa chỉ đạo một tốp công nhân đang thi công xà mũ trụ, em chạy như con thoi trên bệ cầu.
Thông kể: “Em tốt nghiệp Đại học GTVT Hà Nội năm 2006. Từ đó đến nay, em đã làm cầu Vĩnh Tuy, Thanh Trì (Hà Nội) và một số dự án từ Cần Thơ đến tận Cà Mau. Lúc đầu vào làm kỹ thuật đội, từ năm 2008 đến nay làm đội trưởng. Nhưng đội trưởng thì cũng là thợ cầu mà chị. Cầu Nguyễn Tri Phương là công trình đầu tiên Cienco 4 đặt chân vào “thị trường” Đà Nẵng đó chị. Thợ cầu Cienco 4 chúng em rất yêu thành phố này”.
Thông tiếp lời, thợ cầu Cienco 4 ở công trình này đa phần học cao đẳng, trung cấp ra nhưng vẫn muốn đi lên từ đôi tay người thợ. Rất nhiều anh em không muốn ngồi bàn giấy mà xin vào làm công nhân như thế đó. Tôi hỏi vì sao? Thông đáp gọn: “Có lẽ vì sự đam mê. Làm công nhân thợ cầu mà không yêu nghề, không chịu khó học hỏi thì không “trụ” nổi đâu. Với lại, Tổng công ty em trả lương xứng đáng, bình quân khoảng 8-9 triệu đồng/người”.
Như đọc được ý nghĩ của tôi, Thông kéo tay tôi đi gặp anh em công nhân. Đầu tiên là thợ cầu Nguyễn Văn Các (26 tuổi), tốt nghiệp Trường Cao đẳng GTVT miền Trung khi em đang kiểm tra các thanh thép, mồ hôi ướt đầm lưng áo. Nhìn tôi các nhỏ nhẹ: “Em yêu nghề này, tuy vất vả, cực nhọc nhưng theo những cây cầu từ lúc chưa rõ hình hài đến lúc thênh thang nối đôi bờ sông cũng là một đam mê”.
Còn Lê Văn Hùng (SN 1986) cũng tốt nghiệp Trường Cao đẳng nghề Nguyễn Văn Trỗi thì pha trò tếu táo: “Lúc đầu chưa quen việc, em thấy khổ lắm. Nhưng giờ quen rồi – ngày nào cũng được đứng trên “mặt sông” giữa cái mùi nồng nồng của bê tông cốt thép, em lại thấy yêu vô cùng công việc của một thợ cầu”.
Nối liền khoảng cách đôi bờ
Anh Nguyễn Thành Nhật - Tư vấn giám sát LBG (Louis Berger Cop.in) cầu Nguyễn Tri Phương bồi hồi nhớ lại: “Trong quá trình thi công cầu, tôi đánh giá cao sự chăm chỉ, miệt mài, hăng say lao động mà đảm bảo an toàn, chất lượng của thợ cầu Cienco4. Lúc đầu dự kiến thời gian hoàn thành là 24 tháng, sau rút lại còn 22 tháng và về đích trước 4 tháng. Nhanh mà chắc chứ không phải nhanh ẩu đoảng”.
Đứng trên mặt cầu của ngày hôm nay khi nắng chiều đã xế bóng, nhìn về phía bên kia bờ Đông - những con đường mới, những khu phố mới, những ngôi nhà mới đã bắt đầu mọc lên san sát, một đô thị sầm uất sẽ mọc lên trong tương lai không xa. Đó cũng chính là nhờ có cây cầu mang tên Nguyễn Tri Phương vượt sông Cẩm Lệ, nối liền khoảng cách đôi bờ cho người dân ở những khu phố mới thênh thang bên kia sông
BT
Diễn viên Thanh Hương sau đổ vỡ: Tôi không thiếu những người đàn ông theo đuổi
Diễn viên Thanh Hương cho biết muốn kín tiếng trong chuyện riêng tư và hiện chưa nghĩ tới việc kết hôn dù không thiếu người theo đuổi.
Cảnh lạ ở hẻm ‘nhà thùng’ TPHCM: Trăm năm ngăn đôi 2 cảnh đời trái ngược
Hẻm "nhà thùng", có từ thời Pháp thuộc như ngăn đôi 2 cảnh đời trái ngược với một bên là dãy nhà cao cửa rộng trong khi phía đối diện là những căn nhà bé tí, lụp xụp rộng chưa đầy 10m2.
Chuyện cảm động phía sau tấm ảnh phục dựng gia đình đủ 4 người ở Làng Nủ
Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.
BAT Việt Nam hoàn thành mục tiêu khoanh nuôi 120ha rừng ngập mặn Cà Mau
Công ty British American Tobacco (BAT) Việt Nam và Trung tâm bảo tồn Thiên nhiên Gaia đã hoàn thành dự án hợp tác trồng rừng giai đoạn 2022 - 2024. Một trong các mục tiêu là chuyển hóa 120ha bãi bồi thành rừng tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.
Du khách hào hứng với loạt trải nghiệm tại Sun KraftBeer Festival 2024
Dù đã qua mùa hè cao điểm, nhưng mỗi ngày Sun World Ba Na Hills vẫn thu hút hàng nghìn du khách đến với Lễ hội bia tươi và ẩm thực Sun KraftBeer 2024.
Chị dâu tặng vòng vàng dịp kỷ niệm ngày cưới, tôi đi bán mới phát hiện sự thật
Không tin vào những gì mình nghe được, tôi đã mang chiếc vòng vàng được chị dâu tặng đến 3 cửa hàng khác nhau để kiểm tra.
Cô gái Bình Phước ngồi xe lăn vào lễ đường, nhiều người rơi nước mắt
Đám cưới của Nhung có nhiều điều đặc biệt. Cô được bố đẻ bế ra trao cho chú rể. Khoảnh khắc chú rể đẩy xe lăn, đưa cô dâu tiến vào lễ đường nhiều người cảm động rơi nước mắt.
Nước ngập trắng đồng ở Chương Mỹ, 100 cảnh sát gặt lúa giúp dân
Dù cơn bão số 3 đã đi qua, nhưng những cánh đồng của xã Mỹ Lương (Chương Mỹ, Hà Nội) vẫn chìm trong biển nước. Để giảm thiểu thiệt hại, hơn 100 chiến sĩ cảnh sát đã xuống đồng gặt lúa giúp người dân.
Chùa cổ gần 1.000 tuổi trên đỉnh núi Long Đọi, Hà Nam
Chùa Long Đọi Sơn vừa mang một vẻ đẹp cổ kính, linh thiêng của một ngôi cổ tự gần 1.000 năm tuổi, vừa mang đến cho du khách cảm giác bình yên, thanh tịnh.
'Nhìn danh sách ủng hộ của xóm nghèo, giật mình tưởng đọc nhầm con số'
Hay tin người dân miền Bắc oằn mình trong bão lũ, người dân Sơn Trình không ai bảo ai, tự nguyện góp tiền ủng hộ.