Không nể MiG-31, tiêm kích F-35 "cả gan" lại gần biên giới Nga bám đuôi Tu-142
Theo trang tin Avia.pro, khi đang diễn tập khả năng tấn công hạm đội đối phương, hai máy bay săn ngầm Tu-142 của Nga đã bị các tiêm kích F-35của không quân Na Uy đánh chặn. Đây là lần đầu tiên các tiêm kích F-35 xuất hiện và ngáng đường máy bay quân sự Nga ngay khu vực gần biên giới Nga.
Tiêm kích F-35 của không quân Na Uy ngáng đường máy bay quân sự của Nga. (Ảnh cắt từ clip) |
Đoạn video được công bố cho thấy, các máy bay F-35 đã lại gần hai “sát thủ săn ngầm” Tu-142 mà cụ thể là máy bay trinh sát hàng hải Tu-142MR và phiên bản tuần tra chống ngầm Tu-142MK của hải quân Nga. Tuy nhiên, các tiêm kích F-35 của không quân Na Uy không có bất cứ hành động nào ngáng đường bay của 2 chiếc Tu-142. Song đây là lần đầu tiên, các máy bay quân sự Nga chạm mặt với tiêm kích F-35 trên không phận châu Âu và cũng là lần đầu tiên không quân Na Uy sử dụng F-35 trong biên chế.
Đáng nói, hoạt động của 2 chiếc Tu-142MR và Tu-142MK được cácchiến đấu cơ MiG-31 hộ tống trong quá trình lại gần không phận nước Anh. Sau đó các máy bay Nga quay trở lại căn cứ thường trực.
Giới chuyên gia quân sự nhận định, không loại trừ khả năng trong tương lai gần, các tiêm kích F-35 của không quân Na Uy có thể va chạm nhiều hơn trong không phận quốc tế với chiến đấu cơ Su-35 hoặc Su-57 của Nga.
Tính đến tháng 11/2019, sau Anh và Italia, Na Uy trở thành quốc gia châu Âu thứ ba công bố tiêm kích F-35A Lightning II đã đạt được trạng thái sẵn sàng hoạt động.
Trong khi đó, máy bay săn ngầm Tupolev Tu-142 hiện được quân đội Nga sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như chống ngầm, chống hạm, trinh sát và tình báo điện tử.
Tu-142 được Nga sản xuất dựa trên nguyên mẫu là máy bay ném bom chiến lược Tupolev Tu-95.
Máy bay Tu-142 có trọng lượng cất cánh 190 tấn, tốc độ 735 km/giờ. Trần bay cao nhất của máy bay này là 12.000 - 13.000 m, bán kính chiến đấu 5.200 km. Về vũ khí, Tu-142 sở hữu pháo 23 mm, mang 400 phao sonobuoy, nhiều vũ khí tối tân như các loại bom chống tàu ngầm PLAB-50, PLAB-250, ngư lôi và tên lửa không đối không.
Còn vào giữa thập niên 70, máy bay đánh chặn tầm xa siêu thanh MiG-31 trở thành máy bay thế hệ thứ 4 đầu tiên của Liên Xô cũ với hơn 500 chiếc được sản xuất trước năm 1994.
Quân đội Nga hiện chưa có ý định để MiG-31 về nghỉ hưu do máy bay vẫn chứng minh được hiệu quả hoạt động cao.
Hồi năm 2019, Nga tuyên bố tất cả MiG-31 với khoảng 120 chiếc nằm trong biên chế sẽ được tiến hành hiện đại hóa cho đến năm 2023.
Video: Không nể MiG-31, tiêm kích F-35 "cả gan" lại gần biên giới Nga bám đuôi Tu-142