Khoảnh khắc dễ thương của tê giác một sừng gặm cỏ trong vườn quốc gia tại Ấn Độ
Được biết, Khu bảo tồn động vật hoang dã Pobitora ở ngoại ô Gauhati, Ấn Độ là nơi có mật độ loài tê giác một sừng cao nhất trên thế giới.
![]() |
Hai mẹ con tê giác đang gặm cỏ, trong khi những con cò trắng thì kiếm ăn xung quanh chúng. |
![]() |
Tê giác một sừng là loài quý hiếm, được liệt vào sách đỏ cần bảo vệ khẩn cấp. |
![]() |
Vừa gặm cỏ, con tê giác con còn tranh thủ bú mẹ của nó trong khi phía xa xa là vài cặp tê giác khác cũng đang kiếm ăn. |
Tê giác Ấn Độ hay tê giác một sừng lớn có tên khoa học là Rhinoceros unicornis, sống ở vùng đồi thấp dưới chân dãy núi Himalaya thuộc Nepal và Ấn Độ.
Đặc điểm nhận dạng loài này là chỉ có một sừng, chiều dài khoảng 3,6m; trên cơ thể có nhiều mảng da gồ ghề nối ghép nhau trông như “thảm đinh tán”.
Tê giác Ấn Độ có số lượng cá thể lớn nhất trong 5 loài tê giác còn tồn tại trên Trái đất, với khoảng 2.850 con trên toàn thế giới.