Bếp ăn bán trú: Siết chặt từ khâu nhận thực phẩm tới giám sát

Theo ông Nguyễn Khắc Hiền – Giám đốc Sở Y tế Hà Nội trong thời gian tới, Hà Nội sẽ yêu cầu các trường thành lập đoàn giám sát an toàn thực phẩm (ATTP) ở nhà trường để giám sát bữa ăn bán trú. Đoàn giám sát có phụ huynh tham gia.

An toàn thực phẩm ở bếp ăn bán trú luôn được quan tâm theo dõi.

Mời phụ huynh tham gia

Bữa ăn bán trú ở trường học luôn là điều mà các gia đình đều quan tâm. Hà Nội là địa phương có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước, số trường học tổ chức cho học sinh ăn bán trú lên đến 1.600 trường trên tổng số 2.700 trường. Chính vì thế, vấn đề ATTP luôn được lực lượng chức năng quan tâm hàng đầu.

Đối với bếp ăn các trường, toàn thành phố Hà Nội có 4.534 bếp ăn tập thể, tại các trường bán trú, mầm non, tiểu học… Với sự chỉ đạo quyệt liệt của TP, quận, huyện, các trường đã chấn chỉnh công tác đảm bảo ATTP tại bếp ăn.

Theo ông Trần Ngọc Tụ, Chi cục trưởng Chi cục ATTP Hà Nội thời gian qua, ngành y tế Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu thông, phân phối thực phẩm và việc bảo đảm ATTP trong bảo quản, chế biến tại các bếp ăn tập thể, nhất là đối với trường học.

Qua kiểm tra cho thấy, 100% trường học trên địa bàn đều ký hợp đồng thực phẩm với các nhà cung ứng thực phẩm đảm bảo đầy đủ tính pháp lý; 91% nhà trường cam kết trách nhiệm đảm bảo ATTP, nguồn gốc nguyên liệu được niêm yết công khai tại trường. Ngoài ra, có đến 89% trường học có quyết định thành lập Ban chỉ đạo, tổ giám sát bếp ăn tập thể và kiểm soát sữa học đường, trong đó phân công rõ trách nhiệm của nhà trường, cơ sở cung cấp thực phẩm, hội cha mẹ học sinh.

Ngoài ra, Hà Nội cũng yêu cầu các trường học nên nghiêm túc thực hiện việc lưu mẫu thức ăn, sổ kiểm thực 3 bước theo đúng quy định. Việc làm này sẽ giúp truy xuất được nguồn gốc thực phẩm khi cần. Ngoài ra, bất cứ sản phẩm nào mà ban phụ huynh hay nhà trường nghi ngờ về chất lượng đều có thể lưu lại, Chi cục ATVSTP Hà Nội sẽ hỗ trợ xét nghiệm kiểm tra.

Nhiều trường học tại Hà Nội nhà bếp được đầu tư một chiều theo đúng quy định, sử dụng bếp từ, tủ nấu cơm điện tử và tủ sấy bát đĩa. Nhân viên nhà bếp và những người chăm sóc trẻ đều được tập huấn lớp kiến thức về ATTP, được cấp giấy chứng nhận và kiểm tra sức khỏe định kỳ tại Trung tâm Y tế quận. Một số trường thành lập Ban chăm sóc bán trú và tổ kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo thực phẩm đưa vào trường học luôn tươi ngon, an toàn. Có trường đầu tư mua các thiết bị test kiểm tra nhanh trong thực phẩm như test nhanh phát hiện độ ôi thiu của thịt; kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu trong rau quả; kiểm tra nhanh urê, sunfit, hàn the, formon trong thực phẩm, kiểm tra nhanh acid vô cơ trong dấm, kiểm tra nhanh độ ôi khét trong dầu mỡ.

Còn nhiều điều chưa đạt

Tuy nhiên nhiều hiệu trưởng nhà trường vẫn phải thừa nhận rằng mỗi ngày, sau khi tan học, học sinh trở về nhà an toàn, không bị ngộ độc thực phẩm thì họ mới cảm thấy được thở phào.

Theo bà Hoàng Thị Minh Thu - Phó Chi cục trưởng Chi cục ATTP Hà Nội qua kiểm tra, vẫn còn tình trạng một số trường học chưa thực hiện đúng quy định chế độ kiểm tra 3 bước và lưu mẫu thức ăn. Ngoài ra, một số bếp ăn bán trú chưa có biện pháp phòng chống côn trùng và động vật gây hại.

Theo bà Thu, một số trường điều kiện cơ sở vật chất xuống cấp, chật hẹp, khó sắp xếp bếp ăn một chiều. Đặc biệt, nhiều trường không đủ diện tích nấu tại trường, phải nấu tại các nơi khác rồi vận chuyển mang đến, khó kiểm soát được quá trình vận chuyển. Một lo ngại khác, đối với các nhóm lớp mầm non tư thục, kiểm soát ATTP cũng khó khăn hơn bởi các nhà bếp ăn không ký hợp đồng với các cơ sở cung cấp thực phẩm mà mua thực phẩm ngoài chợ dân cư về chế biến. Riêng về công tác kiểm tra ở tuyến dưới, bà Thu cho rằng, các đoàn liên ngành quận, huyện đa phần chỉ nhắc nhở, việc xử lý còn hạn chế và còn tình trạng “nể nang” nhau.

Ngoài ra, bếp ăn trường học còn tồn tại một số tình trạng khó kiểm soát như không có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP; nhân viên không khám sức khỏe, không mặc đồng phục, không được tập huấn xác nhận kiến thức về ATTP; việc lưu mẫu thức ăn chưa đảm bảo đúng quy định.

Khánh Ngọc

Ngồi trong ô tô có cần chống nắng?

Khi trời nắng, tia cực tím hoạt động càng mạnh, trong đó tia UVA có khả năng xuyên qua cửa kính ô tô. Đây là tác nhân gây lão hóa, nám, thậm chí là ung thư da.

Ba thói quen uống nước gây hại cho cơ thể vào ngày nắng nóng

Ngày hè nắng, người dân thường muốn uống ly nước lạnh giúp giải tỏa cơn nóng, khát. Tuy nhiên, hành động này lại vô tình gây hại cho cơ thể.

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Đang cập nhật dữ liệu !