Kinh hãi giun lươn chu du trong cơ thể
Hình ảnh giun lươn bò dưới da |
Bị ngứa không rõ nguyên nhân
Bà Vũ Thị H, sinh năm 1968, làm nghề nấu ăn cho một khách sạn nhỏ tại Vũng Tàu. Trước khi đến khám bệnh, bà có bị viêm tai giữa, được bác sỹ điều trị bằng thuốc kháng sinh và Corticoid trong 2 tháng do ăn không tiêu, đau vùng bụng bên phải, đi ngoài nhiều lần phân lỏng, đặc biệt là ngứa nhiều ở 2 cẳng tay, cẳng chân, lưng và bụng, ngứa nhiều về đêm…
Bà H. không biết bị bệnh gì vì vừa ngứa vừa rối loạn tiêu hóa. Khi bà đến khám, bác sĩ phát hiện mặt trong cẳng tay phải có nhiều nốt nhỏ ngoằn ngoèo nổi lên nghi là ấu trùng giun, mạch. Đo huyết áp thấy bình thường, bệnh nhân đau nhẹ ở vùng gan và mũi ức. xét nghiệm miễn dịch men ELISA dương tính với kháng nguyên giun lươn.
Còn trường hợp của ông Nguyễn Tường An sinh 1957 làm nghề lái xe, nhà ở quận Tân Bình TP.HCM cũng bị triệu chứng ngứa hoành hành. Ông An kể mình có thói quen ăn chay trường, thường xuyên ăn rau sống. Mấy tháng nay, ông thường hay bị nổi mẩn ngứa khắp người, đã điều trị ngứa tại một số phòng khám da liễu, bôi và uống nhiều thuốc mà vẫn bị ngứa, ngày càng ngứa nhiều hơn và kèm đau bụng…
Một lần, ông An đi qua viện muốn ghé vào kiểm tra sức khỏe. Khi đó, bác sĩ phát hiện vết gãi trầy xước nhiều ở vùng bụng, lưng, mặt trong cẳng tay, chân; một bên mắt sưng húp, đỏ; đau bụng vùng gan, mạch bình thường, huyết áp hơi cao 135/90 mmHg. Xét nghiệm miễn dịch men ELISA dương tính với kháng nguyên giun lươn.
Sau đó, bác sĩ đã kê thuốc Thiabendazole, Albendazole…thuốc kháng Histamine và một số thuốc hỗ trợ khác cho bệnh nhân này sử dụng và một thời gian điều trị các triệu chứng lâm sàng đã giảm hẳn, các xét nghiệm trở lại bình thường, bệnh đã hết.
Giun lươn là một loại giun tròn nguy hiểm nhất trong các loại ký sinh trùng đường tiêu hóa ở người vì chúng có thể tự nhân lên trong cơ thể (do quá trình tự nhiễm). Ở nước ta, tỷ lệ nhiễm giun lươn và tái nhiễm khá cao. Điều đáng chú ý là khi nhiễm bệnh, giun lươn tồn tại rất lâu trong cơ thể và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí có thể đe dọa tính mạng người bệnh trong khi đó việc điều trị còn nhiều hạn chế.
Ấu trùng giun lươn xâm nhập cơ thể bằng cách chui qua da, sau đó theo đường tĩnh mạch về tim, qua phổi, tới khí quản.
Giun lươn chu du trong cơ thể như nào
Bác sĩ Hoàng Ngọc Hùng - Viện sốt rét và Ký sinh trùng Tp.HCM cho biết bệnh giun lươn nguy hiểm và nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời Giun lươn sẽ di chuyển đến các cơ quan, phủ tạng gây bệnh.
Giun lươn tấn công hệ thống thần kinh: ấu trùng Giun lươn phát triển trong lòng ruột sau đó xuyên qua thành ruột, theo máu đi thẳng lên hệ thống thần kinh trung ương gây viêm não, màng não, áp-xe não và xuất huyết não… Đây là một trong những tổn thương nặng nề, nguy hiểm và có thể gây tử vong;
Vào hệ thống hô hấp: chui vào hệ thống hô hấp Giun lươn và ấu trùng của nó gây ra viêm phổi, áp-xe phổi, xuất huyết phổi...;
Mắc giun lươn nguy hiểm đến tính mạng |
Xem thêm: Có một xóm trải chiếu ngủ hành lang cầu thang giữa Sài Gòn