Kỳ lạ miếu Bà linh thiêng, miếu Ông bị sét đánh nhiều lần
Bao năm nay, không ai lý giải được tại sao miếu Ông cứ xây lên là bị sét đánh vỡ, phải nằm hoang tàn, lạnh lẽo không người hương khói… còn miếu Bà thì được chăm sóc cẩn thận, cao ráo, cổ kính và thanh tịnh.
Từ bao đời nay, người dân thôn Phong Cầu, xã Đại Đồng, huyện Kiến Thụy, TP.Hải Phòng vẫn lưu truyền câu chuyện về đôi vợ chồng chuyên đi hát ả đào được người dân dựng miếu thờ. Hai miếu thờ hiện nay được gọi là miếu Ông và miếu Bà. Thế nhưng, không hiểu tại sao, miếu Ông hiện nay chỉ còn lại một ít dấu tích phía sau những cây cỏ đã phủ đầy, còn miếu Bà vẫn uy nghi, cổ kính và thanh tịnh. Người ta đồn rằng, vì một “lời nguyền” khiến miếu Ông cứ xây lên là bị sét đánh sập, còn “miếu bà” vì được tôn kính nên vẫn trường tồn…
Những câu chuyện lạ kỳ
Theo các cụ cao niên ở đây kể lại, xưa kia ở cuối làng Phong Cầu có một hồ nước sâu, cứ vào độ tháng năm, nước ở dưới hồ lại dâng lên cao ngập ruộng đồng khiến người dân không thể cày cấy được.
Người xưa truyền lại rằng, ở dưới hồ này có một vị thần cai quản, hằng năm thần dâng nước lên gây khó khăn cho cuộc sống, người dân phải cung tiến một cô gái xinh đẹp mới mong hóa giải được. Nhưng dù con gái trong làng có nhiều nhưng cũng chẳng có ai đủ “sắc nước hương trời” để thần hồ phải động lòng và nếu tìm được người vừa ý thì cũng không ai tự nguyện cúng mình xuống nước cho thần hồ cả. Vậy là, nhiều năm sau đó, năm nào đến dịp tháng 5, dân làng Phong Cầu cũng phải chịu cảnh lũ lụt, mất mùa diễn ra.
Cho đến một hôm, có hai vợ chồng nhà ông Tơ, chuyên đi hát ả đào cho các lễ hội đi qua làng Phong Cầu. Vợ ông Tơ vốn là người phụ nữ nhan sắc yêu kiều, đàn giỏi, hát hay. Thế nhưng khi biết chuyện về thần hồ, ông Tơ đã nổi lòng tham, gạ “bán vợ mình” cho làng làm lễ tế thần để đổi lấy một khoản tiền.
Để thực hiện, ông ta thông đồng với làng cho một chiếc thuyền bơi ra giữa hồ để phục vụ đàn hát rồi nhân cơ hội đẩy vợ xuống. Khi người phụ nữ đáng thương rơi xuống lòng hồ nước sâu thăm thẳm, lạ kỳ thay, nước trong lòng hồ dần dần biến mất, đất ùn lên thành một gò cao. Từ đó về sau, dân làng yên tâm cày cấy, không còn bị lũ lụt tàn phá mùa màng nữa. Để tưởng nhớ công đức của bà Tơ, dân làng bàn nhau xây dựng miếu, để phụng thờ đặt tên là miếu Bà.
Về phần ông Tơ, lúc thấy vợ mình đã chìm hẳn ở dưới đáy hồ, ông mới cho thuyền quay lại bờ rồi trở về nhà. Nhưng lạ thay, khi ông đi được một quãng thì bỗng có tiếng sét xé trời đánh trúng đầu làm ông chết tại chỗ.
Dân trong làng quá đỗi kinh hoàng vì giữa trưa nắng như đổ lửa mà lại có sét đánh. Tại chỗ ông Tơ chết, người ta lập miếu thờ, lấy tên là miếu Ông. Thế nhưng, khi miếu vừa xây xong, đang giữa trời nắng gay gắt bất ngờ có tiếng sấm nổi lên, ngôi miếu bất thình lình bị sét đánh trúng vỡ tan thành nhiều mảnh vụn. Dân làng lại góp công, góp của xây lại miếu Ông. Nhưng mấy lần đều không thành, hễ cứ xây xong, ngay giữa trưa nắng, trời không hề có giọt mưa nào, thì miếu lại bị sét đánh sụp đổ.
Quá hoang mang và sợ hãi, dân làng không còn nghĩ đến việc xây miếu Ông nữa. Người tín tâm thì bảo vì ông Tơ làm việc ác, nhẫn tâm đẩy người kết tóc xe duyên cả đời với mình xuống hồ nên bị trời phạt. Có người lại bảo vì quá hận người chồng bội bạc, tàn ác nên bà Tơ mới nguyền rủa ông Tơ bị sét đánh chết và truyền kiếp muôn đời cũng không lập được miếu thờ.
Về ngôi miếu Bà, người ta cũng kể lại những câu chuyện huyễn hoặc rằng: Vào một đêm cách đây chưa lâu, một người đàn ông vì tham lam đã dùng cưa cưa thanh xà gỗ của miếu đem về nhà dùng. Khi về đến nhà, không hiểu sao, ông ta bị đau bụng vật vã. Người nhà đưa ông ta đến khám bác sĩ nhưng cũng không tìm ra nguyên nhân. Một thời gian sau, trên người ông ta mọc những khối u chi chít khắp người. Trước khi chết, ông ta mới cho người nhà biết rằng, ông ta đã cưa trộm thanh xà gỗ ở miếu Bà.
Rồi lại có chuyện, cậu thanh niên - cháu bà cụ trông coi miếu - nổi tiếng học dốt, nghịch ngợm vì thành tâm cầu cúng ở miếu Bà mà đỗ vào một trường đại học danh tiếng. Trước đó, cả dòng họ nhà cậu thanh niên chưa từng có ai đỗ đạt.
Những câu chuyện đồn thổi ấy khiến người ta tin hơn vào sự linh thiêng của miếu Bà. Như để minh chứng cho những câu chuyện mà mình đã kể, một cụ già trong làng chỉ đường cho chúng tôi vào nhà ông Phạm Văn Chằng, người có mảnh ruộng nằm ngay cạnh miếu Ông.
Ông Chằng cho biết: “Miếu Ông bây giờ không còn nữa, vật duy nhất còn sót lại đó là một ụ gạch đã bị che khuất bởi cỏ dại um tùm. Mấy năm về trước, ở miếu còn có bát hương để dân làng đi làm đồng qua đây cúng bái nhưng nghe đâu bát hương cũng đã bị sét đánh vỡ nốt, cả cây đa cạnh miếu cũng bị sét đánh chết khô rồi. Đám ruộng nhà tôi nằm cạnh đó không hiểu vì sao cũng bị sét đánh cháy hết cả mạ. Sợ quá tôi phải chuyển ruộng mạ đi chỗ khác”.
Đi tìm lời giải
Bà kể thêm, mười sáu tuổi bà đã đi làm giao liên, rồi bị giặc bắt. Giam cầm bà gần hai năm trời mà không lấy được chút thông tin nào, chúng đành để bà tự do. Trở về quê hương, bà vẫn âm thầm giúp sức cho cách mạng, năm hai sáu tuổi thì bà lập gia đình.
Cuộc đời bà thay đổi rất nhiều từ khi gắn bó với ngôi miếu cổ linh thiêng này. Ngày bà La bắt đầu ra đây, miếu Bà chỉ còn lại là bộ khung rêu mốc, mạng nhện giăng đầy. Không cần ai giúp sức, bà làm lụng, góp nhặt từng đồng để mua dần đồ đạc trong miếu, từng viên ngói cũng tự tay bà chọn rồi gánh về tu sửa miếu.
Giải thích về những lời đồn thổi, bà La cho biết: “Tôi chẳng phải con của “Mẫu” hay gì gì đó như người ta vẫn nói. Tất cả những việc mình làm đều xuất phát từ cái tâm. Sống ở miếu tâm hồn thanh thản như vứt bỏ được mọi phiền lo, có lẽ chính vì thế mà thằng cháu tôi, cả bạn của nó nữa cũng đều đỗ đại học khi ra đây. Tôi không cổ súy cho mê tín nhưng quan niệm của người Việt Nam mình rất đúng: Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.
Bao năm nay, mặc dù không ai lý giải được tại sao miếu Ông cứ xây lên là bị sét đánh vỡ, phải nằm hoang tàn, lạnh lẽo không người hương khói… còn miếu Bà thì được chăm sóc cẩn thận, cao ráo, cổ kính và thanh tịnh. Nhưng người dân vẫn truyền tai nhau về ngôi miếu linh thiêng và coi đây là một câu chuyện lạ kỳ có tính giáo dục con cái và gắn liền với truyền thống làng xã, con người nơi đây.
Nguồn: Dòng Đời/ Dân Việt
Những câu chuyện lạ kỳ
Một góc miếu Bà. |
Theo các cụ cao niên ở đây kể lại, xưa kia ở cuối làng Phong Cầu có một hồ nước sâu, cứ vào độ tháng năm, nước ở dưới hồ lại dâng lên cao ngập ruộng đồng khiến người dân không thể cày cấy được.
Người xưa truyền lại rằng, ở dưới hồ này có một vị thần cai quản, hằng năm thần dâng nước lên gây khó khăn cho cuộc sống, người dân phải cung tiến một cô gái xinh đẹp mới mong hóa giải được. Nhưng dù con gái trong làng có nhiều nhưng cũng chẳng có ai đủ “sắc nước hương trời” để thần hồ phải động lòng và nếu tìm được người vừa ý thì cũng không ai tự nguyện cúng mình xuống nước cho thần hồ cả. Vậy là, nhiều năm sau đó, năm nào đến dịp tháng 5, dân làng Phong Cầu cũng phải chịu cảnh lũ lụt, mất mùa diễn ra.
Cho đến một hôm, có hai vợ chồng nhà ông Tơ, chuyên đi hát ả đào cho các lễ hội đi qua làng Phong Cầu. Vợ ông Tơ vốn là người phụ nữ nhan sắc yêu kiều, đàn giỏi, hát hay. Thế nhưng khi biết chuyện về thần hồ, ông Tơ đã nổi lòng tham, gạ “bán vợ mình” cho làng làm lễ tế thần để đổi lấy một khoản tiền.
Để thực hiện, ông ta thông đồng với làng cho một chiếc thuyền bơi ra giữa hồ để phục vụ đàn hát rồi nhân cơ hội đẩy vợ xuống. Khi người phụ nữ đáng thương rơi xuống lòng hồ nước sâu thăm thẳm, lạ kỳ thay, nước trong lòng hồ dần dần biến mất, đất ùn lên thành một gò cao. Từ đó về sau, dân làng yên tâm cày cấy, không còn bị lũ lụt tàn phá mùa màng nữa. Để tưởng nhớ công đức của bà Tơ, dân làng bàn nhau xây dựng miếu, để phụng thờ đặt tên là miếu Bà.
Về phần ông Tơ, lúc thấy vợ mình đã chìm hẳn ở dưới đáy hồ, ông mới cho thuyền quay lại bờ rồi trở về nhà. Nhưng lạ thay, khi ông đi được một quãng thì bỗng có tiếng sét xé trời đánh trúng đầu làm ông chết tại chỗ.
Dân trong làng quá đỗi kinh hoàng vì giữa trưa nắng như đổ lửa mà lại có sét đánh. Tại chỗ ông Tơ chết, người ta lập miếu thờ, lấy tên là miếu Ông. Thế nhưng, khi miếu vừa xây xong, đang giữa trời nắng gay gắt bất ngờ có tiếng sấm nổi lên, ngôi miếu bất thình lình bị sét đánh trúng vỡ tan thành nhiều mảnh vụn. Dân làng lại góp công, góp của xây lại miếu Ông. Nhưng mấy lần đều không thành, hễ cứ xây xong, ngay giữa trưa nắng, trời không hề có giọt mưa nào, thì miếu lại bị sét đánh sụp đổ.
Những gì còn sót lại của miếu Ông. |
Quá hoang mang và sợ hãi, dân làng không còn nghĩ đến việc xây miếu Ông nữa. Người tín tâm thì bảo vì ông Tơ làm việc ác, nhẫn tâm đẩy người kết tóc xe duyên cả đời với mình xuống hồ nên bị trời phạt. Có người lại bảo vì quá hận người chồng bội bạc, tàn ác nên bà Tơ mới nguyền rủa ông Tơ bị sét đánh chết và truyền kiếp muôn đời cũng không lập được miếu thờ.
Về ngôi miếu Bà, người ta cũng kể lại những câu chuyện huyễn hoặc rằng: Vào một đêm cách đây chưa lâu, một người đàn ông vì tham lam đã dùng cưa cưa thanh xà gỗ của miếu đem về nhà dùng. Khi về đến nhà, không hiểu sao, ông ta bị đau bụng vật vã. Người nhà đưa ông ta đến khám bác sĩ nhưng cũng không tìm ra nguyên nhân. Một thời gian sau, trên người ông ta mọc những khối u chi chít khắp người. Trước khi chết, ông ta mới cho người nhà biết rằng, ông ta đã cưa trộm thanh xà gỗ ở miếu Bà.
Rồi lại có chuyện, cậu thanh niên - cháu bà cụ trông coi miếu - nổi tiếng học dốt, nghịch ngợm vì thành tâm cầu cúng ở miếu Bà mà đỗ vào một trường đại học danh tiếng. Trước đó, cả dòng họ nhà cậu thanh niên chưa từng có ai đỗ đạt.
Bà La trông giữ miếu. |
Những câu chuyện đồn thổi ấy khiến người ta tin hơn vào sự linh thiêng của miếu Bà. Như để minh chứng cho những câu chuyện mà mình đã kể, một cụ già trong làng chỉ đường cho chúng tôi vào nhà ông Phạm Văn Chằng, người có mảnh ruộng nằm ngay cạnh miếu Ông.
Ông Chằng cho biết: “Miếu Ông bây giờ không còn nữa, vật duy nhất còn sót lại đó là một ụ gạch đã bị che khuất bởi cỏ dại um tùm. Mấy năm về trước, ở miếu còn có bát hương để dân làng đi làm đồng qua đây cúng bái nhưng nghe đâu bát hương cũng đã bị sét đánh vỡ nốt, cả cây đa cạnh miếu cũng bị sét đánh chết khô rồi. Đám ruộng nhà tôi nằm cạnh đó không hiểu vì sao cũng bị sét đánh cháy hết cả mạ. Sợ quá tôi phải chuyển ruộng mạ đi chỗ khác”.
Đi tìm lời giải
Ông Phạm Chiến Thắng, Chủ tịch UBND xã Đại Đồng giải thích: “Chuyện miếu Ông cứ xây lên là bị sét đánh vỡ và cây đa nằm bên cạnh miếu cũng bị sét đánh chết khô là có thật. Có thể đó là sự trùng hợp ngẫu nhiên của thời tiết. Những câu chuyện lạ kỳ về miếu Ông, miếu Bà nên để cho khoa học trả lời, bà con nhân dân không nên bàn tán, đồn thổi tạo dư luận không tốt trong địa phương”.
Để làm rõ hơn về những lời đồn đại, chúng tôi tìm đến bà Phạm Thị La (82 tuổi) thủ từ trông coi miếu Bà để tìm hiểu. Hiện nay, miếu Bà nằm trên một khu đất cao riêng biệt giữa cánh đồng, giữ nguyên dáng vẻ cổ kính và thanh tịnh. Bà La kể lại: “Trước đây, miếu Bà được người dân thường xuyên lui tới thờ cúng nhưng sau chiến tranh thì bị đổ nát, hoang tàn, không có người trông coi. Vào một đêm nọ, tôi mơ thấy “Thánh Mẫu” nâng đầu dậy và dẫn ra miếu Bà, “Thánh Mẫu” nói tôi có duyên tiền định với miếu Bà nên bắt buộc phải ra trông coi miếu”.Bà kể thêm, mười sáu tuổi bà đã đi làm giao liên, rồi bị giặc bắt. Giam cầm bà gần hai năm trời mà không lấy được chút thông tin nào, chúng đành để bà tự do. Trở về quê hương, bà vẫn âm thầm giúp sức cho cách mạng, năm hai sáu tuổi thì bà lập gia đình.
Cuộc đời bà thay đổi rất nhiều từ khi gắn bó với ngôi miếu cổ linh thiêng này. Ngày bà La bắt đầu ra đây, miếu Bà chỉ còn lại là bộ khung rêu mốc, mạng nhện giăng đầy. Không cần ai giúp sức, bà làm lụng, góp nhặt từng đồng để mua dần đồ đạc trong miếu, từng viên ngói cũng tự tay bà chọn rồi gánh về tu sửa miếu.
Giải thích về những lời đồn thổi, bà La cho biết: “Tôi chẳng phải con của “Mẫu” hay gì gì đó như người ta vẫn nói. Tất cả những việc mình làm đều xuất phát từ cái tâm. Sống ở miếu tâm hồn thanh thản như vứt bỏ được mọi phiền lo, có lẽ chính vì thế mà thằng cháu tôi, cả bạn của nó nữa cũng đều đỗ đại học khi ra đây. Tôi không cổ súy cho mê tín nhưng quan niệm của người Việt Nam mình rất đúng: Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.
Bao năm nay, mặc dù không ai lý giải được tại sao miếu Ông cứ xây lên là bị sét đánh vỡ, phải nằm hoang tàn, lạnh lẽo không người hương khói… còn miếu Bà thì được chăm sóc cẩn thận, cao ráo, cổ kính và thanh tịnh. Nhưng người dân vẫn truyền tai nhau về ngôi miếu linh thiêng và coi đây là một câu chuyện lạ kỳ có tính giáo dục con cái và gắn liền với truyền thống làng xã, con người nơi đây.
Nguồn: Dòng Đời/ Dân Việt
Công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây mãng cầu vạn người mê
Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.
Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt
Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.
Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội
Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.
Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk
Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.
Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu
Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.
45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?
Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.
Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi
Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.
Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc
Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.
Quy định mới về chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con
Từ năm 2025, chế độ thai sản dành cho lao động nam khi vợ sinh con sẽ có những thay đổi.
Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc
Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.