Tử vong khi thau rửa bể ngầm: Nguyên nhân gì và làm sao để phòng tránh?

Tốt nhất trước khi chui xuống hầm kín, cống, giếng, bồn chứa... nên thả xuống bó đuốc, nến để kiểm tra. Nếu lửa tắt chứng tỏ ở đó thiếu oxy, rất nguy hiểm vì có nhiều khí độc, không nên xuống. Cần chú ý khi có người xuống cống, giếng, hầm.. làm việc.

Sự việc đau lòng diễn ra vào khoảng 20h ngày 22/10, tại ngõ 172 Đại Từ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội, hai bố con xuống thau rửa bể nước ngầm của gia đình.

Trong quá trình thau rửa bể ngầm người con đã bị ngạt khí, người cha phát hiện đã cố gắng hô hoán cùng trợ giúp nhưng không thể kéo con trai lên khỏi bể được. Khi người nhà gọi cho lực lượng chức năng đến để cứu hộ thì không kịp.

Trước đó vào 14/6/2016, một vụ tai nạn thương tâm tương tự xảy ra, khi ông Nguyễn Đình Liêu (56 tuổi) gọi ông Phan Trọng Ninh (48 tuổi, cùng trú tại khối 4, phường Thành Nhất, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) vào rẫy của mình ở khu vực buôn Kô Đung A, xã Ea Nhuôl, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk để sửa máy bơm dưới giếng bị hư.

Khi đến nơi, ông Liêu xuống dưới giếng để sửa máy bơm còn ông Ninh ở trên hỗ trợ. Một lúc sau, thấy ông Liêu không có động tĩnh gì, nghĩ chuyện chẳng lành nên ông Ninh gọi người đến giúp đỡ.

Người dân cần cẩn trọng trước khi xuống bể thau rửa.

Sau đó, ông Ninh xuống giếng nhưng khi xuống được khoảng 3m thì ông Ninh có dấu hiệu trúng khí độc nên bất tỉnh và rơi xuống đáy giếng sâu khoảng 23m. Sau đó, lực lượng cứu hộ Công an tỉnh Đắk Lắk đã huy động lực lượng đến ứng cứu nhưng hai nạn nhân xấu số đã tử vong dưới giếng sâu.

Theo các bác sĩ, những nạn nhân này bị chết ngạt do thiếu ô xy.  BS Nguyễn Xuân Mai - nguyên Phó viện trưởng Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM - cho biết nguy cơ ngạt khí luôn rình rập người dân, người lao động ở bất cứ nơi đâu. Các giếng sâu hoặc hầm chứa trên boong tàu, thuyền, sà lan... lâu ngày không sử dụng thường tích tụ nhiều loại khí độc.

Ở những nơi này khí độc thường nặng hơn oxy nên chìm phía dưới, còn nồng độ oxy rất thấp, chỉ 10-12%, trong khi nồng độ CO2 lại rất cao. Do vậy, ai đó chỉ cần thò đầu xuống là bị ngạt. Đặc biệt ở các hệ thống cống sâu, hầm xử lý nước thải chất độc càng nhiều.

Theo bác sĩ Xuân Mai, để tránh bị ngạt khí khi vào giếng sâu, hầm sâu, thùng sâu, hầm chứa, thùng chứa kín lâu ngày... phải mở toang nắp, đeo mặt nạ dưỡng khí mới được xuống. Với người dân không có mặt nạ cũng phải mở rộng nắp cho thoáng, có máy thổi dưỡng khí (oxy) xuống hầm, hố, cống, giếng để pha loãng khí độc và đẩy khí độc lên, khi không khí trở lại bình thường mới được xuống làm việc.

Tốt nhất trước khi chui xuống hầm kín, cống, giếng, bồn chứa... nên thả xuống bó đuốc, nến để kiểm tra. Nếu lửa tắt chứng tỏ ở đó thiếu oxy, rất nguy hiểm vì có nhiều khí độc, không nên xuống. Cần chú ý khi có người xuống cống, giếng, hầm... làm việc phải có người ở trên quan sát người ở dưới.

Người xuống phải đeo dây bảo hiểm ở lưng, kết nối với dây an toàn của người ở trên. Nên có quy ước theo dõi sự an toàn, chẳng hạn nếu giật dây liên tục là phải nhanh chóng kéo người ở dưới lên ngay. Cần lưu ý việc chui xuống cứu người bị ngạt mà không có phương tiện bảo hộ có thể làm người ứng cứu chết theo.

Huyền Anh

Ngồi trong ô tô có cần chống nắng?

Khi trời nắng, tia cực tím hoạt động càng mạnh, trong đó tia UVA có khả năng xuyên qua cửa kính ô tô. Đây là tác nhân gây lão hóa, nám, thậm chí là ung thư da.

Ba thói quen uống nước gây hại cho cơ thể vào ngày nắng nóng

Ngày hè nắng, người dân thường muốn uống ly nước lạnh giúp giải tỏa cơn nóng, khát. Tuy nhiên, hành động này lại vô tình gây hại cho cơ thể.

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Đang cập nhật dữ liệu !