Bác sĩ đông y chỉ ra sự thật phũ phàng về tác dụng của cao hổ cốt

“Cao hổ cốt không có tác dụng như lâu nay người ta vẫn đồn đoán. Có người bệnh từng uống tới nửa kg cao hổ mà vẫn đau lưng”, BS Nguyễn Văn Thế, BV Y học cổ truyền Công an (Bộ Công an) khẳng định. 

{keywords}
BS Nguyễn Văn Thế, BV Y học cổ truyền Công an (Bộ Công an).

Chị Hoa (Cầu Diễn, Hà Nội) lo lắng cho biết anh Sơn - chồng chị - năm nay mới 43 tuổi nhưng hay kêu đau nhức khớp gối, đau lưng, đáng ngại hơn là đời sống tình dục suy giảm rõ rệt.

Không muốn căn phòng nguội lạnh hàng đêm, chị Hoa thuyết phục mãi, chồng chị mới chịu đến viện khám.

"Khi đi khám, bác sĩ khẳng định chồng tôi bị thoái hoá khớp, yếu sinh lý, cần phải ăn nhiều thực phẩm giúp tăng cường chức năng sinh lý. Tôi cũng được một số người khuyên nên cho chồng dùng cao hổ cốt”, chị Hoa cho biết.

Tuy nhiên, khi tìm hiểu, chị được biết giá mỗi lạng cao hổ cốt lên tới vài chục triệu đồng và để mua được cao hổ cốt "xịn" thì không hề dễ dàng, thậm chí không cẩn thận có thể “tiền mất” mà “tật vẫn mang”.

Không ngạc nhiên với băn khoăn của chị Hoa, bà Nguyễn Tuyết Trinh thuộc Tổ chức TRAFFIC tại Việt Nam cho rằng dù các hành vi buôn bán và tiêu thụ các sản phẩm từ hổ là trái với quy định của pháp luật nhưng tại Việt Nam, các sản phẩm từ hổ vẫn được sử dụng.

Kết quả từ cuộc khảo sát người tiêu dùng do Tổ chức TRAFFIC tại Việt Nam thực hiện năm 2017 cho thấy 6% số người tham gia khảo sát đã sử dụng các sản phẩm từ hổ và 64% trong số họ khẳng định họ sẽ khuyến khích người khác sử dụng các sản phẩm này. Trong số đó, cao hổ cốt được xem là chế phẩm được tiêu dùng nhiều nhất.

Cao hổ vẫn được nhiều người tin đến mức cuồng tín là "thần dược" có thể chữa các bệnh về xương khớp hoặc cải thiện sinh lý. Tuy nhiên, thực tế không hẳn như vậy.

Trao đổi với phóng viên tại lễ phát động Dự án truyền thông thay đổi hành vi giảm nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ hổ tại Việt Nam, diễn ra vào chiều 10/12, bác sĩ Nguyễn Văn Thế, BV Y học cổ truyền Công an (Bộ Công an) khẳng định các bài thuốc có sử dụng sản phẩm từ động vật, sản phẩm động vật như mật gấu, tê giác, cao hổ… không có tác dụng như lâu nay người ta vẫn đồn đoán. Nhiều bệnh nhân vẫn mơ hồ về công dụng thực sự của những sản phẩm này.

Từng có thời gian 25 năm công tác, mỗi ngày tiếp nhận điều trị cho khoảng 200 bệnh nhân, bác sĩ Thế cho biết ông gặp nhiều người đã từng sử dụng các sản phẩm này nhằm tăng cường sức khỏe nhưng kết quả không như ý. Bởi các bệnh đau nhức xương khớp mạn tính đều có một quá trình hình thành trong thời gian dài trước đó.

“Tôi đã có người bạn sử dụng tới nửa kg cao hổ cốt mà vẫn đau lưng. Nhiều khách hàng  từng dùng cao hổ nhưng họ vẫn đau lưng. Cao hổ cốt bản chất chủ yếu là canxi mà canxi để vào xương phụ thuộc vào 3 vấn đề. Để hấp thụ được canxi, bác sĩ phải kê đến 3 loại thuốc. Nếu chỉ dùng cao hổ cốt mà xương hấp thụ được canxi thì hơi khó khăn, do đó, hiệu quả rất thấp so với số tiền bỏ ra”, bác sĩ Thế nhấn mạnh.

Theo chuyên gia này, ngày nay cao hổ bị làm giả rất nhiều. Để dễ tiêu thụ với giá cao, người ta có thể cho thêm thuốc kháng viêm của tân dược, có chứa Corticosteroid, với tác dụng kháng viêm và giảm đau nhanh chóng, vào cao hổ.

Việc vô ý sử dụng các thuốc kháng viêm Corticosteroid kéo dài có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày, loãng xương, suy thượng thận, nghiêm trọng hơn là bị hội chứng Cushing do dùng Corticosteroid quá liều: mặt tròn như mặt trăng, rạn da, rậm lông, loãng xương, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn sinh dục, trầm cảm…

Trong khi đó, theo bác sĩ Thế, trong đông y cũng có rất nhiều vị thuốc chuyên dùng để chữa các bệnh đau nhức xương khớp rất hiệu quả như đỗ trọng, tục đoạn, cốt toái bổ, thiên niên kiện, cẩu tích… Các vị thuốc này giá cả bình dân và có thể dùng thay thế cao hổ cốt.

'Gãy súng' do thói quen nhiều nam giới rất hay mắc phải

'Gãy súng' do thói quen nhiều nam giới rất hay mắc phải

Ngày 7/12, Khoa Nam học và Y học giới tính- Bệnh viện ĐH Y Hà Nội tiếp nhận một bệnh nhân (40 tuổi) đến viện trong tình trạng “cậu nhỏ” sưng nề, bầm tím và đau tức nhiều.

Chạy bộ càng lâu, chuyện ấy.... càng dai

Chạy bộ càng lâu, chuyện ấy.... càng dai

Cứ mỗi phút kéo dài thêm trên máy chạy bộ thì thời gian hoạt động tình dục kéo dài thêm hai đến ba phút.

N. Huyền 

Nhiều quý ông đi 'tút tát' nhan sắc, nâng ngực, độn mông

Dù không phải người nổi tiếng, nhiều quý ông cũng có nhu cầu "nâng cấp" nhan sắc gương mặt, nâng ngực, độn mông hay hút mỡ bụng, thậm chí một lần làm nhiều dịch vụ.

Bác sĩ chia sẻ sự thật về chuyện 'tăng kích cỡ' ở đàn ông

Theo bác sĩ nam khoa, hiện chưa có biện pháp làm tăng kích thước dương vật chính thống hay được công nhận bởi các hiệp hội y học.

Người đàn ông có chiếc lưỡi kỳ dị sau khi dùng thuốc kháng sinh

Lưỡi của nam bệnh nhân người Mỹ chuyển sang màu xanh và mọc lông sau khi ông uống thuốc kháng sinh.

Hỏng gan, suy thận vì thói quen nhiều người Việt đang mắc phải

Bị đau cột sống thắt lưng, nam bệnh nhân đã đi mua thuốc nam về uống. Kết quả, gan hỏng nặng, suy thận, ông phải đối mặt với nguy cơ lọc máu.

Ăn châu chấu rang, người đàn ông nhập viện khẩn

Sau 30 phút ăn châu chấu rang, nam thanh niên xuất hiện tình trạng khó thở, tức ngực nên được người nhà đưa vào Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn cấp cứu.

Bé trai mắc bệnh hiếm, lần đầu tiên ghi nhận ở Việt Nam

Theo Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, đây là trẻ bị phình động mạch chủ bụng đầu tiên ghi nhận ở Việt Nam trong 20 năm qua. Trên thế giới, thống kê chỉ có khoảng 30 trẻ mắc phải.

Lớp mỡ trên gan vàng óng vì béo phì, chàng trai 18 tuổi 'cầu cứu' bác sĩ

Dù còn trẻ nhưng khi phẫu thuật mở ổ bụng, bác sĩ cũng giật mình vì lớp mỡ trên gan của bệnh nhân vàng óng.

Vợ hạnh phúc khi có thể hiến thận cho chồng

Khi biết chồng bị suy thận mạn tính, chị L. đã không ngần ngại muốn trao tặng cho anh một phần cơ thể của mình để cả hai cùng khỏe mạnh.

Bật báo động đỏ cứu nam thanh niên ‘chết lâm sàng’

Nam thanh niên đang theo dõi khối phình mạch tại bệnh viện đột ngột ngừng tuần hoàn, mất hoàn toàn ý thức, "chết lâm sàng".

Người đàn ông đi cấp cứu vì vết loét da gần vùng nhạy cảm

Người đàn ông 52 tuổi nhập viện vì sốt dài ngày không rõ nguyên nhân, khó thở, mệt nhiều, đau đầu, huyết áp tụt, đau ngực, chẩn đoán mắc loại bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm.

Đang cập nhật dữ liệu !