"Không công an cấp xã làm thì ai?"
Tại phiên thảo luận tại tổ Hà Nội, nhiều đại biểu cho rằng cần giao cho công an cấp xã một số nhiệm vụ điều tra. Theo nhiều đại biểu thì việc quy định cấp xã là hợp lý vì nếu không lực lượng công an huyện sẽ không đáp ứng được. Tuy nhiên, nhiều đại biểu cũng lo lắng về việc một số nghi can chết tại công an xã gần đây.
Trung tướng Đỗ Kim Tuyến, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội cho rằng cần quy định về trách nhiệm điều tra của đon vị công an cấp xã phường. Theo ông, trước đây, Bộ đã thí điểm bổ nhiệm Phó trưởng công an phường phụ trách điều tra. Ông cho biết, 60-65% vụ phạm pháp quả tang được phát hiện tại xã phường. Quan điểm của Trung tướng Đỗ Kim Tuyến cần định hướng chính quy dần công an cấp xã và cấp xã, loại xã nào, đội ngũ nào mới giao.
![]() |
Trung tướng Đõ Kim Tuyến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát |
Tuy nhiên, phát biểu ngay sau đó, ĐB Nguyễn Đình Quyền (Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp Quốc hội) lại không đồng tình với việc giao điều tra ban đầu và bảo vệ hiện trường cho công an cấp xã. Ông Quyền lý giải: Điều tra chuyên sâu chức danh tư pháp, công an phường xã không được đào tạo chuyên sâu. Một số vụ án oan sai là việc đảo lộn hiện trường, nhất là những án truy xét. Rất dễ dẫn đến oan sai.
ĐBQH Đinh Xuân Thảo (Viện trưởng viên Nghiên cứu lập pháp) lại đồng ý với việc giao cho công an cấp xã phương điều tra, lấy lời khai ban đầu và bảo vệ hiện trường.
Nhấn mạnh hơn, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc công an Tp Hà Nội cho biết: “55-62% ban đầu do công an xã phường”
Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung lại nhấn mạnh: “Trường hợp, có nạn nhân hấp hối cung cấp thông tin, lực lượng công an phường xã không ghi nhận rất khó khăn. Mặt khác, nhiều địa phương địa bàn rộng công an huyện cách mấy chục cây số thì việc lấy lời khai, bảo vệ hiện trường không công an xã bảo vệ hiện trường thì ai?”
Về vấn đề xảy ra sai sót tại một số cấp xã gần đây, tướng Nguyễn Đức Chung cho rằng cần nâng cao trình độ, đào tạo và quản lý công an cấp xã, phường.