Kiệt quệ khi truyền hóa chất chữa ung thư:Bác sĩ cũng thương bệnh nhân
Các tác dụng của hóa chất gây ảnh hưởng cho bệnh nhân |
Tưởng nốt ruồi hóa ung thư di căn hạch bẹn
Anh kể, nghề của anh là xây dựng cấp thoát nước, phải đi lại nhiều, nên khi chân có vết chấm đen nhỏ anh cũng bỏ qua vì gai đâm còn đau chứ cái nốt ruồi bé tạo thì ăn nhằm gì. Anh phát hiện ra nó từ vài năm trước ở gót chân phải nhưng nó chẳng có biểu hiện gì nên anh cũng bỏ qua.
Khoảng 1 năm sau, chấm đó đã to bằng đồng xu 1000 đồng, phẳng, ấn lõm sâu vào trong, thấy đau. Đặc biệt, nó lại đổi màu lúc đen nâu, lúc đen sẫm. Dù vậy, anh vẫn chủ quan, đi làm như bình thường. Hai năm sau, mọi người nói mãi anh mới đi khám tại viện K. Bác sĩ kết luận u hắc tố, phải phẫu thuật.
Trước khi vào đợt truyền hóa chất, anh Kim kể: "Tôi vốn là người khỏe mạnh, nặng tới 73 kg nên khi nghe thấy mọi người nói chuyện kinh sợ khi truyền hóa chất bản thân không thấy lo lắm. Nhưng quả thật có truyền thì mới biết.
Đến mũi thứ 3 – 4 của đợt đầu, mình bắt đầu sốt cao 39 – 40 độ C, liên tục, huyết áp tăng cao 160 – 170, mạch 120 lần/phút phải đi cấp cứu. Rồi mỏi mệt, buồn nôn, ăn ngủ kém, tối chỉ ngủ được 1 – 2 tiếng, toàn thân đau nhức, đặc biệt là chân không đi lại được. Chỉ ngồi tàu xe, xe máy một lúc là chân xuống máu sưng to và đau…"
Cả năm trời điều trị, suốt ngày chỉ ở nhà nghỉ ngơi tĩnh dưỡng song vẫn mỏi mệt và đau nhức… Hết quá trình điều trị, thấy sức còn yếu, chưa đi lại được, anh Kim chọn điều trị tăng sức đề kháng bằng các loại thảo dược. Nhờ đó đến nay sức khỏe của anh vẫn ổn định.
Bác sĩ phải giải thích rất nhiều cho bệnh nhân
Các tác dụng phụ không đặc hiệu của các loại hoá chất chung bao gồm: Buồn nôn, nôn, rụng tóc, suy tuỷ, đi ngoài phân lỏng, thiểu năng sinh dục hoặc vô sinh…. Những hiệu ứng độc hại của hoá chất có thể rõ ràng, sớm xảy ra như tổn thương mạch máu hoặc đau khi truyền đường tĩnh mạch.
Trong nhiều trường hợp, các biểu hiện của tác dụng phụ có thể biểu hiện ngay từ đầu hoặc một thời gian ngắn sau điều trị như nôn, suy tuỷ, hoặc có thể xuất hiện muộn sau hàng năm như xuất hiện một ung thư thứ phát.
Hiện nay, khó khăn lớn mà thầy thuốc chỉ định điều trị hoá chất phải đương đầu đó là tâm lý sợ hãi lo lắng thường xuyên của người bệnh trước mỗi chu kỳ điều trị. Điều qua trọng là phải giải thích cho bệnh nhân cơ sở của điều trị hoá chất, những điều gì có lợi, cân nhắc giữa tác dụng chính và tác dụng phụ, ảnh hưởng của tác dụng phụ, thời gian tồn tại ảnh hưởng của tác dụng phụ… và thái độ xử trí đối với những tác dụng phụ đó.
Khi cần thiết thì mục đích của điều trị phải được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên chất lượng cuộc sống đối với người bệnh ung thư là điều không thể xem nhẹ. Các thầy thuốc chuyên khoa hoá chất đã thuộc lòng mức độ nhậy cảm thuốc của tế bào ung thư, từng vị trí và giai đoạn bệnh, sức chịu đựng của từng bệnh nhân để chọn thuốc thích hợp hoặc phối hợp nhiều loại thuốc để có tác dụng tối đa trên ung thư và giảm độc hại tối thiểu đối với cơ thể.