Không được để dân "màn trời, chiếu đất" sau bão số 11

Tại cuộc họp với lãnh đạo TP Đà Nẵng và 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên - Huế chịu nhiều thiệt hại do cơn bão số 11, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu:  “Tinh thần chỉ đạo lớn nhất của TƯ là không được để dân "màn trời, chiếu đất" sau bão!"

54 người thương vong, thiệt hại vật chất hơn 1.500 tỉ đồng

Sáng 16/10, chỉ 1 ngày sau khi xảy ra cơn bão số 11, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dẫn đầu đoàn công tác của Chính phủ vào kiểm tra tình hình thiệt hại tại hai địa phương bị cơn bão số 11 đổ bộ trực tiếp là tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng. 

Không được để dân
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra tình trạng sạt lở kè sông Quảng Huế (Đại Lộc, Quảng Nam) - Ảnh: HC

Tại xã Đại An (huyện Đại Lộc, Quảng Nam), Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ân cần động viên, chia sẻ với những tổn thất của người dân và chỉ đạo chính quyền địa phương phải tập trung khắc phục nhanh hậu quả để nhân dân sớm ổn định cuộc sống, yên tâm sản xuất. Theo báo cáo, toàn huyện Đại Lộc có 25 người bị thương, 3.500 nhà bị sập và tốc mái trong đó xã Đại An có hàng trăm nhà bị sập, tốc mái hoàn toàn. Gió lớn đã làm cột ăng ten phát thanh và truyền hình huyện bị hư hại nặng.

Tại Đà Nẵng, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến kiểm tra công tác khắc phục bão số 11 trên tuyến đường Hoàng Sa chạy dọc ven biển. Đây là tuyến đường bị thiệt hại nặng về cây xanh, các nhà hàng, ngư cụ của ngư dân và sạt lở bờ biển với khối lượng đất đá lớn. Phó Thủ tướng đề nghị TP Đà Nẵng cần khắc phục kịp thời hậu quả trên tuyến đường du lịch này để việc lưu thông thuận tiện từ bán đảo Sơn Trà vào Hội An. 

Không được để dân
Và tình trạng bờ biển quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) bị xâm thực nặng nề (Ảnh: HC)

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng thăm, tặng quà các hộ dân có nhà bị sập tại phường Thọ Quang (quận Sơn Trà), động viên các gia đình cố gắng vượt qua khó khăn trước mắt để ổn định cuộc sống, yên tâm sản xuất. Đến thăm trường Hoàng Văn Thụ (Đà Nẵng), Phó Thủ tướng đánh giá cao công tác khắc phục hậu quả bão số 11 của tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường và đề nghị sửa chữa ngay sự cố tốc mái tôn để học sinh trở lại trường vào ngày 17/10.. 

Sau chuyến kiểm tra thực tế, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác của Chính phủ đã làm việc với lãnh đạo 4 địa phương chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 11 là TP Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên - Huế.

Theo báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo PCLB TƯ, cơn bão số 11 đã làm 3 người chết (tại Quảng Nam), 2 người mất tích (tại Thừa Thiên - Huế, Bình Định) và 49 người bị thương (Quảng Trị 11 người, Thừa Thiên - Huế 11 người, Đà Nẵng 11 người, Quảng Nam 7 người, Quảng Ngãi 9 người). 333 ngôi nhà bị sập, trôi; 11.818 nhà bị tốc mái, hư hỏng; 1.698 nhà bị ngập... 

Không được để dân
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc động viên các đơn vị quân đội đang giúp dân khắc phục hậu quả bão số 11 (Ảnh: HC)

Bên cạnh đó, theo báo cáo của lãnh đạo TP Đà Nẵng, các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Thừa Thiên - Huế thì bão số 11 cũng gây thiệt hại vật chất lên đến 1.501 tỉ đồng. Trong đó, Đà Nẵng bị thiệt hại nặng nhất với 868,8 tỉ đồng; Quảng Nam 493 tỉ đồng; Quảng Ngãi trên 65 tỉ đồng, Thừa Thiên - Huế 75 tỉ đồng.

Lãnh đạo 4 tỉnh, thành này cho biết đang khẩn trương triển khai khắc phục hậu quả bão số 11 và đề nghị TƯ hỗ trợ khoảng 1.100 tỉ đồng (Đà Nẵng đề nghị 500 tỉ đồng, Quảng Nam 350 tỉ đồng, Quảng Ngãi 40 tỉ đồng và 500 tấn gạo, Thừa Thiên - Huế 50 tỉ đồng) để cùng với ngân sách địa phương khắc phục khẩn cấp hậu quả bão số 11, sớm ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân. 

Không được để dân
và thăm hỏi các gia đình bị thiệt hại do cơn bão này

Không được để thiếu gạo, thiếu thuốc, thiếu tấm lợp

Tại buổi làm việc, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chuyển lời hỏi thăm ân cần đến tất cả những người dân bị thiệt hại do bão, đồng thời biểu dương chính quyền và nhân dân 4 tỉnh, thành đã chủ động đối phó, phòng ngừa bão số 11 một cách có hiệu quả.

Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cùng với sự chỉ đạo kịp thời của Trung ương, cấp ủy và chính quyền 4 tỉnh, thành mà đặc biệt là hai địa phương trọng điểm ảnh hưởng trực tiếp là Quảng Nam, Đà Nẵng đã sâu sát, quyết liệt, thể hiện nhiều kinh nghiệm trong chỉ đạo phòng chống bão, nhất là việc di dời dân, và hỗ trợ sau bão để đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho người dân trước và sau bão. Do đó, dù gặp phải cơn bão lớn nhất nhưng thiệt hại về người đã được giảm thiểu thấp nhất. 

Không được để dân
Đồng thời đề nghị trường tiểu học Hoàng Văn Thụ (Đà Nẵng) sớm khắc phục hậu quả cơn bão để đón các em học sinh trở lại trường (Ảnh: HC)

Về công tác khắc phục hậu quả bão lũ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặc biệt nhấn mạnh: "Tinh thần chỉ đạo lớn nhất của TƯ là gì? Là không để dân "màn trời chiếu đất", không được để dân đói, đau, bệnh tật; đảm bảo vệ sinh môi trường để hoạt động xã hội bình thường, nhất là đảm bảo gạo cho người dân trong những ngày khắc phục hậu quả bão lũ, đảm bảo cơ số thuốc, không để xảy ra dịch bệnh lây lan trên địa bàn, nhất là Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế là những vùng trọng điểm du lịch.

Đồng thời, phải nhanh chóng khắc phục thiệt hại tại các trường học để học sinh sớm đến lớp. Không được để thiếu gạo, thiếu thuốc, thiếu tấm lợp và tinh thần là TƯ sẵn sàng hỗ trợ ngay cho các địa phương. Nếu xảy ra thiếu gạo, thiếu thuốc thì các địa phương phải báo cáo ngay cho TƯ để kịp thời hỗ trợ, đảm bảo an sinh cho bà con!" 

Không được để dân
Phát biểu tại cuộc họp với lãnh đạo TP Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên - Huế...

Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, để khắc phục hậu quả thiên tai nhanh chóng và hiệu quả, bên cạnh sự hỗ trợ của TƯ, các địa phương cần huy động ngay mọi nguồn lực, đông viên người dân, doanh nghiệp cùng vào cuộc. Trong đó cần sớm khắc phục thiệt hại tại các công trình phục vụ sản xuất, nhanh chóng khôi phục việc cấp điện cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Nếu nguồn hỗ trợ từ TƯ chưa về kịp thì các địa phương cần linh động trích ngân sách địa phương để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả bão lũ.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý, miền Trung thường xuyên xảy ra bão lũ nên các địa phương cần tính toán việc hỗ trợ người dân dựng lại nhà cửa sao cho đảm bảo kiên cố, chắc chắn để tránh thiệt hại trong các cơn bão sau. Đồng thời cần có định hướng phát triển các loại cây xanh, cây nông nghiệp, công nghiệp có thể chống chịu với bão và có hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó cần có chương trình điều tiết hồ đập giữa Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương với các địa phương để việc điều tiết hồ chứa của các công trình thủy lợi, thủy điện, hồ chứa đảm bảo an toàn, hiệu quả trong cả mùa khô lẫn mùa mưa bão. 

Không được để dân
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: "Tinh thần chỉ đạo lớn nhất của TƯ là không được để dân "màn trời, chiếu đất" sau bão!" (Ảnh: HC)

Để giúp các tỉnh, thành miền Trung sớm khắc phục hậu quả bão số 11 đối với các kè sông, kè biển, âu thuyền, đường giao thông... mà các địa phương kiến nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ NN-PTNT sớm tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ; yêu cầu Bộ KH-ĐT bàn với Bộ Tài chính danh mục các công trình cấp bách cần ứng trước vốn ngay trong năm nay để thực hiện hoặc đưa vào kế hoạch năm 2014, nhất là với TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Đồng thời đề nghị cần có cơ chế (như chỉ định thầu) cho việc thực hiện các công trình này.

"Bão lũ mà ông cứ làm mãi, quy trình rất phức tạp, đến mùa lũ sang năm, gặp lại thì lại nói lại chuyện này là không ổn. Các địa phương phải trình cơ chế lên cho TƯ để có thể làm nhanh các công trình phòng chống bão lũ này. Đối với một số công trình quá cấp bách nhưng chờ vốn TƯ khó quan thì các địa phương cần chủ động vay mượn chỗ này, chỗ khác để làm cho kịp thời. Mặc dù thúc đẩy TƯ nhưng vì việc dân thì các địa phương phải đặt vấn đề mạnh mẽ hơn. Đừng để trôi, sập làng, chết người, mất nhà cửa rồi mới đề nghị vấn đề này" - Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

HẢI CHÂU

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !