Kỳ bí bức tượng đồng người châu Phi loã thể (Kỳ 1)

Tại cuộc triển lãm đang diễn ra ở Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, lần đầu tiên nhà sưu tầm cổ vật Lâm Dũ Xênh (Quảng Ngãi) đưa ra trưng bày một bức tượng đồng được ông tìm thấy ở Sa Thầy (Kon Tum) đã làm hé lộ về những sứ giả kỳ bí từ châu Phi xa xăm từng đến nước ta cách đây hơn 2.000 năm!

Kỳ bí bức tượng đồng người châu Phi loã thể (Kỳ 1)

Trong những ngày này, du khách trong và ngoài nước đến Đà Nẵng sẽ có dịp chiêm ngưỡng hơn 300 cổ vật được nhà sưu tập Lâm Dũ Xênh chọn lọc đưa từ Châu Ổ (Bình Sơn, Quảng Ngãi) ra triển lãm tại Bảo tàng điêu khắc Chăm. Đặc biệt nhất trong số đó là bức tượng đồng một người đàn ông châu Phi lõa thể có niên đại từ trước Công nguyên!

Kỳ bí bức tượng đồng người châu Phi loã thể (Kỳ 1)

Nhà sưu tập Lâm Dũ Xênh giới thiệu về bức tượng đồng người châu Phi loã thể đang được trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng - Ảnh: HC

Từ bộ sưu tập Gò Quê…

Đây là lần đầu tiên bức tượng được nhà sưu tập Lâm Dũ Xênh đưa ra giới thiệu với đông đảo công chúng. Từ đây, câu chuyện kỳ lạ về quá trình phát hiện một bức tượng mà TS Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á, từng mất gần 25 năm tìm kiếm, đã được hé lộ với những mối cơ duyên mà chính người trong cuộc cũng không lý giải nổi!

Mùa thu năm 2009, nhân TS Nguyễn Việt có chuyến nghiên cứu xuyên Việt, ông Lâm Dũ Xênh đã mời đến thăm và giúp hệ thống hoá bộ sưu tập của mình. Trước đó, nhân hội nghị quốc tế kỷ niệm 100 năm văn hoá Sa Huỳnh tổ chức tại Quảng Ngãi, ông Xênh đã trưng bày bộ sưu tập gồm 92 hiện vật đồng, 37 di vật gốm, hàng trăm di vật đá, thuỷ tinh, mã não… khai quật tại di chỉ Gò Quê (xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi).

Các đại biểu đã vô cùng ngạc nhiên trước sự có mặt phong phú các di vật mang phong cách văn hoá Đông Sơn (Thanh Hoá) nổi tiếng tại di chỉ này. Thậm chí, số hiện vật Đông Sơn ở Gò Quê nhiều và điển hình tới mức khiến nhiều nhà nghiên cứu nghi ngờ chúng phải được lấy lên từ lòng đất Gò Quê. Do vậy, khi ông Lâm Dũ Xênh ngỏ lời mời, TS Nguyễn Việt đã vào tận nơi. Ông Xênh lúc đó đang ở Hải Phòng cũng lặn lội về Hà Nội tìm chuyến bay nhanh nhất về Quảng Ngãi đón tiếp.

Kỳ bí bức tượng đồng người châu Phi loã thể (Kỳ 1)

Bức tượng đồng người châu Phi loã thể kỳ bí đang được trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng - Ảnh: HC

Suốt một tuần, TS Nguyễn Việt bị hút lại bởi số cổ vật khổng lồ của ông Xênh, đặc biệt là bộ sưu tập đồ đồng của di chỉ khảo cổ Đông Sơn được phát hiện tại di chỉ Gò Quê. Sau khi tiến hành giám định, TS Nguyễn Việt còn kiểm tra ngược bằng cách mang đến từng người dân đã được các di vật đó để phỏng vấn đối chất. “Kết quả cho phép khẳng định độ tin cậy cao của bộ sưu tập Gò Quê” - TS Nguyễn Việt cho hay. Và đó cũng là cơ sở dữ liệu để ông hình thành luận văn “Gò Quê - một đảo Đông Sơn giữa biển Sa Huỳnh” gây sự chú ý đặc biệt cho giới nghiên cứu. Tuy nhiên đó mới chỉ là sự khởi đầu cho mối kỳ duyên.

Sau khi hoàn tất công việc, TS Nguyễn Việt chuẩn bị đi tiếp vào Nam. “Anh Xênh xin đi cùng, chúng tôi đã chia tay gia đình để lên xe. Đột ngột anh gọi tôi giật giọng: “Thầy ơi, xin thầy xem cái này đã!”, rồi đưa cho tôi coi một bức tượng nhỏ bằng đồng. Ngay lập tức tôi không thể tin được ở mắt mình. Đó chính là vật mà mấy chục năm nay tôi mày mò lục tìm khắp thế giới!” – TS Nguyễn Việt kể lại. Trong tay ông lúc đó là bức tượng đồng một người đàn ông châu Phi lõa thể ngồi gập gối, cao khoảng 11 – 12cm. Ông lập tức hoãn chuyến đi và ở lại với bức tượng!

… Đến bức tượng đồng kỳ bí

Lâm Dũ Xênh nhớ lại, những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, ông cùng nhiều thanh niên xung phong của huyện Bình Sơn được tăng cường lên chiến trường biên giới Tây Nam. Được điều đến khu vực Sa Thầy (Kon Tum), ông Xênh cùng hai người bạn đồng hương làm thành một tổ "tam tam". Một trong hai người bạn đó được một người đồng bào dân tộc tặng bức tượng đồng đào được khi làm rẫy. Do bệnh tật, người bạn đó qua đời tại Sa Thầy, bức tượng được trao lại cho người bạn thứ hai.

Kỳ bí bức tượng đồng người châu Phi loã thể (Kỳ 1)

Sự kỳ bí của bức tượng thu hút rất nhiều sự quan tâm của khách tham quan - Ảnh: HC

Chiến tranh biên giới kết thúc, ông Xênh cùng người bạn đó trở lại địa phương, lúc ấy ông vẫn chưa sưu tầm cổ vật. Cách đây vài năm, hay tin ông trở thành nhà sưu tầm cổ vật đam mê, tâm huyết và có nhiều thành công, người bạn đó đã trao lại bức tượng đồng, kỷ vật thời chiến tranh khắc nghiệt. Từ đó, ông Xênh đặt bức tượng trong chiếc hộp cầu may trước bàn thờ. Mỗi khi đi xa, ông đều thắp hương cầu khấn và xoay bức tượng vào trong, khi trở về lại thắp hương rồi xoay bức tượng theo hướng cũ.

Trước chuyến dự định vào Nam cùng TS Nguyễn Việt kể trên, ông Xênh cũng thắp hương, xoay bức tượng. "Suốt một tuần làm việc với nhau về bộ sưu tập Gò Quê, tôi đều đưa tấm hình và phiên bản hai bức tượng tìm thấy trước đó ở Đông Sơn để hỏi nhưng Lâm Dũ Xênh hoàn toàn không nhận ra mối liên hệ nào với bức tượng thờ kín của anh. Việc anh nhờ tôi xem giúp bức tượng là hoàn toàn bất ngờ. Đó là một thời khắc lạ kỳ. Nếu anh không chợt nghĩ và đưa ra thì còn rất lâu tôi mới chắp nối được những nhân vật họ hàng đó với nhau, thậm chí đó còn là câu hỏi mãi mãi chưa có lời đáp!" - TS Nguyễn Việt nói.

Thật khó diễn tả được nỗi vui sướng và kinh ngạc của TS Nguyễn Việt trước sự gặp gỡ bất ngờ này. Như sợ cơ may ngàn đời có thể bay mất, ông lập tức cùng Lâm Dũ Xênh mang bức tượng sang nhờ một nha sĩ làm khuôn và về tạo ngay một phiên bản bằng sáp để lưu giữ. Vì như ông cho biết, bức tượng này cùng hai bức tượng tìm thấy trước đó ở Đông Sơn (nhưng hiện không biết lưu lạc phương nào) là những dấu hiệu có thể chỉ dẫn làm sáng tỏ những vị sứ giả kỳ bí đã viếng thăm và để lại Đông Sơn những kiệt tác nghệ thuật tâm linh phồn thực bất hủ của mình!

Nhà sưu tập Lâm Dũ Xênh là một lương y người Việt gốc Hoa có ông nội từ Trung Quốc qua VN lập nghiệp cách đây hơn 100 năm. Ông bắt đầu sưu tầm cổ vật cách đây hơn 12 năm và đã có bộ sưu tập hơn 10.000 hiện vật. Riêng tiền cổ đã có hơn 1 tấn, ché cổ 250 cái...

Ông tâm sự: "Tôi quan niệm văn hóa là của cộng đồng, nên có những cái sưu tầm được thì cũng nên đưa ra chia sẻ với mọi người, chứ không phải cái nào quý hiếm thì chỉ dành làm của riêng. Đó cũng là lý do lần đầu tiên tôi đưa bức tượng đồng người châu Phi ra mắt công chúng tại cuộc triển lãm lần này!".

(Kỳ 2: Những bức tượng cổ chưa từng thấy trên thế giới)

HẢI CHÂU

Công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây mãng cầu vạn người mê

Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.

Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu

Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.

45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?

Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Quy định mới về chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con

Từ năm 2025, chế độ thai sản dành cho lao động nam khi vợ sinh con sẽ có những thay đổi.

Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc

Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.

Đang cập nhật dữ liệu !