Kinh nghiệm trồng rau quý như vàng của mẹ chồng

Vườn rau xanh mướt ở góc ban công chính là kinh nghiệm tích lũy bấy lâu của mẹ chứ không phải theo kiểu “làm chơi ăn thiệt” như chúng tôi vẫn nghĩ.

Buổi sáng ra ban công hái nhúm hành ngò tươi xanh trong chậu, xắt nhỏ bỏ vào tô mì gói, tự dưng tôi thấy mình rất “giàu có”. Giữa những ngày giãn cách xã hội, giá rau xanh tăng chóng mặt, mấy cây hành làm gia vị trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình trở thành vấn đề nóng. Đến mức, trên Facebook, nhà ai khoe có được nắm hành lá, mọi người đều trầm trồ ngưỡng mộ.

Tôi từng ấm ức vì dự định biến ban công thành góc sống ảo không thành khi mẹ chồng lật tung lên để trồng rau. Ảnh Trúc Ly
Tôi từng ấm ức vì dự định biến ban công thành góc "sống ảo" không thành khi mẹ chồng lật tung lên để trồng rau. Ảnh Trúc Ly

Tôi thấy mình may mắn, giữa lúc mọi người chạy đôn đáo mua rau thì nhà tôi vẫn sống ổn qua mùa dịch. Cái ban công chung cư của nhà tôi luôn có đủ các loại gia vị và rau cần thiết. Thế mà, trước đây, khi thấy mẹ chồng lật tung ban công để đặt thùng xốp và chậu trồng cây, tôi đã rất khó chịu.

Cách đây ba năm, khi bố chồng mãn tang, anh chị em bàn bạc đưa mẹ lên sống cùng chúng tôi để tiện chăm sóc. Mẹ bị bệnh, đang đặt máy trợ tim, nếu ở xa con cái, có chuyện gì xảy ra lại xoay xở không kịp. Lúc ấy, vợ chồng tôi vừa mới nhận căn chung cư trả góp.

Lần đầu được làm chủ một ngôi nhà, tôi háo hức vô cùng, tìm hiểu đủ thứ để trang trí nhà cửa. Riêng cái ban công, tôi dự định đặt một cái ghế đọc sách, cái bàn nhỏ để uống trà ngắm trăng, thêm vài chậu hoa xinh xinh là thành góc “sống ảo” lý tưởng.

Nhưng ý định đó không thực hiện được khi mẹ chồng lên sống cùng. Mẹ nhỏ to với chồng tôi, ở quê, mẹ vốn luôn chân luôn tay với vườn tược, giờ lên trên này suốt ngày ở nhà cũng buồn. Mẹ muốn đặt mấy thùng xốp ở ban công trồng cây cho đỡ buồn. Khi ấy, tôi cũng cảm thông với mẹ nhưng trong lòng vẫn thấy hụt hẫng.

Tôi cứ nghĩ, mẹ sẽ trồng cây bài bản chỉn chu, nhưng không phải như thế. Đi chợ về, mua mớ rau khoai, mẹ nhặt phần ngọn và lá nấu canh còn phần gốc đem vùi dưới đất trong thùng xốp. Mấy bó rau thơm cũng vậy, mua một lần ăn lá rồi trồng phần gốc.

Nhờ vườn rau nhỏ của mẹ mà trong mùa dịch, nhà tôi không đến nỗi chạy đôn đáo vì một nắm hành. Ảnh minh họa
Nhờ vườn rau nhỏ của mẹ  chồng mà trong mùa dịch, nhà tôi không đến nỗi chạy đôn đáo vì một nắm hành. Ảnh minh họa

Có lần về quê, mẹ đem theo một gói hạt mồng tơi rồi bỏ trồng vào thùng xốp. Củ gừng, củ nghệ mẹ cũng trồng theo cách như thế, mua ăn không hết lại đem vùi xuống đất. Cách chăm sóc không cầu kì, mỗi lần nấu cơm, mẹ lấy nước vo gạo tưới cho cây khỏi phải đổ bỏ. Mỗi lần về quê, mẹ xin một bao phân khô đem lên bón dần cho cây.

Chồng tôi cứ hay đùa “mẹ làm chơi mà ăn thật” khi thỉnh thoảng chưa kịp đi chợ mua rau, anh ra ban công hái vào nấu canh hay đang ăn mà thiếu trái ớt dằm nước mắm thì hái luôn trên cây.

Tôi đã không để ý đến thành quả chăm bón của mẹ, dù tính ra, vườn rau của mẹ không thiếu thứ gì, từ hành, ngò, tía tô, rau thơm đủ loại đến rau khoai, mùng tơi, cải ngọt còn có cả cây ớt, bụi sả, gừng, nghệ, cà chua, chanh đủ cả. Vì tôi nghĩ, nhìn thì nhiều, chứ giá trị chẳng bao nhiêu, mấy thứ đó chỉ cần mua vài ngàn đồng là cả nhà ăn không hết, việc gì phải nhọc công trồng trọt. Tôi vẫn tiếc cái ban công lãng mạn mình ấp ủ.

Đến mùa dịch, tôi mới thấy được giá trị to lớn từ vườn rau trên ban công của mẹ. Ảnh minh họa
Tôi thấy may mắn khi bữa ăn trong mùa dịch không lo thiếu rau. Ảnh minh họa

Nhưng khi đợt dịch này ập đến, thành phố phong tỏa dài ngày, tôi mới thấy giá trị to lớn của vườn rau ban công. Ít ra, tôi không phải tất tưởi tìm mua hành, mua rau với giá cao giữa lúc dịch giã phức tạp. Thấy tôi tập tành trồng hành theo mấy chị em đồng nghiệp, mẹ nhiệt tình hướng dẫn.

Mẹ bảo, hành chỉ ưa nắng chứ không ưa nước nên con tưới ít thôi, mà phải tưới ở gốc nếu không sẽ bị thối thân, thêm nữa, chỉ trồng cạn đừng trồng sâu mà thối rễ. Thế mới biết, trồng rau không hề dễ, mà phải đúng kỹ thuật, phải hiểu ý từng cái cây mới thành công. Vườn rau xanh mướt ở góc ban công chính là kinh nghiệm tích lũy bấy lâu của mẹ chứ không phải theo kiểu “làm chơi ăn thiệt” như chúng tôi vẫn nghĩ.

Diệu Hiền

Khu vườn yên tĩnh trên ban công của cô gái yêu cây, yêu mèo

Khu vườn yên tĩnh trên ban công của cô gái yêu cây, yêu mèo

Cô gái Debbie yêu cây, yêu mèo đã biến không gian nhỏ nơi ban công thành khu vườn xanh mát giữa lòng thành phố Hamburg, Đức.

Theo www.phunuonline.com.vn

Phụ nữ thích 'ồn ào' trong cuộc yêu có phải là bệnh?

Ngoài không gian lãng mạn, âm thanh cũng đóng góp rất nhiều trong việc kích thích ham muốn của các cặp đôi. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn hành vi phát ra tiếng động khi "yêu" liệu có phải bất thường?

Chuyên gia tâm lý mách chị em cách 'trị' chồng vô tâm

“Em bị ngã, dắt xe về đến cổng thì chồng chạy ra hỏi: “Thế cái xe có làm sao không?”. Em bước vào nhà mà nước mắt không ngừng rơi vì sự vô tâm của anh ấy”, chị Minh buồn rầu kể với chuyên gia tâm lý.

Chiêu lừa đảo “con đang cấp cứu”: Thông tin về học sinh lộ lọt từ đâu?

Theo các chuyên gia, hạn chế trong nhận thức đảm bảo an toàn thông tin của phụ huynh và các trường là một trong những nguyên nhân dẫn đến lộ lọt thông tin về học sinh cho đối tượng xấu tận dụng để lừa đảo.

Đòn tâm lý ẩn sau chiêu lừa đảo “con cấp cứu ở viện”

Kẻ lừa đảo sử dụng nỗi sợ hãi làm lu mờ sự tỉnh táo của nạn nhân, từ đó tung đòn kết liễu khiến họ phải chủ động dâng tiền cho chúng.

Chồng nhắn tin cho bác sĩ xin thuốc để 'hãm' nhu cầu của vợ

Nhiều chị em bị mang tiếng nhu cầu tình dục quá cao chỉ vì họ chủ động trong chuyện vợ chồng. Liệu điều đó có bất thường?

Bị lừa trăm triệu 'con cấp cứu ở viện': Phụ huynh hãy hạn chế khoe điểm, giấy khen

“Hiện nay, nhiều phụ huynh có con được phần thưởng, giấy khen... vội vã chụp hình đăng lên mạng xã hội. Như vậy, vô tình chúng ta làm lộ thông tin của con”, các nhà giáo dục thông tin.

Chiêu lừa 'con cấp cứu ở viện' xuất hiện tại Hà Nội, chuyên gia chỉ cách ứng phó

Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương đưa ra những dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết thông tin thật, giả từ chiêu lừa "chuyển tiền đóng viện phí cấp cứu cho con".

Gọi ai khi nhận điện thoại lừa đảo 'con đang cấp cứu'?

Hàng loạt trường học, bệnh viện tại TP.HCM đã có cảnh báo về chiêu trò “con đang cấp cứu, cần phẫu thuật”. Công an TP.HCM cũng công bố số điện thoại tiếp nhận trường hợp nghi vấn lừa đảo.

Kiếm triệu đô từ chiêu thức thao túng tâm lý ‘người nhà gặp nạn’

Giả danh là con, cháu trong gia đình, luật sư, nhân viên y tế, kẻ lừa đảo thao túng tâm lý nạn nhân, thúc giục chuyển tiền gấp.

Lời chúc 8/3 ngọt ngào, ý nghĩa dành cho vợ

Vợ là người phụ nữ vĩ đại, hi sinh rất nhiều vì chồng con. Họ xứng đáng nhận được những món quà và lời chúc ý nghĩa nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

Đang cập nhật dữ liệu !