Khối kim loại bí ẩn ở Romania đã biến mất
Sau vài ngày được phát hiện trên đồi của Romania, cột kim loại hình tam giác biến mất giữa đêm.
Cột kim loại bí ẩn ở Romania đã biến mất |
Cột kim loại nguyên khối trên đồi Batca Doamnei ở thành phố Piatra Neamt, đã biến mất một cách bí ẩn chỉ vài ngày sau khi được phát hiện.
Trước đó, khối đá nguyên khối được phát hiện trên Đồi Batca Doamnei ở thành phố Piatra Neamt thuộc Quận Neamt phía đông bắc Romania.
Các nhà chức trách cho biết vẫn chưa rõ chủ sở hữu của tài sản. Cấu trúc kim loại tìm thấy cách di tích lịch sử lâu đời nhất trong thành phố, Pháo đài Petrodava Dacian nổi tiếng vài mét.
Pháo đài cũ đã bị người La Mã phá hủy vào thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên nhưng một phần của bức tường thành vẫn có thể nhìn thấy ngày nay.
Cấu trúc hình tam giác sáng bóng có chiều cao khoảng bốn mét, có một mặt hướng ra Núi Ceahlau. Đây là một trong những ngọn núi nổi tiếng nhất ở Romania, được xếp vào danh sách một trong bảy kỳ quan thiên nhiên của đất nước.
Khối kim loại khác thường giống với khối gần đây đã biến mất trong một sa mạc ở bang Utah, Mỹ.
Giới chức Romania chưa xác định được nguồn gốc của cấu trúc này. Chiếc cột đã làm dấy lên nhiều đồn đoán về việc nó thực chất là gì và bằng cách nào nó xuất hiện tại địa điểm trên.
Trước đó, phi công trực thăng Bret Hutchings, người đã phát hiện ra khối kim loại khác lạ giữa vùng núi ở bang Utah, Mỹ. Bret Hutchings mô tả đó là 'điều kỳ lạ nhất từng gặp trong suốt những năm làm phi công bay trên bầu trời'.
Nhóm các chuyên gia di chuyển bằng trực thăng tình cờ phát hiện ra khối kim loại bí ẩn sâu trong sa mạc ở bang Utah. Các nhân viên bay bằng trực thăng trong một hoạt động hỗ trợ phòng tài nguyên động vật hoang dã đếm những con cừu lớn ở vùng đông nam Utah. Tuy nhiên, cuộc khám phá có được kết quả bất ngờ khi phát hiện ra một tảng đá nguyên khối.
Ở giữa tảng đá đỏ là một khối kim loại màu bạc sáng bóng nhô lên khỏi mặt đất. Phi công Bret Hutchings dự đoán nó cao khoảng từ 3 đến 3,6 mét, trông không giống như kiểu ngẫu nhiên nằm ở đó và dường như được 'trồng' ở đây vậy.
Rocsana Josanu, quan chức Văn hóa và Di sản Neamt, Romania cho biết: "Chúng tôi đã xem xét vẻ ngoài kỳ lạ của khối đá nguyên khối. Nó thuộc sở hữu tư nhân, nhưng chúng tôi vẫn chưa biết ai là chủ nhân của khối đá nguyên khối. Vị trí đặt khối đá nằm trong một khu vực được bảo vệ tại địa điểm khảo cổ. Trước khi lắp đặt một thứ gì đó ở đó, mọi người cần sự cho phép của tổ chức".
Hoàng Dung (lược dịch)
Phát hiện loài hoa phong lan xấu nhất thế giới
Các chuyên gia thực vật ở Anh công bố loài hoa phong lan mới xấu nhất thế giới năm 2020.