KTT Thành Công: Người dân hiểu chưa đúng phương án di dời, tháo dỡ phần cơi nới

Trao đổi với PV Báo điện tử Infonet, lãnh đạo UBND phường Thành Công đã có những giải đáp thắc mắc xung quanh vấn đề vận động người dân khu tập thể (KTT) Thành Công tự giác tháo dỡ phần cơi nới và phương án di dời, tạm cư.

Vận động người dân tự giác tháo dỡ "chuồng cọp"

Như thông tin Báo điện tử Infonet đã phản ánh, tòa nhà G6A KTT Thành Công (phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội) được đưa vào sử dụng từ năm 1987, nay đã bước sang tuổi 30, với nhiều phần bị xuống cấp nghiêm trọng. 

Không những thế, mỗi căn hộ còn phải "gánh" thêm những "chuồng cọp" – phần cơi nới không gian của người dân khiến mức độ nguy hiểm tăng lên đáng kể.

Theo báo cáo kết quả khảo sát, kiểm định và đánh giá chất lượng hiện trạng chung cư cũ ngày 30/10/2015 của Viện Khoa học Công nghệ và Kinh tế xây dựng Hà Nội, công trình nhà G6A Thành Công được xếp vào tình trạng nguy hiểm cấp độ D. Vì thế, ngày 25/4/2016, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định về việc di dời khẩn cấp các chủ sử dụng, sở hữu tại đây.

Tòa nhà G6A được xác định mức độ nguy hiểm cấp độ D.

Tuy nhiên, theo người dân phản ánh, nhà G6A Thành Công lún tách đôi đơn nguyên 1 và 2 nhưng quá trình lún đã ổn định 20 năm nay, không bị mở rộng thêm. Bằng chứng là tấm đan che giữa khe lún vẫn giữ nguyên vị trí, không xê dịch. Chưa kể, quá trình kiểm định nhà nguy hiểm không có thông báo và giám sát của người dân sở tại, nội dung bản báo cáo cũng chưa thực sự được giải đáp thỏa đáng cho người dân.

Về việc UBND phường Thành Công đề nghị cư dân tự giác tháo dỡ phần cơi nới trái phép để giảm áp lực cho toàn bộ tòa nhà, người dân sinh sống tại khu nhà G6A thừa nhận tấm bảng thông báo công khai được dựng lên từ đầu năm 2017.

Tấm bảng thông báo, vận động người dân tự giác tháo dỡ phần cơi nới trái phép.

Các hộ dân cũng hiểu và đồng tình với chủ trương của thành phố. Tuy nhiên, phần lớn cư dân đều có chung thắc mắc rằng sẽ tháo dỡ như thế nào khi phần lớn các không gian cơi nới đã tồn tại hàng chục năm, nếu không có phương án đảm bảo an toàn thì chính việc tháo dỡ sẽ gây nguy hiểm cho căn hộ của mình và cả hàng xóm.

Chuyển câu hỏi của bà con đến chính quyền, ông Tô Ngọc Lâm - Phó Chủ tịch UBND phường Thành Công chia sẻ với phóng viên: Thắc mắc của người dân là hoàn toàn chính đáng vì đây là quyền lợi của họ và cần được giải đáp.

Ông Lâm cho biết, chủ trương của phường không chỉ đơn giản là đề nghị các hộ dân tháo dỡ phần cơi nới vi phạm mà mục đích lớn hơn là mong muốn giảm tải trọng phải chịu cho khu nhà, đảm bảo an toàn cho cư dân.

Các "chuồng cọp" hầu hết tồn tại từ cách đây hàng chục năm. Lúc mới bàn giao nhà, hầu hết các căn hộ có diện tích từ 12-24m2 nhưng có hộ có tới 3 thế hệ chung sống. Với diện tích đó, trong giai đoạn đó Nhà nước không cung cấp thêm diện tích ở nên nhân dân đã tự ý cơi nới để thêm không gian phơi đồ hoặc để đồ chứ không vì mục đích ở. Công năng tòa nhà lúc thiết kế không chịu trách nhiệm phải "gánh" thêm những phần này. Đến nay, khu nhà đã được xếp hạng nhà nguy hiểm cấp độ D, phần cơi nới lại xây bằng những vật liệu không đảm bảo an toàn, không chỉ tăng trọng tải tòa nhà mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ. 

Thêm vào đó, mỗi tòa nhà có một thời hạn sử dụng, hơn 30 năm với một công trình nhà được xây dựng từ thời kỳ trước, đến nay liệu có còn đảm bảo an toàn hay không? Vì thế, khi cơ quan chuyên môn xác định là nhà nguy hiểm mức độ nghiêm trọng thì trách nhiệm của phường là phải tuyên truyền, vận động người dân tự giác tháo dỡ những phần cơi nới này.

"Tháo dỡ bất kì hạng mục ở bất kì công trình nào cũng cần phải có kinh phí, mà kinh phí cho việc này lại không nằm trong mục kinh phí phường được cấp. Thiết nghĩ, nếu được thì Nhà nước nên có kinh phí và tư vấn để hỗ trợ bà con tháo dỡ, đảm bảo an toàn cho công trình. Tuy nhiên, điều này cũng cần sự đồng thuận của người dân” - ông Lâm bày tỏ.

Tòa nhà G6A KTT Thành Công xuống cấp nghiêm trọng nhưng vẫn phải gồng gánh thêm những "chuồng cọp".

Người dân hiểu chưa đúng khi chính quyền đề nghị di dời

Qua khảo sát của PV, hầu hết các hộ dân đều đồng tình với chủ trương của thành phố về việc xây dựng lại các tập thể cũ xuống cấp. Tuy nhiên, một số người dân cho rằng kết quả xác định mức độ nguy hiểm của các nhóm đơn nguyên chung cư chưa bảo đảm tính khách quan vì chưa có sự tham gia, giám sát của các hộ dân. Trên tinh thần đó, người dân mong muốn có một cuộc kiểm định lại với sự tham gia của các hộ dân.

Bên cạnh đó, người dân cũng đề nghị được tiếp xúc với nhà đầu tư trước khi thực hiện di dời để được giải đáp các thắc mắc về thời gian di dời, các quyền lợi kèm theo, sau khi di dời thì liệu có được trở về không, khi nào về và đề nghị được tái định cư tại chỗ…

Về những thắc mắc này, ông Tô Ngọc Lâm cho biết, phường Thành Công là cơ quan quản lý nhà nước chứ không phải cơ quan thẩm định, không có chuyên môn, thiết bị máy móc để đo đạc và kiểm định nên không thể đáp ứng nguyện vọng của các hộ dân. Trước đó, UBND phường đã có buổi làm việc với nhân dân, cung cấp tất cả thông tin, phổ biến công khai quyết định của UBND thành phố về việc xếp loại nhà nguy hiểm cấp độ D đối với khu nhà G6A.

Ông Lâm cũng cho biết thêm, đề nghị được tiếp xúc với nhà đầu tư và biết các hệ số tái định cư, chính sách hỗ trợ đi kèm… chưa khả thi trong thời điểm này. Bởi lẽ, hiện tại vẫn chưa có nhà đầu tư nào quan tâm tới khu nhà G6A. Tạm thời, Ban quản lý đầu tư xây dựng quận Ba Đình sẽ giữ quyền chủ đầu tư.

Phường cũng đã thông tin phương án tạm cư cho người dân là 3 khu vực gồm Lô E Khu đô thị (KĐT) Yên Hòa (quận Cầu Giấy), nhà A1 - A2 - X2 Phú Thượng (quận Tây Hồ), nhà CT1 KĐT thành phố giao lưu (quận Bắc Từ Liêm). Chính quyền đã tổ chức đưa người dân đi tham quan nhà và tổ chức bốc thăm nhận nhà. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 4/49 hộ tại nhà G6A đã nhận nhà, 11/49 hộ sẽ tiếp tục bốc thăm nhận nhà trong thời gian tới. “Nếu không có gì thay đổi thì vào ngày 29/9 tới đây, 3 hộ đầu tiên sẽ được bàn giao nhà. Trong tháng 10, chúng tôi sẽ làm việc, yêu cầu Ban quản lý dự án đẩy nhanh tiến độ để bàn giao nhà cho các hộ dân sẽ tạm cư tại lô E khu đô thị Yên Hòa” – ông Lâm cho biết thêm.

Ngoài ra, ông Lâm đề xuất thêm, nếu có thể thì Nhà nước cũng nên cởi mở hơn để cho người dân thể hiện sự ủng hộ chủ trương cải tạo chung cư cũ của thành phố bằng việc tổ chức Ban đại diện tòa nhà, tự quyết định việc lựa chọn đơn vị đầu tư xây dựng lại tòa nhà để bảo đảm quyền làm chủ và lợi ích chính đáng của các chủ sử dụng, chủ sở hữu nhà G6A Thành Công dựa trên những hành lang pháp lý nhất định.

Như vậy, có thể thấy, việc di dời người dân khỏi chung cư nguy hiểm bị chậm trễ bởi người dân đang có cách hiểu chưa đúng giữa việc di dời khẩn cấp với giải phóng mặt bằng để xây dựng cải tạo tập thể cũ. Khi xác định nhà nguy hiểm cấp độ D thì cần khẩn cấp di dời người dân ngay để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản khỏi tòa nhà nguy cơ sập, sau đó người dân vẫn có đầy đủ quyền lợi, trách nhiệm tham gia lựa chọn nhà đầu tư, kiến nghị các ưu đãi tái định cư… Theo văn bản đã công bố, người dân tạm cư tại lô E khu đô thị Yên Hòa được sử dụng căn hộ đến khi tòa G6A được xây dựng lại hoàn thiện.

Huy Phạm

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !