Ký ức một thời leng keng tàu điện

Có rất nhiều cách để có thể ôn lại ký ức về tàu điện Hà Nội, chẳng hạn như đọc truyện, thơ, xem phim, tranh ảnh, tư liệu.. Nhưng hôm nay, chúng tôi muốn đưa mọi người trôi ngược dòng lịch sử qua một bộ sưu tập độc đáo, đó là bộ sưu tập vé tàu điện của nhà sưu tập Nguyễn Dân Việt ở Hà Nội.

Theo ông Nguyễn Dân Việt, câu chuyện về xe điện Hà Nội bắt đầu từ năm 1896. Lúc đó, Phòng Thương mại và Đô thị Hà Nội đã mở cuộc điều tra khảo sát về tiện ích công cộng, và đã chấp thuận thành lập dự án xe điện tiện ích công cộng, phê chuẩn quy ước với các thông số kỹ thuật cụ thể.

Theo đó, ông Courret, anh em nhà Krug và Durand được cấp quyền khai thác ba tuyến đường xe điện trong khoảng thời gian 60 năm, gồm: Từ quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (quảng trường Négrier) đến làng Thụy Khuê, tổng chiều dài 3,530 km; Từ quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục đến làng Giấy (Cầu Giấy), có chiều dài 5,4 km; Từ quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục đến làng Tân Ấp (Yên Phụ) có chiều dài là 4,140 km.

Con đường tơ lụa ở Hà Nội (phố Hàng Đào) - Henri Gourdon, 1931. Nguồn: www.entreprises-coloniales.fr/inde-indochine/Fonciere_de_l_Indo-Chine

Tiếp đó, tàu điện Hà Nội thời Pháp thuộc được xây dựng và vận hành khai thác từ năm 1900 đến năm 1955 bởi các công ty sau: Công ty Đường sắt điện Hà Nội và tiện ích mở rộng (1900-1905); Công ty Xe điện Hà Nội (1905 - 1929); Công ty Xe điện Bắc Kỳ  (1929 - 1951); Công ty Vận tải công cộng khu vực Hà Nội, tên gọi khác là Sở Xe điện Bắc Việt (1952 - 1954). Công ty Xe điện Bắc Kỳ ngừng hoạt động vào ngày 31/5/1955 và chuyển giao toàn bộ tài sản cho chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi đó đã tiếp quản Hà Nội.

Tàu điện thời kỳ này chỉ có 1 đến 2 toa, toa đầu đồng thời là đầu kéo, chia làm 2 khoang. Một khoang nhỏ ở đầu, hai bên lối đi, mỗi bên có 2 cái ghế có đệm quay mặt vào nhau như toa xe hỏa, ngồi được 8 người. Đây là chỗ ngồi hạng sang. Còn lại phần lớn toa có hai hàng ghế gỗ chạy dọc lối đi. Đây là hạng bình thường. Hàng hóa chất ở dưới ghế và treo, móc ở bên ngoài toa cuối. Vé tàu của Sở Xe điện Bắc Việt được in bằng cả 2 thứ tiếng Việt và Pháp.

Vé tàu điện hạng Nhất.

“Đến thời kỳ Việt Nam dân chủ cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1954 - 1991), các ghi chép về tàu điện của Hà Nội không có nhiều, thông tin có được phần lớn là được kể lại qua những ký ức của những người đã đi qua thời kỳ này”, nhà sưu tập Nguyễn Dân Việt tiếp tục câu chuyện.

“Ta còn em tiếng hàng ngày

Vang âm đường phố

Tia hồ quang chớp xanh

Toa xe điện cuối ngày

Người soát vé

Áo bành tô cũ nát...

Lanh canh! Lanh canh!

Tiếng chuông reo hay lời kêu khổ?

Bó gạo, mớ rau

Mẹ về buổi chợ

Lanh canh! Lanh canh!...”

Đoạn thơ nhỏ trong bài thơ “Em ơi! Hà Nội phố” của nhà thơ Phan Vũ khiến ta nao nao nhớ lại một thời leng keng tàu điện – “đặc sản” của Hà Thành thuở nào.

Sau giải phóng Thủ đô, Sở Xe điện Hà Nội được giao để quản lý và khai thác trên nền tảng của hệ thống tàu điện của Pháp. Kể từ năm 1955, Hà Nội có 5 tuyến tàu điện và Bờ Hồ là trạm trung tâm chính tỏa đi 6 hướng là Hà Đông, Cầu Giấy, Mơ, Vọng, Bưởi và Yên Phụ, trong đó có 4 tuyến chạy qua Bờ Hồ gồm: Bờ Hồ - Chợ Bưởi; Bờ Hồ - Chợ Mơ; Bờ Hồ - Cầu Giấy; Bờ Hồ - Hà Đông; còn tuyên Yên Phụ - Vọng không chạy qua Bờ Hồ.

“Hai tuyến Cầu Giấy và Hà Đông có một đoạn dài đi chung đường: từ Bờ Hồ, qua Hàng Gai, Hàng Bông rẽ vào Nguyễn Thái Học, đến hết Văn Miếu thì tàu Hà Đông rẽ vào phố Hàng Bột (bây giờ là phố Tôn Đức Thắng), còn tàu Cầu Giấy đi thẳng, theo đường Nguyễn Thái Học, qua Kim Mã về Cầu Giấy.

Mỗi lần đến đây, một người bán vé phải xuống tàu dùng một thanh sắt “bẻ ghi” để tàu chuyển hướng về Hà Đông, nếu không có người “bẻ ghi”, tàu sẽ chạy thẳng về Cầu Giấy. Chỗ bẻ ghi chính là nơi người ta hay hương khói ở góc phố Nguyễn Thái Học và Hàng Bột bây giờ.

Cuối mỗi ngày, các tàu đều về Sở Xe điện ở phố Thụy Khê. Trừ đường Hà Đông xa nhất, ở Cầu Mới, có một đoạn đường xe điện có mái (phía trước nhà máy công cụ số 1). Đó là nơi chuyến tàu đầu tiên của mỗi ngày trên tuyến đường Bờ Hồ - Hà Đông đỗ qua đêm để đến sáng vào Hà Đông cho gần. Buổi sáng, từ rất sớm, chuyến đầu tiên đã phải từ Thụy Khê chạy về các hướng để khoảng năm giờ rưỡi là xuất phát về Bờ Hồ”, nhà sưu tầm vé tàu điện diễn giải một số điểm thú vị.

Từ 1955 đến hết thời tàu điện năm 1991, các hạng ghế cũ được phá bỏ thành đồng hạng, cả toa tàu thông nhau; không sử dụng hệ thống tiền thuộc địa nữa mà thay vào đó là hệ thống tiền tệ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Giá vé được in sẵn trên tấm vé theo từng chặng hoặc cả tuyến. Tuyến Bạch Mai - Bưởi có giá là 100 đồng, từ Bưởi đi chợ Hôm có giá 60 đồng, từ Đồng Xuân đi chợ Hôm giá vé là 40 đồng, Hà Đông đi Ô Chợ Dừa có giá là 60 đồng, đi cả tuyến là 100 đồng.

Một điểm đáng chú ý, “từ cuối năm 1955 đến năm 1959, Sở Xe điện Hà Nội được đổi tên thành Xí nghiệp Xe điện Hà Nội. Tuy nhiên, trong quá trình sưu tập, đến nay chúng tôi chưa tìm được loại vé tàu của Xí nghiệp Xe điện Hà Nội.

Từ quá trình sưu tầm và nghiên cứu, một giả thuyết được đưa ra là không có vé in cho thời kỳ này, hệ thống vé vẫn được dùng theo vé của Sở Xe điện vì những lý do sau: Thứ nhất là giai đoạn của thời kỳ Sở Xe điện rất ngắn (1954-1955) mà các vé tàu điện được sưu tầm thường được đính kèm trong các giấy tờ đi đường, giấy đi công tác có ghi thời gian trong những năm 1956, 1957. Thứ hai là phát hiện được mẫu vé của Sở Xe điện với mệnh giá trên vé là 10 xu, nếu vé này dùng cho thời kỳ đầu giải phóng Thủ đô thì quá cao so với giá cũ và không phù hợp với hệ thống tiền tệ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được sử dụng từ năm 1951 đến năm 1959 (với mệnh giá nhỏ nhất là 10 đồng). Có lẽ đây là loại vé được in vào cuối năm 1959, sau khi tiến hành đổi tiền toàn miền Bắc”, ông Nguyễn Dân Việt chia sẻ.

Từ năm 1959 đến 1969, Xí nghiệp Xe điện được đổi tên thành Quốc doanh Xe điện Hà Nội. Về cơ bản, giá vé lúc này vẫn chia thành từng chặng hoặc cả tuyến, đi cả tuyến giá vé là 10 xu, tuyến Bờ Hồ - Cầu giấy giá 5 xu, tuyến Vọng - Yên Phụ giá vé 8 xu. Vé đi theo chặng là 5 xu.

Sơ đồ các tuyến tàu điện Hà Nội năm 1985.

Năm 1985 đổi tiền trên toàn quốc, đi theo đó là sự lạm phát. Thời kỳ này sử dụng bộ tiền in và phát hành năm 1985 với mệnh giá nhỏ nhất là 5 hào và không phát hành tiền xu. Hệ thống vé tàu điện vẫn sử dụng loại cũ với mệnh giá xu. Công ty Xe điện phải đóng dấu đè giá tiền lên những tấm vé cũ.

Những năm từ 1987 đến 1990, các tuyến tàu điện giảm dần về số lượng và thời gian chạy tàu. Năm 1991, tàu điện Hà Nội chính thức ngừng sứ mệnh phục vụ công chúng. Đến nay, các đầu máy toa xe của hệ thống tàu điện của Hà Nội đã không còn lại gì, số đầu máy toa xe này được cho là đã bị nấu thành gang, thép để tái sử dụng.

Tàu điện Hà Nội xưa giờ chỉ còn trong ký ức, trong hình ảnh xưa cũ, trong thơ ca và trong nỗi nhớ của một thời Hà Nội đã xa …

Bình Minh

Quy định mới về chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con

Từ năm 2025, chế độ thai sản dành cho lao động nam khi vợ sinh con sẽ có những thay đổi.

Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc

Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.

Thắt lòng cảnh đưa tang trên dòng nước lũ ở Lệ Thủy

Mưa lũ khiến hơn 3.000 nhà dân ở huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) chìm trong biển nước. Hình ảnh người vợ lắp giàn giáo kê quan tài cho chồng, hàng xóm chèo thuyền vượt lũ đưa người quá cố đi mai táng khiến nhiều người thắt lòng.

Cải thiện dinh dưỡng học đường để nâng cao tầm vóc người Việt

Nhiều chuyên gia cho rằng dinh dưỡng học đường không chỉ là chìa khóa nâng cao sức khỏe học sinh, mà còn là nền móng vững chắc cho một xã hội khỏe mạnh và phát triển bền vững.

Người dùng vẫn liên tục ‘dính bẫy’ lừa đảo trực tuyến không mới

Lừa chiếm đoạt tài sản bằng việc dụ dỗ làm nhiệm vụ online có trả phí hay mạo danh nghệ sĩ, các tổ chức là những thủ đoạn lừa đảo trực tuyến không mới, song vẫn đang khiến nhiều người dân ‘sập bẫy’.

Lá thư tay của người mẹ Yên Bái khiến con gái xúc động suốt 15 năm

Ngoài thông báo vừa gửi 800.000 đồng phí sinh hoạt, trong lá thư tay nhuốm màu thời gian, người mẹ còn để lại lời nhắn nhủ khiến cô con gái rưng rưng xúc động.

Bom sex Ông Hồng: Hoa hậu chuyên đóng phim cấp 3, viên mãn bên ông xã đại gia

Đăng quang Hoa hậu châu Á, Ông Hồng lựa chọn con đường đóng phim cấp 3. Người đẹp nói đây là quyết định hối hận nhất trong sự nghiệp của mình.

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo trong giao dịch ví điện tử và giả mạo shipper

Từ thông tin cá nhân và mã OTP do nạn nhân cung cấp, đối tượng lừa đảo thực hiện liên kết ví điện tử với tài khoản ngân hàng, rút tiền về ví và chiếm đoạt tiền.

Truyền thông Hồng Kông hết lời ca ngợi Sa Pa

Sa Pa (Lào Cai) với vẻ đẹp hoang sơ và văn hóa đa dạng, từ lâu là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Mới đây, nhật báo South China Morning Post (SCMP - Hồng Kông, Trung Quốc) dành nhiều lời “có cánh” cho mảnh đất Tây Bắc này.

Hẻm khu Cây Da Sà: Dân một thời không dám khai địa chỉ, cố thoát ‘ả phù dung’

Một thời, sống ở nơi được mệnh danh là "thủ phủ ma túy" ở TPHCM, người dân lương thiện ra ngoài không dám khai địa chỉ, cố mưu sinh để thoát khỏi những cám dỗ từ "ả phù dung".

Đang cập nhật dữ liệu !