Khủng hoảng truyền thông: Nỗi kinh hoàng của “báo chí công dân”!

Internet và kết nối 3G, mạng xã hội, điện thoại thông minh…tất cả những cái đó đã đảo ngược thế giới của những chuyên gia quản trị khủng hoảng truyền thông. Chào mừng bạn đến với nỗi kinh hoàng của “báo chí công dân”!
Loạt bài nằm trong chương "Quản lý khủng hoảng truyền thông" của cuốn sách "Tự sự của một người làm PR" (sắp xuất bản) thể hiện quan điểm của tác giả Nguyễn Thanh Sơn được đăng trên trang "Góc Nhìn Tằng Phát". Tiêu đề mới do Infonet đặt lại.
Quý đôc giả có thể theo dõi bản gốc tại đây.
Thomas Friedman, nhà báo nổi tiếng của Mỹ, người đã ba lần nhận giải Pulizer (người quen thuộc với bạn đọc Việt Nam hơn với vai trò là tác giả của cuốn sách “Chiếc xe Lexus và cây Olive”) kể lại trong chuyên mục mà ông phụ trách trên báo New York Times số ra ngày 27/6/2007: “ba năm trước, khi tôi đang ở sân bay Logan ở thành phố Boston để lên một chuyến máy bay, tôi quyết định đi mua mấy tờ tạp chí để đọc giết thời gian.

Khi tôi tới gần quầy tính tiền, một phụ nữ tiến lại từ phía khác và đứng đằng sau tôi-tôi nghĩ vậy. Nhưng khi tôi đưa tiền để thanh toán, người phụ nữ này nói rất to “xin lỗi nhá, tôi đứng trước đấy”, rồi sau đó, cô ta nhìn như chẻ đôi tôi ra “tôi biết ông là ai đấy!”.
Khủng hoảng truyền thông: Nỗi kinh hoàng của “báo chí công dân”! - ảnh 1
Hình minh họa
Tôi nói tôi rất xin lỗi, nhưng tôi đứng trước!”. Nhưng nếu câu chuyện đó xảy ra bây giờ”-Thomas Friedman nói tiếp “Phản ứng của tôi chắc chắn sẽ khác hẳn. Tôi sẽ bảo “thưa cô, tôi sai rồi! Xin cứ mua trước! Hay liệu tôi có thể mua mấy tờ báo đó cho cô? Hay để tôi mời cô ăn trưa? Hay để tôi đánh giày cho cô nhé?”.

Tại sao? Bởi vì tôi nghĩ cô ta có thể có một blog, hay điện thoại di động của cô ta có chức năng chụp hình, và cô ta có thể nói cho cả thế giới nghe về vụ va chạm giữa tôi và cô ta, hoàn toàn theo cái nhìn của cô ấy, mô tả thái độ trịch thượng, thô bạo, cái thái độ làm-như-có-thể-chen-hàng hỗn hào của tôi.

Internet và kết nối 3G, mạng xã hội, điện thoại thông minh…tất cả những cái đó đã đảo ngược thế giới của những chuyên gia quản trị khủng hoảng truyền thông. Chào mừng bạn đến với nỗi kinh hoàng của “báo chí công dân”!

Hiện nay, mỗi một người với một tài khoản trên mạng xã hội hoặc sở hữu một blog có thể được coi là một nhà báo, và nếu họ sở hữu một điện thoại thông minh với chức năng chụp hình, họ có thể được coi là một paparazzo.

Nếu họ có một tài khoản YouTube, bạn có một phóng viên truyền hình luôn theo sát bạn. Chỉ riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, đã có bốn triệu người có tài khoản Facebook, hay 1.6 triệu người sở hữu điện thoại thông minh.

Nếu như trước đây, các hệ thống “giám sát tin xấu” chỉ phải theo dõi “hành tung” của khoảng vài trăm nhà báo và thông tin đăng tải trên khoảng hơn một trăm ấn phẩm tại Việt Nam, thì hiện nay, chúng ta đang có khoảng 4 triệu “nhà báo công dân” với gần hai triệu “phóng viên truyền hình nghiệp dư” đang ở trên đường phố, giám sát bạn 24 giờ mỗi ngày, bẩy ngày một tuần.

Và đó chưa phải là tin xấu nhất, tin xấu nhất đó là thông tin của họ luôn được cập nhật theo thời gian thực tế (real-time), và nó không bao giờ ngủ.

Sự kết nối của mạng xã hội, các cộng đồng ảo khiến cho các vấn đề có xu hướng “lây lan” nhanh chóng hơn rất nhiều, và nếu như trước khi, người ta chủ yếu e ngại một vấn đề ở Việt Nam có thể tình cờ xuất hiện trên báo chí quốc tế, thì giờ đây, người ta không phải e ngại, mà chắc chắn rằng một vấn đề quốc tế, hay vấn đề xảy ra ở một nơi xa lạ nào đó, chẳng mấy chốc sẽ là một vấn đề mà công ty hay thương hiệu ở Việt Nam phải đối mặt.

Khi một nghiên cứu gây sốc được đưa lên mặt báo ở Úc, chỉ tối hôm đó, thông tin này đã được đưa lên thảo luận trên một diễn đàn dành cho các bà mẹ ở Việt Nam với số lượng thành viên lên đến hàng triệu người (vì một trong những thành viên của họ đang sinh sống ở Úc).

Cuộc thảo luận này nhanh chóng trở thành nóng bỏng, với hàng ngàn lượt bình luận, phân tích, và chỉ sáng hôm sau, đã xuất hiện trên một số trang báo mạng và cả báo in ở Việt Nam.

Vì cần cạnh tranh về tốc độ của thông tin, cũng như độ “nóng” của các sự kiện, xu hướng các tờ báo in trước đây từng có uy tín lấy thông tin từ những nguồn phi chính thống và khó có thể kiểm chứng như các diễn đàn, các cuộc thảo luận trên mạng xã hội, những tin đồn đại vô căn cứ càng ngày càng phổ biến.

Đó là lý do đối với các chuyên gia quản trị khủng hoảng truyền thông, nguyên tắc “hai mươi tư giờ vàng” từ lâu đã trở nên lạc hậu.

“Chúng ta không có hai mươi tư giờ. Thậm chí chúng ta không có đến hai mươi tư phút. Chắc giờ chúng ta chỉ có hơn hai phút đồng hồ để quyết định bước đi kế tiếp của chúng ta”- là câu nói cửa miệng của họ hiện nay.

Nguyễn Thanh Sơn
Tổng giám đốc T&A Ogilvy.

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)”. Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 10 bộ tem về Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2019 và phát động cuộc thi năm 2020

Ngày 10/1/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), các đơn vị đồng hành tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2020”.

Hà Nội quy hoạch báo chí, giảm 10 tòa soạn báo, tạp chí

Sau sắp xếp, Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, trong đó có 5 báo in, 1 đài truyền hình Hà Nội và 2 tạp chí.

Sách Quốc gia 2019: Bộ sách đồ sộ của cố GS Phan Huy Lê được vinh danh

Bộ sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" do cố Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cùng "Động vật chí và Thực vật chí VN" đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

Giải thưởng sách Quốc gia: Mục tiêu cao nhất là lan tỏa tới độc giả

"Giải thưởng Sách Quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ.

Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế

Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính.

Hỏi ông Putin câu hỏi "chưa được duyệt", nữ phóng viên bị nghỉ việc bí ẩn?

Truyền thông Nga đang có suy đoán khác nhau về việc 1 nữ phóng viên đã bị buộc xin thôi việc sau khi đặt câu hỏi bất ngờ cho ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12.

Cục Tần số: Sắp đấu giá băng tần 2.6Ghz để nâng cao chất lượng mạng 4G

ICTnews - Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.

Cục trưởng Cục Viễn thông: "Thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao di động"

ICTnews - Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Các ngôi sao công nghệ thế giới sẽ đến Việt Nam vào tháng 9/2020

Hội nghị và triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) là sự kiện quan trọng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 06-09/09/2020 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !