Khoét sâu vào những lầm lỡ của người được đặc xá là… “độc ác”
Trước những thông tin quá đà của những bài báo viết về người được đặc xá với những từ như “hotgirl phạm tội hiếp dâm”, “nữ sinh sát hại người tình…”, anh Nguyễn Ngọc Long chí sẻ: “Nhà nước đã đặc xá, báo chí cũng cần phải mở đường cho những người từng lầm lỡ hoàn lương. Chúng ta nên bỏ qua, không gợi lại việc sai họ đã làm. Tiến tới “xóa án tích” trên báo chí, những bài viết về vụ án chỉ nên tồn tại thời gian nhất định. Đó là cách làm rất nhân văn”.
Dưới đây là cuộc trao đổi của PV Infonet với blogger nổi tiếng Nguyễn Ngọc Long.
PV: Thưa anh, qua theo dõi báo chí, anh có nhận xét gì về những cách đưa tin quá đà, khoét sâu lầm lỡ trong quá khứ của người được đặc xá?
Xét về mặt lý, tôi thấy cách đưa tin đó không có gì sai. Nhưng xét về mặt đạo đức nghề nghiệp, tôi rất muốn dùng từ "dã man". Đọc những bài báo ấy, tôi liên tưởng đến sự độc ác, dửng dưng của người viết với nỗi đau của nhân vật mà họ đang đề cập.
PV: Anh có thể lý giải tại sao báo chí lại làm như vậy? Phải chăng làm lạm dụng thủ pháp "tăng views" đến mức mất sự cảm thông?
Nếu không phải để tạo ra sự giật gân câu khách thì không có cách gì có thể lý giải hợp lý hơn.
Nhà nước đã đặc xá, báo chí cũng cần phải mở đường cho những người từng lầm lỡ hoàn lương. Chúng ta nên bỏ qua, không gợi lại việc sai họ đã làm. Tiến tới “xóa án tích” trên báo chí, những bài viết về vụ án chỉ nên tồn tại thời gian nhất định. Đó là cách làm rất nhân văn. Nếu có một tổ chức xã hội nào đó đứng ra làm trung gian giúp những người lầm lỡ thực hiện việc này thì tôi rất hoan nghênh.
PV: Trong biểu hiện "mê" tăng views quanh vụ đặc xá, thông tin báo chí nào khiến anh cảm thấy sốc và bất bình nhất?
Vì báo chí đã có "truyền thống" đưa tin như vậy rồi nên tôi không shock. Nhưng đọc tin nào kiểu thế tôi cũng thấy bất bình, và tôi không bao giờ đọc tiếp. Nhà nước đã đặc xá, báo chí cũng cần phải mở đường cho những người từng lầm lỡ hoàn lương. Chúng ta nên bỏ qua, không gợi lại việc sai họ đã làm. Tiến tới “xóa án tích” trên báo chí, những bài viết về vụ án chỉ nên tồn tại thời gian nhất định. Đó là cách làm rất nhân văn. Nếu có một tổ chức xã hội nào đó đứng ra làm trung gian giúp những người lầm lỡ thực hiện việc này thì tôi rất hoan nghênh.
Báo chí nên làm như thế này (xóa mặt những người được đặc xá, cho họ một sự lãng quên lỗi lầm). Ảnh CA Nghệ An |
PV: Việc nhắc đi nhắc lại những lỗi lầm trong quá khứ của người phạm tội, đưa tin đậm đặc về các vụ thảm sát trên báo chí, ngoài ảnh hưởng đến nhân vật chính trong câu chuyện, liệu còn gây ra tác động xã hội nào khác không, thưa anh?
Trong các chiến dịch truyền thông để thay đổi nhận thức, công thức quen thuộc là tác động vào xã hội thông qua các giai đoạn: chứng minh được sự tồn tại của vấn đề, tạo ra sự quen thuộc, dẫn tới chấp nhận và chuyển qua ủng hộ.
Tôi lấy thí dụ thời gian 10 năm về trước, chữ ngườiđồng tính là những định nghĩa còn xa lạ. Nhóm người này bị kì thị và coi là bệnh hoạn. Những người hoạt động vì quyền của LGBT (đồng tính, song tính, lưỡng tính và chuyển giới) sẽ không thể ngay lập tức đòi hỏi cộng đồng ủng hộ, mà họ vận động những người LGBT công khai xuất hiện và đưa ra nhiều câu chuyện để chứng minh rằng đây là một thực tế có thật trong xã hội, không thể chối bỏ. Tần suất đề cập tới LGBT được nhắc tới nhiều trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội khiến chúng trở nên "quen thuộc". Cứ như vậy, cộng đồng dần dần chuyển từ "ghê sợ", "kì thị" sang thành "không quan tâm", "thấy cũng bình thường", không ủng hộ nhưng không kì thị và cuối cùng là chấp nhận không nghĩ đó là vấn đề cần phải "bận tâm" hay xì xào bàn tán nữa.
Phân tích như vậy để thấy rằng, tình trạng lan tràn thông tin bạo lực trên báo chí và mạng xã hội sẽ khiến cho khái niệm "thảm sát", "giết người hàng loạt", "ra tay man rợ"... dần dần trở thành một điều "bình thường" trong nhận thức của người dân. Việc ấy có góp phần tạo ra những con người "máu lạnh" hay không thì tôi không biết, nhưng theo một cách rất tự nhiên thì "việc bình thường" bao giờ cũng dễ thực hiện hơn "việc bất thường".
PV: Vậy câu hỏi đặt ra là, với vai trò cung cấp thông tin, báo chí phải ứng xử thế nào khi đi giữa việc tuyên truyền phòng chống tội phạm, giáo dục ý thức cho người dân hay vô tình biến những thứ xấu xa, đồi bại trở nên quen thuộc?
Câu trả lời là sự cân bằng. Nếu phân tích kỹ về liều lượng thông tin trong các vụ thảm sát gần đây, sẽ thấy báo chí và mạng xã hội đưa tin rầm rộ, dồn dập như bão lũ về án mạng xảy ra và các thông tin liên quan. Nghi phạm là ai, sống ở đâu, làm nghề gì, có quan hệ tình cảm thế nào, hàng xóm nói gì, bố mẹ ứng xử ra sao... Người ta đưa ra đủ thứ phân tích, giả thiết, lập luận; sáng tạo hình ảnh, dựng phim 3D và khai thác triệt để tính "giật gân" của vụ việc.
Thế nhưng khi có kết luận của cơ quan điều tra thì mọi thứ nhanh chóng bị "chìm xuồng" như quả bóng xì hơi. Có rất ít các bài báo nói sâu và hoặc phân tích sâu về sự trả giá của hung thủ. Người ta có thể ngụỵ biện rằng vụ án đã xong, còn gì đâu mà nói. Nhưng tôi tin là nếu thực sự muốn làm, nhà báo thừa kiến thức và kinh nghiệm để triển khai tiếp hàng loạt khía cạnh của vấn đề. Kể cả dưới áp lực "câu views", tôi vẫn tin rằng khi làm tốt chiều ngược lại này, các bài báo ấy vẫn câu được nhiều views, và đó hoàn toàn là views tốt, là kiểu câu views có ích cho xã hội.
Với cách đưa tin hiện tại, cái được nhắc tới nhiều nhất là "giết người hàng loạt", "thảm sát", "man rợ", "đâm chém", "đẫm máu", "không ghê tay"... Trong khi "phải trả giá", "đánh mất tương lai", "bị trừng trị", "gia đình tan nát", "bố mẹ tủi nhục", "xã hội căm phẫn" lại quá nhạt nhoà.
Vậy điều cuối cùng đọng lại, và gây ấn tượng nhất là những từ ngữ mô tả cái xấu chứ không phải lên án cái xấu hay tội lỗi phải gánh chịu khi tạo ra cái xấu. Thế thì, vụ thảm sát đầu tiên sẽ khiến dư luận bị shock, bàng hoàng, căm phẫn. Nhưng đến vụ thảm sát thứ năm, thứ sáu, thứ bảy thì họ sẽ thấy dửng dưng. Khi này, cái ác đã được bình thường hoá, được lên ngôi. Và đó là điều cực kỳ nguy hiểm.
PV: Theo anh, trong thực tế thì dự đoán này có dễ xảy ra không?
Điều này không phải là nguy cơ hay dự đoán. Điều này đã xảy ra với việc học sinh kéo nhau vào nhà nghỉ, quan hệ tình dục, quay phim sex và tung lên mạng; thảm kịch máy bay rơi và những vụ hành quyết dã man của phiến quân IS. Hãy nhớ lại clip "Nữ sinh Ngô Quyền" chấn động dư luận một thời gian dài.
Đến bây giờ, không ai coi những clip như vậy là thứ đáng để bận tâm hay mang lên báo chí. Thảm kịch của MH370 rồi MH17 cũng là những quả bom của truyền thông khắp thế giới chứ chẳng riêng tại Việt Nam. Nhưng đến bây giờ, một chiếc máy bay nào đó bị rơi hay bốc cháy, người ta chép miệng "lại có máy bay rơi đấy". Rồi thôi.
Việc này đã quá quen rồi, chẳng cần bàn thêm nữa. Tội ác dã man của tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng IS cũng được mô tả một cách rất đáng ghê tởm trong những bài báo đầu tiên. Rồi dần dần, ngày nào báo chí cũng xuất hiện những tin như thế. Giết người, chặt đầu, đốt xác, ném đá đến chết, dội nước sôi, chọc mù mắt v.v...
Ngày qua ngày, người đọc đã thấy quen, thấy chán không muốn bình luận, không muốn chia sẻ thông tin và cảm thán nữa. Họ đã quen rồi. Điều đó có vẻ bình thường nhưng thật kinh khủng, nó thực sự bất thường. Quá sức bất thường và vô cùng nguy hiểm!
Xin cảm ơn anh!