Khốn khổ phận mẹ trẻ, con thơ khu công nghiệp

Tình trạng bảo mẫu bạo hành, đánh đập các bé và mới đây nhất vụ bảo mẫu Hồ Ngọc Nhờ đánh bé 18 tháng đến chết… là những câu chuyện đau lòng xảy ra từ nhà trẻ tự phát, dành cho con nhà nghèo khu công nghiệp.

Những cảnh bảo mẫu hành hạ em bé như đánh đập, trói vào ghế, chà đạp khi tắm, lấy băng keo dán miệng, nhốt em bé vào thang máy, và mới đây là bảo mẫu Hồ Ngọc Nhờ đã đánh, và đạp bé đến chết… là những câu chuyện đầy đau lòng, xót xa.

Và xót xa, đáng thương hơn nữa cho thân phận những đứa trẻ con nhà nghèo, khi hầu hết các bé đều là con của công nhân, là những người có thu nhập thấp nhất trong giới làm công ăn lương. Đó là hệ lụy của tình trạng thiếu trầm trọng nhà giữ trẻ.
Khốn khổ phận mẹ trẻ, con thơ khu công nghiệp - ảnh 1

Lê Cao Đảng ẵm con ra trước dãy nhà trọ chờ vợ đi làm về. Ảnh: Đặng Vỹ.

Gà trống nuôi con

Khu nhà trọ số 1299 tỉnh lộ 43, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, vào một buổi chiều. Mọi người ở đây đã đi làm. Hai dãy nhà trọ với 40 phòng vắng tanh, các cánh cửa im ỉm khóa. Nhưng, có một thanh niên đang ở nhà.

Vừa khuấy bột cho em bé, thanh niên này vừa kể chuyện. Anh tên là Lê Cao Đảng, 27 tuổi, sống cùng vợ với đứa con nhỏ. Đảng làm bảo vệ ở một công ty chế biến gỗ, lương 2 triệu đồng/tháng. Vợ Đảng thu nhập cao hơn tí chút nhờ tăng ca. Cuộc sống sau ngày cưới của đôi vợ chồng trẻ có vẻ êm xuôi. Thế nhưng kể từ khi cháu bé ra đời, gần như như mọi thứ bị đảo lộn bởi hàng loạt vấn đề nảy sinh. Khó khăn từ chuyện tiền bạc chi phí cho gia đình, đến việc làm của hai vợ chồng. Gay gắt nhất là không có chỗ gửi em bé.

Cháu bé nay mới 9 tháng tuổi. Đó là cái đau đầu của đôi vợ chồng trẻ này, vì các nhà giữ trẻ chỉ chịu nhận giữ bé từ 18 tháng tuổi trở lên. Gửi về quê cho ông bà nuôi giúp thì không nỡ, vì bé còn quá nhỏ, cần phải được bú sữa mẹ. Bàn đi tính lại, cuối cùng vợ chồng quyết định phải có một người nghỉ làm ở nhà chăm con. Thu nhập của vợ cao hơn, vợ sẽ đi làm để nuôi cả nhà. Vậy là Đảng phải bỏ việc.

Khó khăn, thiếu thốn trăm bề. Cô công nhân trẻ phải tích cực tăng ca, để có được 3 triệu đồng nuôi 3 con người. Tiền bỉm giấy, tiền sữa, bột cho bé 1,2 triệu. Tiền nhà và điện nước 800 ngàn nữa. Vậy là hai vợ chồng chỉ sống với 1 triệu đồng. Thiếu trước hụt sau, bữa ăn không đủ. Cả hai phải nhờ đến chi viện của nội ngoại ở quê nhà. Nhưng ra đi làm ăn, đâu thể xin tiền ông bà mãi được. Vậy là lại cắn răng chịu đựng.

Khốn khổ phận mẹ trẻ, con thơ khu công nghiệp - ảnh 2

Bà Hoàng Thị Thanh đang chăm sóc hai cháu bé ngay giữa lối đi của hai dãy nhà trọ. Ảnh: Đặng Vỹ

Cùng khu nhà trọ với Đảng, ở cuối dãy, cũng có một thanh niên đang chăm sóc em bé. Chế Học Yên năm nay 30 tuổi, làm việc ở công ty AM, chuyên sản xuất đồ gỗ trang trí nội thất. Vợ Yên, 26 tuổi, làm việc ở công ty Sao Việt, chuyên về may mặc, thêu và da giày. Thu nhập của hai vợ chồng 6 triệu/tháng. So với mặt bằng thì thu nhập của vợ chồng Yên là khá cao, nhưng thực tế chi tiêu thì vẫn thiếu vì còn có em bé. Tuy không ai phải bỏ việc để ở nhà chăm con, nhưng tình cảnh cũng khó khăn không kém cảnh nhà của vợ chồng Đảng.

Năm ngoái, vì không có tiền gửi con vào nhà mẫu giáo tư nhân, lại không dám gửi vào các bà bảo mẫu hành nghề tự do, vợ chồng Yên đành cắn răng chấp nhận xa con. Đứa bé được gửi về cho ông bà nội ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Nhưng tình mẫu tử làm sao dứt ruột, vợ Yên nhớ con hàng đêm khóc ướt gối. Sau Tết, cô đã đưa cháu bé trở vào.

Yên đã bỏ thời gian ra đi khảo sát rất kỹ, và may mắn, anh đã chọn được một nhà trẻ tư nhân, nằm trên con đường hàng ngày anh đi làm. Giá cả cũng phải chăng, 550 ngàn/tháng. Dù có bị giảm thu nhập, vợ Yên sẽ không tăng ca nữa, để cuối ngày đón bé.

Cô, dì, bà ngoại thành “bảo mẫu”, cắn răng gửi con về quê!

Câu chuyện của vợ chồng Lê Cao Đảng, Chế Học Yên không phải là chuyện cá biệt, riêng lẻ. Hàng chục vạn công nhân ở TP HCM và các tỉnh phía Nam này đều thấy hình ảnh của mình trong đó.

Khốn khổ phận mẹ trẻ, con thơ khu công nghiệp - ảnh 3

Chế Học Yên vừa ẵm con vừa làm bếp cho bữa cơm tối. Ảnh: Đặng Vỹ.

Tại khu nhà trọ 1089/13 tỉnh lộ 43, một chiếc chiếu mỏng manh trải ngay giữa lối đi giữa hai dãy nhà trọ úp mặt vào nhau. Một phụ nữ đang cầm bình sữa dỗ đứa bé. Bên cạnh đó là một em bé chừng 3 tuổi. Người phụ nữ là Hoàng Thị Thanh, chị của mẹ hai em bé. Bà từ Nghệ An vào giữ cháu cho vợ chồng người em đi làm. Như vậy là hai suất lương của đôi vợ chồng phải cáng đáng nuôi 5 người.

Hiện nay các nhà trẻ tư thục lấy mức phí quá cao, công nhân không thể kham nổi. Còn các nhà trẻ công lập giá thấp hơn, chăm sóc tốt hơn thì không đến phần con công nhân được gửi. “Như tôi đây mà còn phải nhờ đến Thường vụ Quận ủy gửi gắm, mới gửi được con vào nhà trẻ công lập, nói gì đến công nhân”, trước đây có lần ông Nguyễn Tấn Định, Phó trưởng ban Ban quản lý các KCN - KCX TP HCM (HEPZA), đã như vậy với chúng tôi.

Đã vậy còn quá tải. Theo quy định của ngành giáo dục thì mỗi lớp chỉ 25-30 bé, nhưng hầu như tất cả các nhà trẻ để có mật độ 45 cháu một lớp.

Không tiền, đa số công nhân là gửi cháu bé về quê cho nội ngoại chăm sóc. Nhưng trẻ sơ sinh mà không được ăn sữa mẹ, đó là một thiệt thòi lớn của bé, có ảnh hưởng đến sức khỏe sau này. Cách thứ hai là đưa bà vào giữ cháu. Như vậy thì thêm một suất ăn,  chưa kể tiền điện nước, các chi phí khác...trong khi các khu nhà trọ hầu hết là thấp, chật chội, bức bối.

Tuy nhiên, không phải ai cũng gửi con về quê hoặc có bà vào giữ cháu. Vậy nên đa số các cháu bé được gửi vào những “nhóm trẻ gia đình”. Và đây chính là những nơi sinh ra đầy những rủi ro, hệ lụy cho các cháu. Đã có bé chết, thương tật thể xác, tổn thương tinh thần bởi những nhà giữ trẻ tự phát này.

(Còn tiếp)
Đặng Vỹ

Điểm hẹn du lịch miền Bắc Việt Nam những ngày đẹp nhất năm

Miền Bắc đang bước vào mùa đẹp nhất năm với những trải nghiệm du lịch lôi cuốn. Nếu bạn đang tìm một kỳ nghỉ thu đông thú vị, hãy cân nhắc Hạ Long và Sa Pa, 2 điểm đến lọt top thịnh hành nhất thế giới năm 2024 do TripAdvisor bình chọn.

Thức uống từ mãng cầu được giới trẻ yêu thích

Quả mãng cầu, hay còn gọi là quả na hoặc mãng cầu xiêm, vốn là loại quả nổi tiếng với giới trẻ bởi những món uống cực hot như trà mãng cầu, sinh tố mãng cầu... Đây còn là loại quả chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ hàm lượng dinh dưỡng phong phú.

Diễn viên Thanh Hương sau đổ vỡ: Tôi không thiếu những người đàn ông theo đuổi

Diễn viên Thanh Hương cho biết muốn kín tiếng trong chuyện riêng tư và hiện chưa nghĩ tới việc kết hôn dù không thiếu người theo đuổi.

Cảnh lạ ở hẻm ‘nhà thùng’ TPHCM: Trăm năm ngăn đôi 2 cảnh đời trái ngược

Hẻm "nhà thùng", có từ thời Pháp thuộc như ngăn đôi 2 cảnh đời trái ngược với một bên là dãy nhà cao cửa rộng trong khi phía đối diện là những căn nhà bé tí, lụp xụp rộng chưa đầy 10m2.

Chuyện cảm động phía sau tấm ảnh phục dựng gia đình đủ 4 người ở Làng Nủ

Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.

BAT Việt Nam hoàn thành mục tiêu khoanh nuôi 120ha rừng ngập mặn Cà Mau

Công ty British American Tobacco (BAT) Việt Nam và Trung tâm bảo tồn Thiên nhiên Gaia đã hoàn thành dự án hợp tác trồng rừng giai đoạn 2022 - 2024. Một trong các mục tiêu là chuyển hóa 120ha bãi bồi thành rừng tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.

Du khách hào hứng với loạt trải nghiệm tại Sun KraftBeer Festival 2024

Dù đã qua mùa hè cao điểm, nhưng mỗi ngày Sun World Ba Na Hills vẫn thu hút hàng nghìn du khách đến với Lễ hội bia tươi và ẩm thực Sun KraftBeer 2024.

Chị dâu tặng vòng vàng dịp kỷ niệm ngày cưới, tôi đi bán mới phát hiện sự thật

Không tin vào những gì mình nghe được, tôi đã mang chiếc vòng vàng được chị dâu tặng đến 3 cửa hàng khác nhau để kiểm tra.

Cô gái Bình Phước ngồi xe lăn vào lễ đường, nhiều người rơi nước mắt

Đám cưới của Nhung có nhiều điều đặc biệt. Cô được bố đẻ bế ra trao cho chú rể. Khoảnh khắc chú rể đẩy xe lăn, đưa cô dâu tiến vào lễ đường nhiều người cảm động rơi nước mắt.

Nước ngập trắng đồng ở Chương Mỹ, 100 cảnh sát gặt lúa giúp dân

Dù cơn bão số 3 đã đi qua, nhưng những cánh đồng của xã Mỹ Lương (Chương Mỹ, Hà Nội) vẫn chìm trong biển nước. Để giảm thiểu thiệt hại, hơn 100 chiến sĩ cảnh sát đã xuống đồng gặt lúa giúp người dân.

Đang cập nhật dữ liệu !