Cần đưa nội dung phòng, chống tác thuốc lá vào chương trình giảng dạy ngoại khóa
Ai cũng biết hút thuốc lá có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, tỷ lệ người hút thuốc lá đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này, nhưng đa số là do sự hiểu biết một cách cụ thể về tác hại của khói thuốc lá còn hạn chế, kiến thức chưa đầy đủ. Điều đó xuất phát từ việc thiếu các biện pháp tuyên truyền giáo dục về thuốc lá và tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người.
Trong thời gian qua, trên các kênh thông tin đại chúng đã tuyên truyền nhiều về tác hại của hút thuốc lá. Thực trạng này đang diễn ra phổ biến không chỉ ở người lớn mà cả trong giới trẻ. Đặc biệt, làn khói thuốc đã len lỏi vào học đường. Mặc dù tác hại về sức khỏe do hút thuốc lá và khói thuốc gây ra đã được cảnh báo liên tục, nhưng tình trạng hút thuốc ở thanh thiếu niên hiện nay, đặc biệt là sinh viên đang có chiều hướng gia tăng.
Trước thực trạng đáng báo động đó, Bộ GD&ĐT các cơ sở giáo dục phải xây dựng mô hình “Trường học không khói thuốc” nhằm từng bước tạo sự chuyển biến trong nhận thức, hành động của cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và môi trường sống của con người.
Cụ thể như buổi truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá trực tiếp tuyên truyền, hầu hết các em học sinh rất quan tâm đến vấn đề này và hiểu rõ tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe bản thân và cộng đồng.
![]() |
Ảnh minh họa |
Theo Bộ GD&ĐT hiện một số nhà trường đã đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào chương trình giảng dạy ngoại khóa, đưa các tiêu chí phòng, chống tác hại của thuốc lá vào nội dung xét thi đua hàng năm và kịp thời tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có cách làm hiệu quả, sáng tạo việc này cần phát huy.
Hiện nay việc thực hiện nghiêm túc quy định trường học không thuốc lá có những chuyển biến rõ rệt. Hoạt động trong nhà trường dần đi vào nền nếp. Tỉ lệ hút thuốc lá của học sinh, sinh viên đã giảm đáng kể.
Mặc dù công tác tuyên truyền về phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học đã đạt nhiều kết quả, nhưng lo ngại của các nhà trường cũng như các bậc phụ huynh là tình trạng học sinh có thể hút thuốc lá ngoài nhà trường.
Vì vậy để đẩy mạnh xây dựng trường học không khói thuốc, bên cạnh tiếp tục chú trọng công tác tuyên truyền, thiết nghĩ các trường học cần quyết liệt hơn trong việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật, nhằm nâng cao nhận thức, từng bước thay đổi hành vi đối tượng hút thuốc lá.
Để tăng cường công tác phòng chống tác hại của thuốc lá trong thời gian tới, ngành Giáo dục sẽ tập trung các giải pháp sau: Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác phòng chống tác hại của thuốc lá và các quy định trường học không thuốc lá; Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác phòng chống tác hại của thuốc lá; Đa dạng hóa các hoạt động truyền thông phòng chống tác hại của thuốc lá cho học sinh, sinh viên.
Hiện nay, trong các trường học đều nghiêm cấm việc học sinh sử dụng thuốc lá và các cơ sở kinh doanh không được bán thuốc lá phía ngoài cổng trường. Cùng với đó, nhiều hoạt động nhằm đẩy lùi tình trạng học sinh hút thuốc lá đã được tổ chức như: Thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa, chào cờ, sinh hoạt lớp để giúp các em học sinh hiểu được những tác hại và cách bỏ thuốc lá.
Ngoài ra, các trường cần nâng cao hơn nữa ý thức và nhận thức về tác hại của thuốc lá ở mỗi học sinh để các em không trở thành người hút thuốc, góp phần bảo vệ sức khỏe cho thế hệ tương lai, giảm tỷ lệ hút thuốc trong cộng đồng, giảm các gánh nặng bệnh tật và kinh tế cho mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội.
Bộ GD&ĐT lưu ý để giảm thiểu tỷ lệ học sinh hút thuốc lá, ngoài sự phối hợp tích cực giữa nhà trường và gia đình, cần hơn nữa sự vào cuộc của các sở, ban ngành và các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tăng cường quản lý cửa hàng buôn, bán thuốc lá tại các địa điểm quanh trường học, cần xử lý nghiêm các hành vi bán thuốc lá cho học sinh.