Kinh hãi hình ảnh áp xe do tắc sữa của một bà mẹ nuôi con nhỏ

Vú sưng và căng tức, có cảm giác đau nhức sâu bên trong vú, dùng tay sờ nắn thấy có các cục cứng,... là những dấu hiệu điển hình cảnh báo nguy cơ áp xe vú ở các mẹ bỉm sữa....

Áp xe sau khi đã được phẫu thuật thay da

Dưới đây là chia sẻ của chị Trần Kim Loan – sống tại Đức Long, Lâm Đồng về ám ảnh bị tắc tia sữa

"Mấy bữa nay mình thấy có nhiều mom hỏi về áp xe ngực. Mỗi khi thấy bài hỏi về vấn đề đó làm mình lại thấy đau lại nhớ lại việc kinh hoàng đã xảy ra với mình. Hôm nay mình xin chia sẻ chuyện của mình để hy vọng không 1 mẹ nào rơi vào hoàn cảnh như mình nữa.

Chuyện là khi mình có bầu bé Gà nói thật mình khá tự tin luôn cách chăm con cách ngủ cách ăn nói chung là mình đọc sách tìm hiểu thực tế bên Hàn nữa, nên mình rất tự tin. Đến khi mình sinh bé mọi chuyện vẫn êm đềm cho đến ngày thứ 8 sau sinh. Ngực mình bắt đầu đau và rất căng. Lần đầu làm mẹ và mình cũng không có kỹ năng thực tế trong vụ tắc tia sữa này. Mẹ mình làm đủ mọi cách cho mình nào là chải lược nặn sữa ra…sau đó có chị hàng xóm cho 1 ít lá đu đủ đực nói hơ lên rồi đắp vào.

Chồng mình đã cẩn thận rửa nước muối nhưng sau khi làm xong thì mình ko khỏi mà còn sưng to hơn và ngực thì đỏ ửng lên mình sốt 39° . Sáng hôm sau vào viện bác sĩ nói về nhà hút sữa để chế độ nhẹ thôi và mát xa nhẹ nhàng vì bác đang chích kháng sinh cho lưu trú vi khuẩn. Còn dặn đừng bóp mạnh nó vỡ ổ áp xe là nguy hiểm nhé!

Về đến nhà thì chiều hôm đó cô và dì mình đến thăm. 2 người bảo không ổn đâu phải bóp ra sữa mới khỏi chứ thế là mẹ và cô và dì đè mình ra bóp bóp rất mạnh mình hét lên chồng mình mới hớt hải chạy vào bảo bác sĩ bảo đừng bóp lúc ý mọi người mới thôi. Ngực mình đã bị vỡ ổ áp xe mất rồi. Thế là hôm sau mình vào viện. Bắt đầu chuỗi ngày bị cách ly bị xa con và sự sống cái chết trong gang tấc.

Mình bị vi khuẩn tụ cầu vàng bác sĩ đoán chắc trong lá đu đủ có vi khuẩn nhiễm vào. Còn vỡ ổ cư trú là tại mọi người ở nhà bóp ngực, con vi khuẩn nó tràn ra khắp ngực và nếu ăn vào xương vào máu thì chết. Bác sĩ phải dùng thuốc cực mạnh để cư trú lại hy vọng vi khuẩn không phát tán.

Thời gian đấy mình sống không bằng chết mỗi lần bác sĩ rạch sống và lặn mủ không có 1 tí thuốc tê nào nó còn đau hơn đau đẻ gấp trăm lần. Mình phải điều trị hơn 1 tháng mới khỏi. Và khi bé nhà mình được 3 tháng tuổi vết thương khô, làm phẫu thuật ghép da. Đến khi bé 5 tháng tuổi mình mới đỡ ... qua chuyện của mình, mình hy vọng các mẹ nếu có thấy bị tắc tia sữa thì đừng áp dụng phương pháp dân gian cứ đi bệnh viện nha đừng để như mình, tội con lắm. Bé tí cách ly mẹ uống sữa công thức còn mẹ thì đau về thể xác và ám ảnh về tinh thần".

Nguy hiểm nếu tự điều trị

Theo Bác sĩ Trần Vũ Quang, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, áp xe vú rất dễ xảy ra nếu các bà mẹ bỉm sữa không biết cách xử lý khi có dấu hiệu tắc tia sữa. Một số bà mẹ bị hoại tử, phải khỏe bỏ ngực vì biến chứng áp xe do tắc tia sữa và điều trị không đúng cách dẫn đến biến chứng nặng.

Khi điều trị, bệnh nhân được áp dụng cả kháng sinh và khi chín phải chọc hút cái này được bác sĩ theo dõi và điều trị sát, có thể ngoại trú hoặc nội trú tùy tình trạng cụ thể.

Biểu hiện như sau áp xe vú:
- Đầu vú ửng đỏ, rát
- Sốt
- Sờ bầu ngực có các u cục cứng nhiều nơi
- Tự khám thấy khi bóp nhẹ có dịch mủ

Xuất hiện sau 5-7 ngày không điều trị đúng hoặc bỏ qua do chủ quan. Nếu có yếu tố thuận lợi do nhiễm khuẩn hay sức đề kháng kém sẽ nhanh chóng 3-4 ngày là có dấu hiệu.

Ngoài ra, Bác sĩ Quang cho biết các mẹ bỉm sữa sau sinh cho con bú sữa nếu có dấu hiệu ngực căng, có dấu hiệu tắc sữa, bác sĩ Quang cho biết có thể sử dụng chườm nóng hoặc massager ngực sẽ có hiệu quả trước khi trở thành ổ áp xe. Có thể phối hợp sử dụng thông tắc sữa bằng máy hút sữa hoặc làm mềm ngực bằng máy vật lý trị liệu như đèn hồng ngoại, sóng siêu âm.

Cách làm:Trước khi hút dịch nên uống một cốc sữa nóng, ngũ cốc, đắp khăn nóng lên bàu ngực lau sạch đầu ti trước khi vắt, trong lúc hút nên uống cốc nước nóng. Tuy nhiên, nếu vắt mà không ra sữa thì nên lấy khăn ấm massger bầu ngực theo chiều từ trên xuống đầu núm ti, bóp sữa ở quầng thâm của ngực không phải đầu núm vú.

Ngoài ra, có thể luộc quả trứng bóc vỏ hoặc cơm nóng nắm bọc khăn chườm lên hai bầu ngực có thể lăn nhẹ từ ngoài vào trong đến khi cơm nắng và trứng nguội sẽ giúp tia sữa thông nhanh hơn.

Khánh Ngọc

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Đang cập nhật dữ liệu !