Khỏa thân vào vũ trụ, con người có thể bị "nướng chín"?
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Trên Trái Đất chúng ta sống một cuộc sống khá ấm cúng nhờ vào bầu khí quyển bảo vệ. Chính nó che chở chúng ta khỏi các tia UV có hại từ Mặt Trời. Ngoài ra, nó cũng điều hoà nhiệt độ và duy trì một áp suất thích hợp.
Tuy nhiên, ở trong vũ trụ bao la, không có lớp khí quyển, nếu không được bảo vệ bằng lớp quần áo chuyên dụng, chúng ta sẽ phải đối mặt với rất nhiều sự nguy hiểm, nhiều kẻ thù chờ sẵn để tấn công. Hai mối nguy hiểm nghiêm trọng nhất khi tiếp xúc với không gian đó là thiếu khí oxy và hiện tượng Ebullism.
Ebullism là sự hình thành của bong bóng trong dịch cơ thể do giảm áp suất môi trường xung quanh. Áp suất trong chân không của không gian quá thấp nên nhiệt độ sôi của chất lỏng trong cơ thể giảm xuống tương đương nhiệt độ thân nhiệt bình thường khoảng 37 độ C.
Khi xuất hiện bong bóng khí của chất lỏng trong cơ thể sẽ khiến bạn bị sưng phồng lên, có khi gấp hai lần kích thước bình thường. Tuy nhiên, bạn không thể phát nổ do da người có khả năng co giãn rất tốt. Với tình trạng không trọng lực ngoài vũ trụ, máu không di chuyển nữa, sự lưu thông máu đi khắp cơ thể sẽ bị cản trở, gây nhiều đau đớn.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Việc thiếu oxy diễn ra trầm trọng hơn. Chỉ sau khoảng 15 giây, toàn bộ lượng oxy trong cơ thể bạn sẽ tiêu tan, bạn sẽ mất hết ý thức. Có người cho rằng ra ngoài không gian vẫn có thể giữ được hơi thở trong vài phút. Tuy nhiên, thật sai lầm! Do không có trọng lượng, nếu cố giữ nhịp thở trong không gian mà không có bộ đồ chuyên dụng, có thể bạn sẽ bị vỡ phổi.
Hơn nữa, sau khi mất hết ý thức, chỉ vài phút bạn có thể bị chết. Nếu may mắn thoát chết, bạn cũng sẽ chịu hậu quả khôn lường. Tất cả những tia UV độc hại từ Mặt Trời sẽ khiến bạn bị cháy da một cách khủng khiếp, thậm chí có thể bị "nướng chín".
Ngoài ra, tia UV và những photon năng lượng cao khác như tia X hay Gamma sẽ làm tổn hại đến cấu trúc DNA của bạn. Điều này, sẽ dẫn đến tình trạng đột biến, gây ra bệnh ung thư.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ I Fucking Love Science (IFLS). Trang tin tức về khoa học, do sinh viên người Anh tên Elise Andrew thành lập vào năm 2012.